Duy trì nghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt và hoạt động; mở rộng dân chủ, tăng cờng kỷ luật, nâng cao chất lợng

Một phần của tài liệu Nâng cao tính chiến đấu trong tự phê bình và phê bình của các chi bộ học viên đào tạo cán bộ chính trị cấp quân đội ở Học viện chính trị quân sự hiện nay (Trang 75 - 82)

b, Một số kinh nghiệm nâng cao tính chiến đấu trong tự phê bình và phê bình của các chi bộ học viên đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội.

2.2.2. Duy trì nghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt và hoạt động; mở rộng dân chủ, tăng cờng kỷ luật, nâng cao chất lợng

hoạt và hoạt động; mở rộng dân chủ, tăng cờng kỷ luật, nâng cao chất lợng sinh hoạt cấp uỷ và chi bộ

TPB và PB là một chế độ qui định, một nội dung quan trọng trong sinh hoạt đảng, có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại của một đảng cách mạng, là một biện pháp hữu hiệu để giáo dục, rèn luyện đảng viên nhằm phát huy u điểm, giúp nhau khắc phục thiếu sót, khuyết điểm để tiến bộ trởng thành. Các cấp ủy, chi bộ phải nhận thức sâu sắc, đồng thời lãnh đạo, tổ chức duy trì có chất lợng sinh hoạt TPB và PB. Trong hoạt động TPB và PB phải trung thực, thẳng thắn, chân thành “tự phê bình mình trớc, phê bình ngời sau”, phải thật khéo léo, khai thác triệt để đặc điểm tâm lý từng ngời, phải đợc tiến hành trong tổ chức và có tổ chức, nghiêm cấm lợi dụng TPB và PB trong sinh hoạt để đả kích, vu khống, tâng bốc nhau. Qua TPB và PB phải xây dựng đợc tinh thần đoàn kết thống nhất cao trên cơ sở góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của chi bộ, đơn vị, tình đồng đội. đồng chí đợc củng cố và tăng cờng.

Mở rộng dân chủ và nâng cao tính chiến đấu trong TPB và PB có mối quan hệ biện chứng với nhau. Tính chiến đấu trong TPB và PB phụ thuộc đáng kể vào mức độ dân chủ trong chi bộ, đợc thể hiện trong sinh hoạt của chi bộ và các vấn đề đợc đa ra thảo luận, việc chuẩn bị các vấn đề đó đến mức độ nào, không khí thảo luận có tự do, thiết thực không, những ý kiến đánh giá đề xuất của đảng viên có cụ thể, hữu ích không. Nếu sinh hoạt của chi bộ đợc tổ chức chu đáo, chặt chẽ và mọi vấn đề đợc đa ra bàn bạc trao đổi thảo luận một cách công khai thẳng thắn với tinh thần trách nhiệm cao, mọi đảng viên đợc quyền phát biểu hết ý kiến, tâm t nguyện vọng của mình trớc chi bộ vì lợi ích chung, các ý kiến đợc

tổ chức đảng tôn trọng, tổng hợp, xem xét trớc khi đa ra quyết định thì mức độ dân chủ của chi bộ càng đợc mở rộng, phát huy, và nh vậy tính chiến đấu trong TPB và PB ngày càng đợc nâng cao.

Thông qua thực hiện dân chủ ở chi bộ làm cho đảng viên nhận thức rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong xây dựng chi bộ, xây dựng đơn vị. các hoạt động tăng cờng dân chủ ở các chi bộ học viên đều phải nhằm mục đích từng bớc nâng cao trình độ kiến thức, trình độ lý luận, năng lực hoạt động thực tiễn, tính chủ động tích cực tự giác và sáng tạo của mọi đảng viên hớng vào hoàn thành thắng lợi mục tiêu yêu cầu đào tạo.

Cũng cần phải nhận thức rằng thực hiện tốt dân chủ ở chi bộ là để nâng cao đợc tính chiến đấu trong trong sinh hoạt, càng mở rộng đợc dân chủ, càng phải giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ. Nhng dân chủ phải có kỷ luật, kỷ c- ơng, dân chủ phải có tổ chức, có sự lãnh đạo, mọi đảng viên phải nói và làm theo nghị quyết. Chống dân chủ hình thức, vô tổ chức, đặt ngoài sự lãnh đạo của tổ chức, bởi lẽ dân chủ là điều kiện, là tiền đề của tập trung, cũng nh tập trung là cơ sở, cái bảo đảm cho dân chủ đợc thực hiện có hiệu quả. Đó là hai mặt thống nhất biện chứng trong nguyên tắc tập trung dân chủ. Tuyệt đối hóa mặt nào trong nguyên tắc đều có hại cho sự lãnh đạo của Đảng.

- Mọi hoạt động của Đảng diễn ra ở chi bộ, trong đó có hoạt động TPB và PB. Sinh hoạt chi bộ là biểu hiện sức sống của Đảng, và thể hiện sự lãnh đạo của tổ chức đảng đối với đơn vị. Mọi hoạt động của chi bộ nhằm bảo đảm cho đờng lối chính sách của Đảng đợc quán triệt và thực hiện một cách có hiệu quả, qua đó góp phần bổ xung, hoàn chỉnh đờng lối của Đảng. Để làm tròn và phát huy vai trò to lớn đó, chi bộ phải luôn đợc xây dựng trong sạch vững mạnh, trong đó nâng cao chất lợng và tính chiến đấu trong sinh hoạt là trực tiếp góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của chi bộ, làm cho chi bộ luôn trong sạch vững mạnh. Chi bộ phải duy trì các hình thức sinh hoạt có nề nếp và đúng nguyên tắc trong mọi điều kiện, đặc biệt là chế độ TPB và PB. Sinh hoạt chi bộ

phải là nơi để tổ chức đảng và mỗi đảng viên thực hiện đúng chức năng lãnh đạo, giáo dục, chiến đấu của mình, có duy trì sinh hoạt mới bảo đảm cho nghị quyết lãnh đạo đúng. Hơn nữa đề ra đợc nghị quyết mới chỉ là một khâu trong qui trình lãnh đạo, điều quan trọng hơn là lãnh đạo tổ chức thực hiện nghị quyết đó nh thế nào. Đó là sự cụ thể hóa nghị quyết thành chơng trình hành động, là sự phân công theo dõi giúp đỡ kiểm tra việc thực hiện. Tất cả những công việc này đều phải đợc thực hiện thông qua sinh hoạt Đảng. Nâng cao chất lợng sinh hoạt của chi ủy, chi bộ là khâu rất quan trọng trong xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh. Đảng ta coi “ Củng cố chi bộ, thờng xuyên giữ vững chế độ và nâng cao chất lợng sinh hoạt chi bộ là khâu trung tâm của công tác củng cố tổ chức cơ sở đảng”[14,131].

Thực tiễn trong thời gian qua các chi bộ học viên đã thực sự là trung tâm đoàn kết, qui tụ sức mạnh của cán bộ, đảng viên, học viên trong đơn vị. Trong những năm qua, quán triệt Nghị quyết Trung ơng 5 khóa VIII, Nghị quyết Trung ơng 6 (lần2) khóa VIII, kết luận của Hội nghị Trung ơng lần thứ 4 (khóa IX), Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quân đội lần thứ VII, VIII và Nghị quyết Đảng bộ HVCTQS lần thứ XII, XIII, vấn đề sinh hoạt của các chi bộ học viên đã đợc chú trọng và có đổi mới. Nhng nhìn chung sự tiến bộ mới chỉ dừng lại ở việc đa sinh hoạt đi vào nề nếp, thờng xuyên, còn chất lợng sinh hoạt vẫn cha cao, nhất là trong đấu tranh TPB và PB. Trong một số lần sinh hoạt các ý kiến phát biểu còn ít và nội dung lại tản mạn, cha làm sáng tỏ đợc cơ sở xác định chỉ tiêu thực hiện và các biện pháp lãnh đạo sát đúng. Vì thế hội nghị thờng nhanh chóng, dễ tán thành, nhất trí biểu quyết thông qua dự thảo báo cáo của cấp ủy và bí th. Trong sinh hoạt TPB và PB, kiểm tra và bình xét phân loại chất lợng đảng viên, tính chiến đấu cha cao, cha đấu tranh làm rõ đ- ợc u điểm, khuyết điểm của cá nhân và tổ chức, thờng có biểu hiện khen nhiều, chê ít, góp ý chung chung. Không ít trờng hợp né tránh khuyết điểm, giải thích biện bạch, lòng vòng, đổ lỗi cho khách quan. Có trờng hợp khi đợc góp ý thì

chấp nhận nhng không sửa chữa. Kết lại, hạn chế là điều khó tránh nên ngời góp ý và ngời đợc góp ý đều “thoải mái, vui vẻ”, chính vì vậy đã ảnh hởng rất lớn đến tính chiến đấu trong TPB và PB . Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Học viện đã đánh giá “ Chất lợng sinh hoạt đảng ở một số tổ chức đảng, nhất là chi bộ còn nhiều hạn chế, thiếu sâu sát trong chỉ đạo, kiểm tra tổ chức thực hiện, tinh thần đấu tranh TPB và PB cha cao. ” [12,59].

Vì vậy, để duy trì nghiêm túc chế độ TPB và PB, mở rộng dân chủ, nâng cao chất lợng sinh hoạt của chi ủy, chi bộ học viên đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội cần tập trung một số biện pháp cơ bản sau:

Một là, thờng xuyên giáo dục cho cán bộ đảng viên có nhận thức đúng

đắn, ý thức trách nhiệm cao trong việc duy trì thực hiện các nề nếp, chế độ qui định về sinh hoạt của chi bộ, cả về nội dung, hình thức, biện pháp, sự cần thiết phải sinh hoạt, đặc biệt là sinh hoạt TPB và PB để mọi ngời thống nhất về t tởng và hành động, khắc phục mọi biểu hiện qua loa đại khái không dám đấu tranh, sợ phê bình. Trớc mắt cần tập trung nghiên cứu nắm chắc các kế hoạch của cấp trên, kế hoạch sinh hoạt chính trị TPB và PB theo tinh thần Nghị quyết Trung ơng sáu (lần 2) khóa VIII, Nghị quyết của Đảng ủy Học viện và nghị quyết của đảng ủy hệ, tiểu đoàn. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch sinh hoạt chính trị của chi bộ mình. Cần xác định rõ trong kế hoạch nục đích, yêu cầu, nội dung, hình thức, ph- ơng pháp tiến hành, trách nhiệm của lãnh đạo chỉ huy các cấp và các bớc tổ chức thực hiện một cách cụ thể. Quán triệt rộng rãi kế hoạch sinh hoạt chính trị cho chi bộ và đơn vị để mọi đảng viên và quần chúng nắm đợc, tạo điều kiện cho đảng viên và quần chúng có thời gian chuẩn bị, kiểm tra, giám sát và đóng góp ý kiến phê bình tổ chức và cán bộ đảng viên.

Hai là, Cấp uỷ, bí th, chuẩn bị chu đáo mọi mặt điều khiển sinh hoạt Đảng

đúng nguyên tắc, phát huy trí tuệ tập thể trong sinh hoạt.

Chuẩn bị chu đáo mọi mặt là nội dung rất quan trọng để phát huy đợc tính chiến đấu của mỗi cán bộ đảng viên trong sinh hoạt chi bộ. Cấp ủy, bí th cần

nghiên cứu, quán triệt nghiêm túc kế hoạch làm việc của cấp trên cụ thể hóa thành kế hoạch, nội dung sinh hoạt của chi bộ mình, xác định chính xác những vấn đề cần tập trung sinh hoạt để chi bộ phê bình, góp ý cho phù hợp với yêu cầu. Phải làm tốt việc thu thập, xử lý thông tin về tình hình u điểm, khuyết điểm của chi bộ cũng nh của mỗi cán bộ đảng viên và tình hình có liên quan. Đây là b- ớc rất quan trọng để quyết định hớng TPB và PB vào nội dung gì. Thông tin từ nhiều ngời qua nhiều nguồn tin khác nhau cần phải phân tích, rút ra những kết luận chính xác về nguyên nhân, thuận lợi, khó khăn, hớng khắc phục, tránh làm qua loa đại khái. Đối với nội dung sinh hoạt chính trị, sinh hoạt học tập hay sinh hoạt TPB và PB, cấp ủy, bí th phải chỉ đạo làm tốt việc soạn thảo văn bản, tự kiểm điểm của cá nhân và tự phê bình của cấp ủy theo cơng vị chức trách để trong sinh hoạt chi bộ đánh giá chính xác u, khuyết điểm. Việc chuẩn bị kiểm điểm của cá nhân hay của cấp ủy, chi bộ phải bám sát nhiệm vụ đợc phân công trên cơng vị chức trách đợc đảm nhiệm để hội nghị đánh giá chính xác rõ ràng những u điểm, khuyết điểm, trách nhiệm của cá nhân và tổ chức. Trên cơ sở chuẩn bị chu đáo những nội dung cần thiết, hội nghị chi ủy thảo luận, lựa chọn những nội dung sinh hoạt có thể giải quyết đợc phù hợp với khả năng và điều kiện thực tiễn của chi bộ, chú trọng bàn bạc kỹ và dự kiến phơng án giải quyết những vấn đề trọng tâm. Trớc khi sinh hoạt chi bộ phải thông báo trớc về thời gian, địa điểm, chơng trình, nội dung sinh hoạt cho các tổ đảng và đảng viên chuẩn bị ý kiến.

Ba là, Mở rộng dân chủ trong sinh hoạt chi bộ, động viên mọi cán bộ

đảng viên tự giác tích cực mạnh dạn đấu tranh với những biểu hiện sai trái.

Quá trình tổ chức hội nghị, ngời điều hành phải biết nêu vấn đề có tính gợi mở nhằm động viên, khích lệ các đảng viên dự họp tập trung thảo luận, tranh luận sôi nổi, thẳng thắn. Phải thực sự đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao trách nhiệm, tính tự giác của đảng viên, phát huy dân chủ và tập thể bàn bạc, thảo luận, quyết định, giữ vững kỷ luật và tính chất sinh hoạt Đảng. Khi có ý

kiến khác nhau phải thảo luận kỹ, đối với những vấn đề quan trọng phải biểu quyết. Khi cần, phải điều tra, khảo sát, làm thí điểm rồi mới kết luận.

Tính chiến đấu trong TPB và PB chỉ thực sự đợc phát huy khi gắn với chế độ dân chủ thực sự và tính sáng tạo trong nội bộ cấp ủy và chi bộ, phát huy cao độ trách nhiệm của mỗi thành viên trong tổ chức. Mở rộng dân chủ trong sinh hoạt là nhằm khơi dậy trí tuệ của mọi cán bộ đảng viên, tạo không khí cởi mở chân thành, tạo điều kiện cho mọi ngời phát huy đợc tính chủ động, mạnh dạn góp ý phê bình lẫn nhau một cách thẳng thắn, mang tính xây dựng cao, giúp nhau cùng tiến bộ. Thực tiễn những năm vừa qua, việc phát huy dân chủ trong các chi bộ, đơn vị học viên luôn đợc Đảng ủy Học viện quan tâm và đã có bớc tiến mới, xây dựng đợc bầu không khí cởi mở chân thành, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau. Các thành viên trong đơn vị đã mạnh dạn thẳng thắn chỉ ra u khuyết điểm của bản thân và đồng chí mình và đã thực sự lắng nghe tiếp thu ý kiến của nhau. Nhờ vậy mà trong chi bộ, đơn vị luôn có sự thống nhất về t tởng và hành động, tạo ra sự nhất trí cao, chi bộ thực sự là hạt nhân lãnh đạo chính trị, là trung tâm đoàn kết ở đơn vị.

Tuy nhiên so với yêu cầu nâng cao tính chiến đấu trong sinh hoạt thì việc mở rộng dân chủ ở các chi bộ học viên vẫn còn có những hạn chế nhất định. Có đảng viên hiểu về dân chủ còn sai lệch, cha đúng, dẫn đến việc phê bình đóng góp ý kiến cha đúng lúc, đúng chỗ, đúng ngời đúng việc, hoặc ý kiến chung chung theo kiểu cứ phát biểu cho xong nhiệm vụ. Cơ sở pháp lý cần thiết cho việc thực hiện quyền dân chủ của đảng viên cha đợc bảo đảm. Vì vậy để phát huy dân chủ, nâng cao tính chiến đấu trong TPB và PB của cán bộ đảng viên ở các chi bộ học viên, cần thực hiện tốt những vấn đề sau;

- Cấp ủy, bí th cần phải xây dựng qui chế làm việc của chi ủy, chi bộ một cách khoa học, xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn và các mối quan hệ của cấp ủy, bí th, phó bí th, các chế độ công tác của chi bộ nh; chế độ học tập, sinh hoạt chính trị, chế độ cung cấp thông tin, chế độ tổ chức thực hiện và kiểm tra, chế độ

TPB và PB ... Cần công khai hóa các chế độ làm việc của chi bộ và những nội dung có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của đảng viên. Trên cơ sở những qui định đã đợc xây dựng để nhận xét đánh giá việc học tập tu dỡng, rèn luyện của đảng viên, cấp ủy, bí th cần chú trọng đổi mới hình thức và phơng pháp đánh giá. Hàng tuần, hàng tháng, hoặc sau mỗi đợt thực hiện nhiệm vụ, cấp ủy đều phải nhận xét, đánh giá cụ thể đối với từng đảng viên công khai trớc chi bộ. Những đơn th tố cáo khiếu nại và ý kiến phê bình của đảng viên cần phải đợc quan tâm giải quyết đúng nguyên tắc thủ tục theo hớng dẫn của trên và cơ quan chức năng. Cần triệt để đề phòng và khắc phục hiện tợng bao che, nơng nhẹ khi xử lý khuyết điểm gây d luận không tốt trong đơn vị.

- Cùng với thực hiện tốt dân chủ ở chi bộ, cần thờng xuyên nâng cao ý thức, trách nhiệm, trình độ năng lực thực hành dân chủ cho từng cấp ủy viên, từng đảng viên đối với công tác xây dựng chi bộ, đơn vị, xây dựng thành nếp sống, thói quen tôn trọng dân chủ. Khắc phục tình trạng bàng quan, thiếu trách nhiệm, chống các hành vi tự do cá nhân, quá khích, hoặc thờ ơ về chính trị, muốn thoát ra khỏi sự lãnh đạo của chi bộ, sự quản lý của đơn vị, hoặc vì lợi ích cá nhân mà không dám đấu tranh ủng hộ cái đúng, bảo vệ lẽ phải, lên án cái sai, an

Một phần của tài liệu Nâng cao tính chiến đấu trong tự phê bình và phê bình của các chi bộ học viên đào tạo cán bộ chính trị cấp quân đội ở Học viện chính trị quân sự hiện nay (Trang 75 - 82)