Chương IX :HỆ THẦN KINH

Một phần của tài liệu Mô tế bào (Trang 42 - 47)

II Các tuyến nội tiế t: (Học kỹ cấu tạo phù hợp chức năng, vẽ sơ đồ) 1 Tuyến yên :

Chương IX :HỆ THẦN KINH

Cấu tạo tế bào thần kinh(NEURON)

- Mô thần kinh gồm 2 loại tế bào: Tế bào thần kinh chính thức (neuron) và tế bào thần kinh đệm (neuronglia).

- Tế bào thần kinh đệm nằm xen kẽ giữa các neuron. Chúng có khả năng sinh sản nhanh. Không có vai trò dẫn truyền xung thần kinh mà chỉ có tác dụng trong việc hỗ trợ, dinh dưỡng, nâng đỡ và bảo vệ các neuron.

- Neuron là đơn vị cấu trúc và chức năng của hệ thần kinh. Đó là những tế bào có cấu tạo đặc trưng, thích ứng với chức năng tiếp nhận, xử lý và dẫn truyền xung động thần kinh.

- Theo hình thái, người ta phân neuron làm 3 loại: Neuron đơn cực, neuron lưỡng cực, neuron đa cực.

- Theo chức năng, phân neuron làm 3 loại: neuron cảm giác (hướng tâm), neuron trung gian (liên hợp), neuron vận động (ly tâm).

Hình 2.2: Phân loại neuron 1. CẤU TẠO NEURON

- Cấu tạo của neuron rất đa dạng. Tuy vậy neuron nào cũng có 3 phần chính: Thân neuron, các nhánh neuron (gồm sợi trục và sợi nhánh), đầu tận cùng thần kinh.

1.1 Thân neuron

- Kích thước: từ 4 - 6 µm (vd: tế bào lớp hạt của tiểu não) cho đến 130 µm (tế bào Betz ở vỏ bán cầu đại não).

- Hình dạng: Hình cầu, bầu dục, tháp... - Cấu tạo chủ yếu gồm:

Nhân tế bào:

- Hình cầu, nằm ở tâm hoặc lệch tâm. - Chất nhiễm sắc ít nhuộm màu. - Có một vài hạt nhân khá lớn.

Tế bào chất:

- Có đầy đủ các bào quan phổ biến của tế bào.

- Đặc biệt có các thể Nissl là vùng màu xám, giàu lưới nội chất nhám, nhiều ribosome tự do và polysome, có chức năng tổng hợp protein.

Bộ xương neuron:

- Là mạng lưới gồm các tơ thần kinh, vi sợi, vi ống.

- Chức năng duy trì hình dáng neuron và vận chuyển các chất trong neuron.

Hình 2.3: Cấu tạo của neuron 1.2 Các nhánh neuron

1.2.1 Sợi nhánh (đuôi gai, dendrite)

- Sợi nhánh phân nhánh phong phú, có kích thước nhỏ, chiều dài không quá 1 mm.

- Vùng gốc sợi nhánh có ít thể Nissl.

- Hầu hết neuron có nhiều sợi nhánh, một số chỉ có một sợi nhánh hoặc không có sợi nhánh.

1.2.2 Sợi trục (axon)

- Thường là nhánh neuron dài nhất, chỉ có một sợi trên mỗi neuron, có thể chia thành một số nhánh bên chạy song song cùng chiều hoặc ngược chiều.

- Sợi trục dẫn truyền xung thần kinh từ thân neuron sang tế bào khác.

- Đường kính sợi trục từ 0,2 - 20 µm. Đường kính càng lớn, dẫn truyền càng nhanh.

- Bao quanh các sợi trục của hệ thần kinh ngoại biên là các tế bào Schwann.

Sợi trục không myelin:

- Sợi trục neuron chỉ ấn lõm bào tương của tế bào Schwann. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mỗi tế bào Schwann có thể bao bọc một hoặc một số nhánh neuron.

Sợi trục có myelin:

- Bao myelin được hình thành do sự cuộn chặt nhiều lần của màng tế bào Schwann hoặc tế bào ít nhánh quanh sợi trục.

- Mỗi tế bào Schwann chỉ tạo bao myelin cho một đoạn sợi trục gọi là quãng Ranvier.

- Nơi không có bao myelin - cũng là nơi tiếp xúc giữa hai tế bào Schwann - gọi là eo Ranvier. Tại eo này, sợi trục có thể trao đổi trực tiếp với môi trường xung quanh tạo nên phương thức dẫn truyền nhảy bậc.

1.3 Đầu tận cùng thần kinh

- Đầu tận cùng của sợi trục chia thành nhiều nhánh.

- Tận cùng các nhánh là các cúc tận cùng, trong có chứa nhiều bọc nhỏ chứa các chất môi giới (chất hóa học trung gian, chất dẫn truyền thần kinh).

1.4 Synapse (khớp thần kinh)

- Là nơi tiếp xúc của hai tế bào thần kinh hoặc giữa tế bào thần kinh với tế bào đích (tế bào cơ, tế bào tuyến).

- Synapse có cấu trúc đặc biệt để dẫn truyền xung thần kinh theo một chiều.

1.4.1 Phân loại synapse

- Có nhiều cách phân loại synapse.

Theo chỗ tiếp xúc: Synapse trục-nhánh, synapse trục-thân, synapse trục-

trục...

Theo chức năng: Synapse hưng phấn, synapse ức chế.

Theo cơ chế dẫn truyền: Synapse hóa, synapse điện, synapse hỗn hợp.

Theo loại tế bào tạo synapse: Synapse neuron-neuron, synapse neuron-cơ,

synapse neuron-tuyến.

1.4.2 Cấu tạo synapse

- Gồm 3 phần:

Tiền synapse:

- Thường là cúc tận cùng sợi trục. Trong tiền synapse hóa có các túi synapse chứa các chất môi giới như dopamin, acetylcholin, adrenalin...

Hậu synapse:

- Là cúc tận cùng sợi nhánh, thân sợi nhánh, thân sợi trục, thân neuron hoặc tế bào đích. Trên màng hậu synapse hóa có các thụ thể đặc hiệu với các chất môi giới của tiền synapse.

Khe synapse:

- Là một khe hẹp nằm giữa tiền synapse và hậu synapse.

- Ở synapse hóa, khe synapse rộng khoảng 30 nm; còn ở synapse điện là khoảng 4 nm.

Hình 2.4: Cấu tạo của synapse hóa

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Mô tế bào (Trang 42 - 47)