Hệ thần kinh thực vật

Một phần của tài liệu Mô tế bào (Trang 63 - 64)

- Vùng phát âm (vùng Broca):

3.2Hệ thần kinh thực vật

- Hệ thần kinh thực vật chủ yếu liên quan đến việc duy trì các chức năng tự động của các tạng, tuyến, mạch máu, quá trình trao đổi chất và các hoạt động ngoài ý muốn.

- Gọi là thần kinh tự chủ nhưng hệ này vẫn chịu sự kiểm soát của não bộ, đặc biệt là vùng dưới đồi và một số hormone của tuyến nội tiết, chẳng hạn như Thyroxin của tuyến giáp làm tăng cường hoạt động của hệ giao cảm.

- Hệ thần kinh thực vật gồm 2 phần: hệ giao cảm và hệ phó giao cảm. Hai hệ này sử dụng các chất dẫn truyền thần kinh khác nhau, hoạt động theo nguyên tắc đối lập trên cùng một cơ quan đích.

- Hệ giao cảm và phó giao cảm có trung khu thần kinh nằm ở não bộ và tủy sống, nơi phát ra các dây giao cảm và phó giao cảm.

H

Phương thức vận động của hệ thần kinh Phương thức vận động của hệ thần kinh thực vật Hệ giao cảm Hệ phó giao cảm Mức độ ý thức Chủ động Không chủ động Không chủ động Số neuron tham gia vào một sợi thần kinh vận động

Một Hai (sợi trước

hạch ngắn hơn sợi sau hạch)

Hai (sợi trước hạch dài hơn sợi sau hạch)

Vị trí của sợi vận động

Trong tất cả các dây thần kinh tủy và hầu hết các dây thần kinh sọ Trong các dây thần kinh tủy Trong các dây thần kinh sọ và các dây thần kinh tủy cùng Chất dẫn truyền thần kinh

Acetylcholin Norepinephrine Acetylcholin

Tác quan Cơ vân Cơ trơn, cơ tim và tuyến

Cơ trơn, cơ tim và tuyến

Bảng 2.1: So sánh cách thức vận động của hệ thần kinh động vật và hệ thần kinh thực vật

Một phần của tài liệu Mô tế bào (Trang 63 - 64)