Tại khu vực Châu Âu

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược xúc tiến cho sản phẩm sữa lên men Betagen của công ty TNHH Campina Việt Nam..pdf (Trang 31)

I. Lịch sử hình thành và phát triển của Campina thế giới

3. Hoạt động kinh doanh của FrieslandCampina

3.1.1 Tại khu vực Châu Âu

- Campina là nhãn hiệu sữa số 1 Hà Lan (theo bình chọn của tạp chí Food Magazine của Hà Lan năm 2004-2005-2006).

- Là một trong những công ty sữa hàng đầu tại Châu Âu và là một trong những công ty sữa lớn nhất thế giới. Campina đã có mặt tại hơn 130 quốc gia trên thế giới: Châu Âu, Châu Á , Châu Mỹ, Trung Đông, Châu Phi.

- Tất cả những sản phẩm của Campina đều đạt tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng. Campina cam kết bảo đảm chất lượng tốt nhất cho người tiêu dùng.

- Campina có những nhãn hiệu nổi tiếng được người tiêu dùng trên khắp thế giới biết đến và đánh giá cao như: Campina, Mona, Landliebe, Fruttis, Yogho!Yogho! Yazoo …

- Doanh thu: 3,9 tỉ Eur

- Số nhân viên : 7.099 nhân viên

- Trụ sở chính : Zaltbommel (Hà Lan)

- Số lượng nhà máy : 35 (Hà Lan, Đức, Bỉ, Ba Lan, Rumani, Nga, Pháp, Mỹ)

(Theo số liệu báo cáo năm 2004 của Campina)

3.1.2 Tại khu vực Châu Á:

- Tại Châu Á, Campina đã có mặt tại Nhật, Trung Quốc, Hong Kong, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam

- Tiếp theo Thái Lan, Việt Nam là thị trường được Campina đánh giá cao về tiềm năng tiêu thụ sữa ( 600triệu lít/năm).

- Campina - tập đoàn sữa lớn nhất châu Âu của Hà Lan mang tới Việt Nam những

hiểu biết và kinh nghiệm marketing cùng với những sản phẩm sữa mới mẻ, phù hợp với nhu cầu của người Việt Nam.

II.Campina Việt Nam:

1. Sự hình thành, phát triển Campina Việt Nam: 1.1Quá trình hợp tác với Vinamilk: 1.1Quá trình hợp tác với Vinamilk:

- 28/2/2005 Công ty liên doanh Campina Việt Nam được thành lập.

- Công ty liên doanh Campina - một Công ty hàng đầu về các sản phẩm sữa tại Hà Lan và cũng là một trong 5 Công ty sữa lớn nhất tại Châu Âu đã hợp tác với Công ty sữa Vinamilk Việt Nam cùng đưa ra thị trường sản phẩm sữa tiệt trùng đầu tiên của Campina.

- 20/7/2005 chính thức ra mắt 2 sản phẩm đầu tiên: sữa chua Yogood và sữa UHT Campina tại Việt Nam

- Công ty hiện có hơn 8,900 cửa hàng bán lẻ tại 11 tỉnh thành Việt Nam (80% kênh bán hàng truyền thống như: chợ, các cửa hàng bán lẻ. 20% kênh bán hàng hiện đại: các siêu thị, Metro)

- Tháng 11/2007, UBND TP.HCM có quyết định tăng vốn đầu tư cho Công ty

TNHH Campina VN từ 4 triệu USD lên 14 triệu USD. Việc tăng vốn của công ty được thực hiện sau khi liên doanh giữa Campina với Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) chấm dứt vào tháng 7-2007 (trong đó Vinamilk bán hết phần vốn góp của mình trong liên doanh cho Campina).

1.2Sự phân chia thị trƣờng với Dutch Lady:

- Dutch Lady là một nhãn hiệu nổi tiếng của Friesland, khi Friesland sáp nhập với Campina, ngoại trừ Hà Lan và khu vực Châu Âu ra, thì tại các thị trường khác, cái tên FrieslandCampina vẫn còn là một cái tên xa lạ.

- Rõ ràng khách hàng họ biết tới Dutch Lady, họ biết tới Friesland, họ biết tới Campina, nhưng hầu như họ còn xa lạ với cái tên FrieslandCampina.

- Tại thị trường Việt Nam, Friesland có lợi thế hơn hẳn so với Campina vì là người đi trước, và nhãn hiệu Dutch Lady được định vị là dành cho đại đa số người tiêu dùng. Trong khi Campina, lúc đó chưa sáp nhập với Friesland thì lại nổi tiếng là

một công ty chuyên về các sản phẩm sữa lên men. Tất nhiên, trong danh mục sản phẩm của họ cũng có các sản phẩm sữa nước, và sữa bột, nhưng thế mạnh của Campina là các sản phẩm sữa lên men và sữa loại 1 lít.

- Do một số nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan, nhãn hiệu Campina chưa

thật sự thành công tại Việt Nam, nếu không muốn nói là những năm đầu tại Việt Nam, họ hoàn toàn thất bại về mặt nhận biết thương hiệu đối với người tiêu dùng và doanh thu.

- Tuy nhiên, mặc dù cả khi Friesland và Campina sáp nhập lại thành tập đoàn FrieslandCampina thì chiến lược của công ty vẫn không muốn định vị lại thương hiệu này, hay ít nhất họ vẫn để các nhãn hiệu của mình hoạt động độc lập với nhau.

- Tại thị trường Việt Nam, hiếm có người tiêu dùng nào biết Dutch Lady và Campina, Betagen là cùng một công ty, tuy nhiên, theo định hướng phátt riển từ tổng công ty, thì tại thị trường Việt Nam, Dutch Lady sẽ nhường lại thị phần sữa lên men lại cho Campina. Dutch Lady sẽ hạn chế lại các sản phẩm sữa lên men của mình (Yomost) để nhường thị phần phát triển đó lại cho Campina.

- Campina hiện đang có ba sản phẩm tại thị trường Việt nam : Yipee, Yogood và Betagen. Ba sản phẩm này đều là sữa lên men. Có vẻ như Campina đã tập trung chiến lược vào những lợi thế lâu đời của mình, sắp tới họ sẽ tiếp tục cho ra đời các sản phẩm sữa lên men khác với định hướng tăng dần thị phần của mình lên tại thị trường sữa lên men.

2. Phƣơng châm hoạt động:

2.1 Mục tiêu phát triển:

- Khi mới bước chân vào thị trường Việt Nam, Campina mong muốn sẽ trở thành một nhãn hiệu thân thiết, được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng, các sản phẩm sữa của Campina sẽ trở thành những sản phẩm thông dụng sử dụng hàng ngày đối với người tiêu dùng.

- Campina sở hữu một loại men đặc biệt dùng trong sữa có tác dụng kích thích sự hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp tiêu hóa tốt hơn. Nhưng do hạn chế về mặt sản xuất và phân xưởng, Campina đã kết hợp cùng với Vinamilk, hợp tác với Vinamilk trong việc gia công để tung ra sản phẩm.

- Nhưng một hạn chế của sữa Campina đó là hạn sử dụng. Men LGG là loại men

sống, tốt cho tiêu hóa nhưng điều đó đồng nghĩa với hạn sử dụng của sản phẩm sữa chứa men này chỉ có 40 ngày. Trong khi người Việt Nam có thói quen lưu cữu, và không phải hộ gia đình nào cũng có tủ lạnh để bảo quản. Một phần khác là giá sản phẩm lại cao hơn so với các sản phẩm sữa khác. 4.000đ với 1 hộp sữa dung tích 115ml. Điều đó làm cho dù sữa của Campina có ngon vẫn khó được ưa chuộng và tiêu dùng tại thị trường Việt Nam.

- Campina đã tung ra hàng loạt các chiến lược xúc tiến bàn hàng, giảm giá và khuyến mãi tại siêu thị, tặng sữa cho các trường học, bốc thăm trúng thưởng nhưng vẫn không thể cứu sống được sản phẩm, gần như nhãn hàng này đã bị chết tại Việt Nam, kéo theo một loạt các chi phí phát sinh khác đã khiến cho công ty bị lỗ trong 3 năm liên tục từ 2006 – 2008.

- Từ năm 2009, công ty đã cho dừng sản xuất các sản phẩm sữa nước, đồng thời chú trọng vào các sản phẩm sữa lên men, đánh mạnh vào các sản phẩm này. Ngoài ra công ty đặt mục tiêu là giảm các khoản lỗ đến mức tối thiểu, giảm bớt các chi phí quảng cáo, nhân sự, hoàn chỉnh lại bộ máy điều hành gọn nhẹ, chức năng.

2.2Phƣơng châm hoạt động kinh doanh: 2.2.1 Trách nhiệm pháp lý của Campina

- Là một thành viên của một tổ chức có trách nhiệm với xã hội, Công ty Campina tuân thủ mọi quy định và pháp luật của Việt Nam và mong muốn Ban giám đốc và nhân viên cùng làm việc theo đúng chức năng của mình trong phạm vi cho phép của pháp luật do Chính phủ quy định.

2.2.2 Sứ mạng và các giá trị của Campina:

a) Sứ mạng của Campina:

- Sứ mạng Campina là công cụ hướng dẫn trong các hoạt động hàng ngày của cả Ban giám đốc lẫn nhân viên của Công ty bất kể là ở quốc gia nào. Sứ mạng chính là mục tiêu, hay nói cách khác là nhiệm vụ, được giao bởi Campina. Đồng thời, nhân tố căn bản của Campina xuất phát từ sứ mạng và có chức năng như là một công cụ tạo nên Công ty. Ngoài ra, sứ mạng cũng cung cấp các chỉ dẫn để thiết lập một chuẩn mực đạo đức có thể áp dụng cho mọi người, tất cả nhân viên của Campina.

b) Bốn mũi nhọn của sứ mạng của Campina được định nghĩa như sau:

- Là một doanh nghiệp trong một hợp tác xã:

Cùng nhau đại diện cho lợi ích của các nông dân sản xuất sữa, với tham vọng chính đáng là phát triển và tạo ra lợi nhuận. Mục tiêu của Campina là đạt được điều này trong một môi trường hợp tác xã với trình độ chuyên môn đồng đều, có trách nhiệm lâu dài với thiên nhiên.

- Chuyên nghiệp trong suốt dây chuyền sản xuất bơ sữa:

Công ty Campina luôn cố gắng để luôn tạo ra sự đổi mới trong các sản phẩm từ sữa, các quy trình sản xuất và liên tục cải thiện các thành quả đạt được sự cam kết của Công ty bắt đầu từ con bò sữa cho đến tận người tiêu dùng.

- Lấy ngƣời tiêu dùng làm trung tâm:

Công ty Campina tạo ra mối quan hệ độc nhất vô nhị với người tiêu dùng, sử dụng các sản phẩm và nhãn hiệu của Công ty để thiết lập một mối liên kết giữa bản chất của sữa và nhu cầu tự nhiên của con người đối với các sản phẩm từ sữa.

- Quan tâm đến con ngƣời:

Công ty Campina tạo ra một môi trường trong sạch và hợp tác, trong đó mỗi thành viên có thể phát triển tài năng, nhờ vào các kỹ năng và tham vọng của mình.Công

ty nuôi dưỡng mối quan hệ với các thành viên là nông dân sản xuất sữa và các nhà cung cấp sữa.

Hơn nữa, viễn cảnh đó được hỗ trợ bởi những giá trị góp phần đem lại tầm quan trọng cho nó và kêu gọi sự công nhận. Những giá trị này đã vạch ra đầy đủ môi trường làm việc cho nhân viên Campina, các nguyên tắc của Campina.

2.3Gía trị cốt lõi: - Đáng tin cậy:

Campina xem vai trò của Công ty trong dây chuyền sản xuất bơ sữa một cách rất nghiêm túc. Thái độ đặc trưng của Công ty là trung thực, hành động với một sự tôn trọng sâu sắc và luôn ý thức rằng các sản phẩm bơ sữa đã tạo nên một phần của đời sống hàng ngày của con người.

- Là một doanh nghiệp:

Công ty hoạt động như là một doanh nghiệp. Không sợ phải đi những bước đầu tiên, ra quyết định và cam kết với bản thân để đạt được kết quả.

- Sự cam kết:

Công ty tôn trong những lời hứa và thực hiện những thỏa thuận của Công ty, ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào.

3.Cơ cấu tổ chức, hoạt động: 3.1 Cơ cấu tổ chức: 3.1 Cơ cấu tổ chức: TỔNG GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH BỘ PHẬN SALES GIÁM SÁT BÁN HÀNG KÊNH SIÊU THỊ NHÂN VIÊN IT NHÂN VIÊN PHÁP LÝ KẾ TOÁN TRƢỞNG KẾ TOÁN CÔNG NỢ KẾ TOÁN CHỨNG TỪ GIÁM SÁT NHÂN VIÊN PG PG (65 NGƢỜI) GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT TRỢ LÝ GĐ NHÂN SỰ TIẾP TÂN NHÂN VIÊN LOGISTICS NHÂN VIÊN QUÉT DỌN GIÁM SÁT BÁN HÀNG KV. NHỎ LẺ PG (4 NGƢỜI) GIÁM ĐỐC SALES&MARKETING BỘ PHẬN MARKETING TRỢ LÝ GĐ. MARKETING NHÂN VIÊN EVENT TEAMS QUẢN TRỊ SALES GIÁM SÁT BÀN HÀNG TRỰC TIẾP

3.2Chức năng hoạt động của các phòng ban:

- Công ty TNHH Campina Việt Nam được điều hành bởi hai vị giám đốc người Thái:

Ông Santi Nateprasert: chịu trách nhiệm quản lý và điều hành về mảng Marketing và Sales.

Bà Somwanee Bnanwai: chịu trách nhiệm quản lý về khâu tài chính, nhân sự và logistics.

- Công ty được chia ra làm 4 phòng ban chính :

Phòng Sales và Marketing: dưới sự quản lý trực tiếp của Giám đốc Sales&Marketing. Bộ phận này chịu trách nhiệm về doanh số bán hàng, xúc tiến các hoạt động Marketing hỗ trợ cho việc bán hàng. Giám đốc là người trực tiếp đưa ra các mục tiêu hàng tháng về doanh số, động viên và thúc đẩy các nhân viên của mình hoàn thành mục tiêu. Bên cạnh đó, nếu có sự khó khăn trong việc bán hàng, hay những vấn đề gặp phải trong việc tăng doanh thu, thì sẽ đề ra các chiến lược xúc tiến để đẩy mạnh thương hiệu. Vừa chịu trách nhiệm về mặt xú ctiến thương hiệu, vừa là bộ phận liên hệ với bên ngoài để tạo dựng các mối quan hệ, hình ảnh công ty. Có thể nói đây là bộ phận quan trọng nhất của công ty.

Phòng Kế toán: phụ trách về các hóa đơn chứng từ, các đơn đặt hàng của công ty. Kết toán sổ sách và tính toán các chi phí hoạt động của công ty sao cho tiết kiệm nhất mà vẫn đem lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó phòng kế toán còn có hai nhân viên: một chuyên lo về Luật, thảo các hợp đồng cần thiết, những giấy tờ pháp lý của công ty. Một chuyên lo về IT, kiểm soát hệ thống thông tin và phần mềm riêng của công ty, đảm bảo sự bảo mật tuyệt đối, xây dựng các phầm mềm quản lý, đảm bảo công việc vận hành tốt qua hệ thống điện tử, giảm thiểu các công việc cho nhân viên.

Phòng nhân sự: chịu trách nhiệm trong việc quản lý nhân sự, và các vấn đề hành chính của công ty. Cụ thể là các hoạt động: tuyển nhân sự, tính toán chi phí lương, thuế, các hợp đồng lao động, các hoạt động training cho nhân viên, các công việc hành chánh giấy tờ cho nhân viên, hay cho công ty.

Phòng sản xuất: chịu trách nhiệm trong việc vận chuyển sản phẩm., quản lý kho bãi, hàng tồn kho, cách thức lưu kho..v..v.. Mọi vấn đề liên quan đến sản phẩm, tính toán chi phi vận chuyển và các vấn đề vận chuyển sản phẩm đến đại lý đều do phòng sản xuất chịu trách nhiệm.

4.Hệ thống phân phối: 4.1 Danh mục sản phẩm: 4.1 Danh mục sản phẩm:

- Bắt đầu từ năm 2009, công ty TNHH Campina Việt Nam chỉ đưa vào danh mục

sản phẩm của mình 4 loại sản phẩm.

Sữa chua men sống Betagen:

Đây là loại sữa chua men sống chứa 12 tỉ vi khuẩn Probiotics giúp tạo men tiêu hóa, làm cho việc tiêu hóa trở nên dễ dàng. Đồng thời là thức uống giải khát, có giá trị dinh dưỡng giúp trẻ ăn ngon, hạn chế đi kiết và giúp đẹp da đối với phụ nữ.

Là sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp tại Thái lan, giá bán 16.000đ/ lốc, gồm 4 chai nhỏ, mỗi chai có dung lượng 115ml.

Sữa chua Yogood:

Đây là loại sữa chua chứa loại men đặc biệt LCG, là một loại men được nghiên cứu thành công bởi công ty Campina Hà Lan, có tác dụng tốt đối với tiêu hóa.

Do đặc trưng của loại men này, nên nó chỉ sống được tối đa 40 ngày, đây cũng là một hạn chế của sản phẩm này.

Sản phẩm có giá bán 18.000đ/ lốc, với ba hương vị: có đường, dâu, trái cây.

Sữa chua Yippee Hugo:

Đây là sản phẩm sữa chua được nhập khẩu từ Thái Lan, sữa chua này có thể được sử dụng cho trẻ em dưới 5 tuổi. Một lợi thế cạnh tranh của Yippee so với các sản phẩm sữa chua sản xuất tại Việt Nam khác. Ai cũng biết sữa chua tốt cho hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe, nhưng để tìm một sản phẩm cho trẻ em dưới 5 tuổi thì thật sự khó khăn. Đa số những gia đình trí thức, thu nhập cao, họ đều phải sử dụng loại sữa chua nhập khẩu từ Pháp với giá khá cao 85.00đ/ lốc.

Sữa chua Yippee đã đáp ứng được nhu cầu đó, với giá cả không quá cao 28.000đ/ lốc 4 hũ, gồm các mùi vị: Vani, dâu, mơ, lê.

Sữa chua trái cây Fruttis:

Đây là sản phẩm sữa chua trái cây được nhập khẩu trực tiếp từ Đức. Sản phẩm Fruttis là một sản phẩm khá được ưa chuộng tại thị trường Châu Âu với vị sữa chua béo ngậy, lẫn bên trong là trái cây tươi còn nguyên.

Giá bán 30.000đ/ lốc gồm 4 hũ với cái mùi: cam, dâu rừng, việt quất, đào, chanh dây.

4.2 Hệ thống phân phối khu vực:

- Khi Campina nhận các hóa đơn từ phía khách hàng. Tại Tp.HCM văn phòng chính

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược xúc tiến cho sản phẩm sữa lên men Betagen của công ty TNHH Campina Việt Nam..pdf (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)