Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần thép Việt Tiến

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần thép việt tiến (Trang 34 - 37)

Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty cổ phần thép Việt Tiến

2.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần thép Việt Tiến

Bảng 2.8 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

Đvt: VNĐ

STT CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 2011-2012 % 2012-2013 %

1 Doanh thu thuần 300.642.574.794 357.619.289.513 289.029.799.472 56.976.714.719 18,95% -68.589.490.041 -19,18%

2 Lợi nhuận sau thuế 105.318.894 118.299.684 119.177.210 12.980.790 12,33% 877.526 0,74%

3 Nguyên giá TSCĐ 12.957.371.528 15.465.987.268 15.602.196.713 2.508.615.740 19,36% 136.209.445 0,88% 4 Khấu hao lũy kế 2.313.160.824 3.416.039.728 4.754.601.892 1.102.878.904 47,68% 1.338.562.164 39,18% 5 Vốn cố định bình quân 9.535.188.235 11.620.492.977 11.747.727.285 2.085.304.742 21,87% 127.234.308 1,09%

6 Hiệu suất sử dụng TSCĐ( 1/3) lần 23,2024 23,1230 18,5249 -0,0795 -0,34% -4,5980 -19,89%

7 Hệ số hao mòn TSCĐ( 4/3) lần 0,1785 0,2189 0,3047 0,0424 23,72% 0,0839 37,97%

8 Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định 0,0110 0,0102 0,0101 -0,0009 -7,83% -0,00001 -0,10%

9 Hiệu suất sử dụng vốn cố định 31,5298 30,7749 24,6030 -0,7549 -2,39% -6,1718 -20,05%

10 Hàm lượng vốn cố định( 5/1) lần 0,0317 0,0325 0,0406 0,0008 2,45% 0,0082 25,09%

Hình 2.3 : Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định(1)

Hình 2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định( 2)

Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu vừa tính toán được ta có nhận xét về tình hình sử

dụng vốn cố định của doanh nghiệp như sau:

Đầu tiên là chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định, chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồn vốn cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

Năm 2011: một đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh đem lại 31,5298 đồng doanh thu. Đây là hiệu suất khá cao, chứng tỏ công ty đã vận dụng công suất tương đối hiệu quả.

Năm2012: một đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh đem lại 30,7749 đồng doanh thu giảm 0,7549 đồng( tương ứng với 2,39%) so với năm 2011. Do vốn cố định bình quân năm 2012 tăng 2,085 tỷ đồng( tương ứng tăng 21,87%) trong khi doanh thu chỉ tăng 56,977 tỷ đồng( tương ứng tăng 18,95%), tốc độ tăng doạnh thu thuần nhỏ hơn nhiều so với tốc độ tăng vốn cố định bình quân làm cho hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm. Như vậy năm 2012 công ty đã huy động vốn để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất mở rộng sản xuất nhưng vẫn chưa phát huy hết tác dụng, do đó mà hiệu xuất sử dụng vốn cố định giảm.

Năm 2013: một đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh đem lại 24,6030 đồng doanh thu giảm 6,1718 đồng( tương ứng giảm 20,05%) so với năm 2012. Vốn cố định bình quân tăng lên 1,09% trong khi doanh thu thuần lại giảm 19,18% làm cho hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm đi 20.05%.Cũng như năm 2012, năm 2013 công ty cũng đầu tư vào nhiều xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư sửa chữa và mua mới các thiết bị máy móc phục vụ sản xuất thép tuy nhiên vẫn chưa phát huy hiệu quả.

Như vậy hiệu suất sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần thép Việt Tiến là tốt do khả năng sinh doanh thu của một đồng vốn cố định khá cao, tuy nhiên xu hướng ngày càng giảm. Doanh nghiệp đã khai thác sử dụng tương đối hiệu quả công suất của tài sản dài hạn. Tuy nhiên, với sự đầu tư máy móc thiết bị trong năm 2012, 2013 công ty cần phải nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên của mình hơn nữa để vận dụng công suất máy móc thiết bị. Hàng năm công ty cũng cần phải đầu tư nâng cấp các máy móc thiết bị nhằm nâng cao hơn nữa năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

Tiếp theo là tỷ suất lợi nhuận vốn cố định,đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định,nó phản ảnh tổng hợp hiệu quả sử dụng vốn cố định và trình độ quản lí doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định phản ánh một đồng vốn cố định bình quân khi đưa vào sản xuất thì sinh ra được cho công ty bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này được tính bằng tỷ số giữa lợi nhuận ròng trên tổng số vốn cố định bình quân.Qua bảng phân tích ta thấy mức doanh lợi vốn cố định giảm qua các năm. Năm 2012 giảm 0,0009 đồng so với năm 2011( tức 7,83%), năm 2013 giảm 0,00001 đồng so với năm 2012( tức 0,1%). Nguyên nhân là do mức độ tăng lợi nhuận sau thuế nhỏ hơn mức độ tăng vốn cố định bình quân. Năm 2011, lợi nhuận sau thuế là 0,1053 tỷ đến năm 2012 là 0,1183 tỷ tăng 0,013 tỷ( tương ứng tăng 12,33%) và tiếp tục tăng trong năm 2013 là 0,1191, tăng 0,0009 tỷ đông ( tương ứng tăng 0,74%). Trong khi đó vốn cố định bình quân năm 2011 là 9,535 tỷ đến năm 2012 là 11,620 tỷ tăng lên 2,085 tỷ( tương ứng tăng 21,87%), đến năm 2013 là 11,747 tỷ tăng 0,127 tỷ ( tương ứng tăng 1,09%) so với năm 2012.Ta thấy cả lợi nhuận sau thuế và vốn cố định bình quân đều tăng qua các năm tuy nhiên tốc độ tăng vốn cố định bình quân cao hơn tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế điều đó làm cho tỷ suất lợi nhuận vốn cố định giảm đi.Có nguyên nhân sâu xa từ việc công ty đầu tư vào tài sản dài hạn chủ yếu bằng nguồn vay nợ dài hạn và nguồn vốn khấu hao cơ bản . Trong khi TSCĐ đầu tư chưa phát huy được hết năng lực sản xuất, chưa tạo ra gia tăng đáng kể về lợi nhuận thì hàng năm công ty phải sử dụng phần lớn lợi nhuận thu được từ kinh doanh để trả lãi vay. Vì vậy công ty cần đưa ra những biện pháp để kiểm soát điều chỉnh việc đầu tư vào tài sản dài hạn nhằm tạo ra lợi nhuận lớn nhất cho công ty.

Cuối cùng trong các chỉ tiêu tổng hợp về vốn cố định là chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định,chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng vốn cố định,đây là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định nêu trên. Do tính chất nghich đảo của mình chỉ tiêu này có mức biến động ngược chiều so với hiệu quả sử dụng vốn cố định tức là có chiều hướng tăng dần trong 4 năm gần đây.Cụ thể là năm 2011 là 0,0317 tương ứng là để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần chỉ cẩn 0,0317 đồng vốn cố định.Năm 2011 con số của chỉ tiêu này tăng nhẹ lên 0,0325 tương đương với 1 đồng doanh thu thuần trong năm nay cần 0,0325 đồng vốn cố định, chỉ tiêu này tiếp tục tăng lên mức 0,0406 vào năm 2013.Chỉ tiêu này ngày càng tăng chứng tỏ để hiệu quả tạo ra doanh thu thuần của công ty đang ngày càng giảm,chi phí tăng lên,công ty cần có những biện pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định hơn.

Bên cạnh các chỉ tiêu tổng hợp về vốn cố định cón có các chỉ tiêu phân tích để phản ánh từng mặt của việc sử dụng vốn cố định trong kỳ.Các chỉ tiêu đó bao gồm : Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ phản ánh cứ một đồng nguyên giá TSCĐ trong kỳ tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.Chỉ tiêu này của công ty có những sự biến động vào năm 2012 con số này giảm nhẹ từ 23,2024 xuống còn 23,1230 sang đến năm 2013 đã có sự giảm mạnh từ 23,1230 xuống còn 18,5249 nguyên nhân là do doanh thu thuần của công ty năm 2012 tăng đồng thời lượng tài sản cố định lại

được công ty bổ sung thêm một lượng đáng kể, tuy nhiên tốc độ tăng doanh thu(18,95%) lại nhỏ hơn tốc độ tăng tài sản cố định(19,36%) điều này dẫn đến hiệu suất sử dụng TSCĐ bị kéo giảm xuống.Tiếp đến năm 2013, lượng TSCĐ tăng nhẹ 0,88% nhưng doanh thu thuần trong năm lại giảm mạnh(19,18%) so với năm 2012 điều này đã làm cho chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ trong năm 2013 cũng bị giảm mạnh xuống 19,89%. Công ty cần có biện pháp làm tăng doanh thu góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.

Tiếp theo là chỉ tiêu hệ số hao mòn TSCĐ chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trong doanh nghiệp so với thời điểm đầu tư ban đầu.Chỉ tiêu này vào năm 2011 đạt 0,1785 và tăng lên 0,2209 vào năm 2012 nguyên nhân là công ty đầu tư thêm lượng TSCĐ mới.Chỉ tiêu này tăng lên 0,3047 vào năm 2013 do cùng với lượng TSCĐ như năm 2012 nhưng lượng hao mòn lũy kế tăng thêm đẫn đến hệ số hao mòn TSCĐ gia tăng.Như vậy công ty đã sử dụng vốn cố định chưa thật sự tốt và có hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp phải có biện pháp nhanh chóng đưa các hạng mục này vào sử dụng và khai thác để việc sử dụng vốn cố định của đơn vị mình đạt hiệu quả cao nhất. Nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút của chỉ tiêu này là do tốc độ tăng doanh thu thuần của công ty không bắt kịp tốc độ tăng của vốn cố định.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần thép việt tiến (Trang 34 - 37)