Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt Tiến

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần thép việt tiến (Trang 26 - 31)

Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty cổ phần thép Việt Tiến

2.1.3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt Tiến

1 – 2 phút.( Kết hợp với tạo rung để làm rơi kẽm thừa)

- Độ dày theo các tiêu chuẩn sau: ASTM A123M hoặc ASTM A153 - Nhiệt độ: 440 – 450oC

Bước 7: Tạo lớp bảo vệ

- Mục đích: Chống mốc trên bề mặt và làm nguội sản phẩm - Nồng độ: Nồng độ 1 – 1,5 ‰

- Loại hóa chất: Cromate - Thời gian nhúng: 30 giây - Nồng độ PH – 3,5 – 4,5

Bước 8: Kiểm tra sản phẩm

- Kiểm tra bề mặt sản phẩm bằng mắt và máy đo chiều dày lớp xỉ mạ, model 456 của hãng Elcometer – Anh Quốc sản xuất.

- Nếu kết quả không đạt sẽ được chuyển về khâu tẩy axit để tiến hành mạ lại

2.1.3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thép Việt Tiến Tiến

Các chỉ tiêu cơ bản

Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản

Đvt: VNĐ

STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

300.642.574.794 357.619.289.513 289.029.799.472

2 Lợi nhuận sau thuế 105.318.894 118.299.684 119.177.210 3 Tổng vốn - Vốn cố định - Vốn lưu động 57.195.917.433 10.823.977.586 46.371.939.847 55.510.535.582 12.417.008.367 43.093.527.215 51.068.832.723 11.078.446.203 39.990.386.520

4 Số công nhân viên 300 312 295

( Nguồn: Báo cáo tài chính)

Qua một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản từ năm 2011 đến năm 2013, ta thấy có nhiều biến động về: doanh thu, lợi nhuận, quy mô vốn…

Doanh thu năm 2012 so với năm 2011 tăng 56,976 tỷ VNĐ, tương ứng tăng 18,95%, doanh thu năm 2013 so với năm 2012 giảm 68,589 tỷ VNĐ, tương ứng giảm 19%.

Lợi nhuận năm 2012 so với năm 2011 tăng 12,980 tỷ VNĐ, tương ứng tăng 12,32%, lợi nhuận năm 2013 so với năm 2012 tăng 877,526 triệu VNĐ, tương ứng tăng 0,74%.

Tổng vốn năm 2012 so với năm 2011 giảm 1,685 tỷ VNĐ, tương ứng giảm 2,947%, tổng vốn năm 2013 so với năm 2012 tiếp tục giảm 4,442 tỷ VNĐ, tương ứng giảm 8,002%.

Nhìn chung năm 2013 sản lượng tiêu thụ của các mặt hàng đều giảm đi. Năm 2013 là một năm khó khăn đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung và với các doanh nghiệp ngành thép nói riêng. Khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp thép Việt Nam đó là cuộc chiến không cân sức với thép nhập khẩu từ Trung Quốc.Thép Trung Quốc tại Việt Nam đang có giá rẻ hơn thép trong nước, bởi các doanh nghiệp thép Trung Quốc được hưởng lãi vay rất thấp, chỉ bằng 1/3 lãi suất các doanh nghiệp Việt Nam đang chịu. Đồng thời, với khả năng sản xuất số lượng lớn, họ có lợi thế lớn về giá.

Khó khăn thứ hai là khủng hoảng thừa sắt thép nội địa. Ngành thép Việt Nam đang trong tình trạng khủng hoảng thừa. Bắt đầu từ năm 2008, hiện tượng đầu tư tràn lan làm vỡ quy hoạch ngành thép là nguyên nhân sâu xa dẫn tới khó khăn hiện nay. Kể cả nhà máy đang sản xuất và dự án đang xây dựng, công suất lắp đặt của ngành thép hiện nay đã vượt gấp 2 lần nhu cầu tiêu thụ cả nước.

Tình hình tiêu thụ sản phẩm

Bảng 2.2.Sản lượng thép tiêu thụ trong 3 năm gần đây

Năm Sản xuất (tấn) Tiêu thụ (tấn) Tỷ lệ tiêu thụ

(%) Doanh thu

2011 23840 23125 97 300.642.574.794

2012 24000 23520 98 357.619.289.513

2013 23600 22231 94 289.029.799.472

( Nguồn: Báo cáo tài chính )

Nhận xét:

Qua bảng trên ta thấy rằng sản lượng thép tiêu thụ năm 2011 và năm 2012 khá sát với sản lượng thép sản xuất ra, nhưng đến năm 2013,sản lượng thép tiêu thụ chỉ đạt 94% so với sản lượng sản xuất ra. Sản lượng thép tiêu thụ năm 2013 so với năm 2012 giảm 1289 tấn, tương ứng giảm 5,5%. Cùng với việc sản lượng tiêu thụ giảm đi kéo theo đó là sự suy giảm doanh thu năm 2013.Đó là do năm

2013 là một năm kinh tế khó khăn, nhiều dự án xây dựng bị đình trệ, dẫn đến việc sản lượng tiêu thụ thép giảm.

Các chỉ số về khả năng thanh toán

Bảng 2.3 Các tỷ số về khả năng thanh toán qua các năm

STT T Chỉ tiêu 2011 2012 2013 1 TSNH 01 46.372 43.094 39.990 2 Hàng tồn kho 02 15.753 14.125 15.915 3 Nợ ngắn hạn 03 39.502 37.687 33.151

4 Khả năng thanh toán chung(04=01/03)

04 1,17 1,14 1,26

5 Khả năng thanh toán nhanh(05=(01-02)/03)

05 0,77 0,76 0,72

( Nguồn: Báo cáo tài chính)

Nhận xét:

- Tỷ số khả năng thanh toán chung năm 2012 giảm so với năm 2011 do nợ ngắn hạn giảm ít hơn so với TSNH. Đến năm 2013, khả năng thanh toán chung đã tăng lên là 1,26 lần do nợ ngắn hạn đã giảm 4.536 trđ trong khi TSNH chỉ giảm 3.104 trđ. Tuy nhiên, tỷ số khả năng thanh toán chung cả 3 năm đều lớn hơn 1, vì vậy cần xét đến tỷ số khả năng thanh toán nhanh.

- Tỷ số khả năng thanh toán nhanh nhỏ hơn 1. Năm 2012, tuy lượng hàng tồn kho giảm nhưng tỷ số khả năng thanh toán nhanh cũng giảm là do TSNH giảm nhiều hơn hàng tồn kho.Năm 2013, tỷ số thanh toán nhanh giảm do hàng tồn kho trong công ty tăng lên so với năm 2012. Tỷ số này đang có xu hướng giảm qua năm, điều đó thể hiện công ty đang gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Chỉ số về cơ cấu tài chính

Bảng 2.4 Các tỷ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư

1 Tỷ số cơ cấu TSNH 0,81 0,78 0,78

2 Tỷ số cơ cấu TSDH 0,19 0,22 0,22

3 Tỷ suất tự tài trợ 0,31 0,32 0,35

4 Tỷ suất tự tài trợ TSDH 1,63 1,46 1,62

( Nguồn: Báo cáo tài chính)

Nhận xét:

- TSDH phản ánh sự đầu tư dài hạn của công ty, nó cần tương xứng với nguồn vốn dài hạn. Trong cả 3 năm, tỷ số cơ cấu TSDH đều nhỏ hơn tỷ số tài trợ dài hạn cho thấy tình hình tài chính của công ty khá vững chắc.

- Tỷ số cơ cấu TSNH phản ánh tỷ lệ của tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Như ta có thể thấy, tỷ trọng của TSNH trong tổng tài sản của công ty từ năm 2011- 2013 là cao. Năm 2013 tỷ trọng TSNH là 0,78 lần, tức là TSNH chiếm 78% trong cơ cấu tổng tài sản.

- Tỷ suất tự tài trợ là chỉ tiêu tài chính đo lường sự góp vốn của vốn chủ sở hữu trong tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp. Tỷ số tài trợ từ năm 2011 -2013 có sự biến động nhẹ do tốc độ tăng trưởng của vốn chủ sở hữu và tổng nguồn vốn khá đồng đều. Tuy nhiên tỷ suất này nhỏ hơn 0,5 cho thấy tình hình tài chính công ty không vững chắc vì phần nợ phải trả lớn hơn vốn chủ sở hữu.

Khả năng hoạt động Bảng 2.5 Các tỷ số về khả năng hoạt động STT Chỉ số 2011 2012 2013 1 Tỷ số vòng quay TSNH 6.48 7,99 6.96 2 Tỷ số vòng quay tổng TS 5,26 6,35 5,42 3 Số vòng quay hàng tồn kho 19,1 23,9 19,24

4 Thời gian thu tiền bán hàng 366 423 478

nhà cung cấp

( Nguồn: Báo cáo tài chính)

Nhận xét:

- Tỷ số vòng quay TSNH cho biết 1 đồng TSNH tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.

- Tỷ số vòng quay tổng TS cho biêt 1 đồng tài sản tạo ra cho công ty bao nhiêu đồng doanh thu.

 Tỷ số vòng quay TSNH cũng như tỷ số vòng quay tổng TS từ năm 2011 đến 2013 có tăng lên vào năm 2012 và giảm đi vào năm 2013, nguyên nhân chính là do sự giảm về doanh thu và tổng TS bình quân cũng như TSNH. - Số vòng quay hàng tồn kho năm 2013 giảm so với năm 2012. Nguyên nhân là

do doanh thu thuần năm 2013 giảm 19% mà lượng hàng tồn kho bình quân lại tăng 12,7%.

- Thời gian thu tiền bán hàng cao, và ngày càng tăng nhanh qua các năm thể hiện công ty đang bị chiếm dụng vốn. Đây là dấu hiệu xấu đối với công ty.

- Thời gian thanh toán tiền mua hàng cho nhà cung cấp dài và tăng qua các năm thể hiện công ty đang chiếm dụng nhiều vốn của người khác.

Khả năng sinh lời

Bảng 2.6 Các tỷ số về khả năng sinh lời

STT T

Chỉ số 2011 2012 2013

1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

0,035 0,033 0,041

2 Tỷ suất sinh lời vốn CSH (ROE)

0,595 0,666 0,667

3 Tỷ suất sinh lời trên tổng TS (ROA)

0,18 0,21 0,22

( Nguồn: Báo cáo tài chính) Nhận xét:

- ROS: Tỷ suất này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần trong kỳ của công ty, cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh thu. Ta thấy rằng, tỷ suất lợi nhuận của công ty từ năm 2011 đến năm 2013 có sự biến động. ROS năm 2012 so với năm 2011 giảm 5,7% , nguyên nhân là do mặc dù doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế năm 2012 đều tăng so với năm 2011 nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế mạnh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần. ROS năm 2013 so với năm 2012 tăng 24,2%, nguyên nhân do lợi nhuận sau thuế tăng lên trong khi doanh thu thuần lại giảm mạnh.

- ROE: Tỷ số này cho biết cứ 1 đồng vốn CSH bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh lời của vốn CSH. ROE năm 2012 so với năm 2011 tăng 11,9%, nguyên nhân do tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế mạnh hơn tốc đọ tăng của vốn CSH. ROE năm 2013 chỉ tăng 0,15% so với năm 2012 do cả lợi nhuận sau thuế và vốn CSH đều tăng với tốc độ chậm.

- ROA: Tỷ số này cho biết cứ 1 đồng đầu tư vào tổng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROA có sự tăng lên qua các năm, nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế đều tăng qua các năm trong khi tổng tài sản của công ty lại giảm xuống.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần thép việt tiến (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w