So sánh với công ty cùng ngành

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần thép việt tiến (Trang 37 - 39)

Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty cổ phần thép Việt Tiến

2.2.3. So sánh với công ty cùng ngành

Để có thể đưa ra được nhận xét khách quan về sự tình hình hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần thép Việt Tiến, ngoài việc tính toán các chỉ tiêu và so sánh trong nội bộ công ty chúng ta cần so sánh các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định với 2 công ty có vị trí tương đối ổn định trong ngành sản xuất thép đó là công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát HPG và công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen HSG trong năm tài chính gần đây nhất là 2013.

Bảng 2.9 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định so sánh với cùng ngành

( Nguồn: Báo cáo tài chính, www.finace.vietstock.vn)

Chỉ Tiêu Việt Tiến Hòa Phát Hoa Sen

Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định 0,0101 0,172 0,2161

Hệ số hao mòn TSCĐ 0,3047 0,245 0,3235

Hàm lượng vốn cố định 0,0406 0,5114 0,2285

Hiệu suất sử dụng TSCĐ 18,5249 1,6117 3,5584

Hình 2.5: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định so sánh cùng ngành(1)

Hình 2.6: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định so sánh cùng ngành(2)

Nhận xét: từ số liệu so sánh các chỉ tiêu đánh giá hiệu qủa sử dụng vốn cố định của công ty cổ phần thép Việt Tiến với 2 công ty đầu ngành là công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát và công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen ta có thể nhận thấy :

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định và hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty cổ phần thép Việt Tiến cao hơn rất nhiều so với 2 công ty cùng ngành là công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát và công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen. Cụ thể là hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty cổ phần thép Việt Tiến năm 2013 là 18,5249 gấp 11 lần công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát ( 1.6617) và gấp 5 lần công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen( 3,5584). Mà chỉ tiêu này cho biết một đồng nguyên giá tài sản cố định tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Điều này cho thấy công ty cổ phần thép Việt Tiến đã sử dụng hiệu quả tài sản cố định hiện có của công ty nhằm tạo ra tổng số doanh thu lớn nhất và quyết định đầu tư thêm tài sản cố định là hợp lí, đem lại hiệu quả ngay trong kỳ. Bên cạnh đó là hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty cổ phần thép Việt Tiến năm 2013 là 24,603 gấp 13 lần công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát ( 1,9451) và 6 lần công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen( 4,3757). Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định doanh nghiệp bỏ ra thu lại được bao nhiêu đồng doanh thu. Cho thấy công ty cổ phần thép Việt Tiến đã sử dụng tốt số vốn cố định để tạo ra doanh thu lớn so với 2 công ty cùng ngành.Tuy nhiên ta còn phải so sánh tốc độ tăng doanh thu với tốc độ tăng vốn cố định bình quân và tốc độ tăng tài sản cố định để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty.

Hàm lượng vốn cố định cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn cố định để đầu tư cho tài sản cố định, mà chỉ tiêu này của công ty cổ phần thép Việt Tiến lại thấp hơn 2 công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát và công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen. Cho thấy doanh thu tăng lên trên một đồng vốn cố định bỏ ra hay bỏ ra ít hơn để thu được một đồng doanh thu. Có thể đánh giá là thành tích một phần nào đó mục đích của doanh nghiệp đã đạt được.

Tiếp đến là hệ số hao mòn TSCĐ của công ty,có thể thấy mức độ chênh lệch tương đối lớn của công ty cổ phần thép Việt Tiến khi so sánh với công ty cô phần tập đoàn Hòa Phát và Hoa Sen khi hệ số hao mòn TSCĐ chỉ là 0,3047 trong khi tại Hòa Phát và Hoa Sen lại là 0,245 và 0,3235. Sự chênh lệch này xuất phát là do công ty cổ phần thép Việt Tiến là một công ty quy mô vẫn còn nhỏ do đó hao mòn TSCĐ của công ty còn rất nhỏ so với nguyên giá TSCĐ trong khi đó HPG và HSG đều là những

công ty lớn có lịch sử lâu dài chính vì vậy lượng TSCĐ đã khấu hao của các công ty này lại lớn hơn rất nhiều lần so với Việt Tiến.

Mặc dù các chỉ tiêu trên dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp nhưng thực chất các chỉ tiêu đó chưa đủ kết luận rằng doanh nghiệp sử dụng vốn cố định đã hiệu quả hay chưa. Ba hệ số hiệu suất vốn cố định, hàm lượng vốn cố định và hiệu suất sử dụng tài sản cố định đều được thành lập trên chỉ tiêu doanh thu nhưng doanh thu chưa phải là kết quả cuối cùng, chưa phải là mục tiêu cần đạt được của doanh nghiệp, điều mà các doanh nghiệp quan tâm và cũng là yếu tố cho thấy doanh nghiệp làm ăn lãi hay lỗ đó chính là lợi nhuận. Vì vậy ta cần xem xét tới chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn cố định. Mà nhìn vào bảng số liệu so sánh với 2 công ty cùng ngành ta có thể thấy tỷ suất lợi nhuận vốn cố định của công ty cổ phần thép Việt Tiến là 0,0101 thấp hơn 2 công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát là 0,172 và công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen là 0,2161. Cho thấy công ty cổ phần thép Việt Tiến chưa sử dụng tốt số vốn cố định của công ty để tạo ra lợi nhuận cao. Doanh nghiệp cần nâng cao hệ số hiệu quả sử dụng vốn đạt được mục tiêu tăng trưởng, cần phải tối thiểu hóa những khoản chi phí và tối đa hóa thu nhập, gia tăng lợi nhuận trên một đồng vốn bỏ ra.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần thép việt tiến (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w