Tăng cường công tác mở rộng thị trường là giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần thép việt tiến (Trang 46 - 47)

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định ở công ty cổ phần thép Việt Tiến

3.2.1. Tăng cường công tác mở rộng thị trường là giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.

thép Việt Tiến.

Qua xem xét tình hình sử dụng cũng như hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty trong những năm vừa qua cho thấy mặc dù hoạt động trong điều kiện gặp nhiều khó khăn nhưng do sự cố gắng của tập thể CBCNV của công ty trong việc tổ chức sản xuất kinh doanh ngày càng có lãi và càng được mở rộng đã đóng góp đáng kể cho Ngân sách nhà nước, đồng thời đời sống của CBCNV ngày một nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công ty còn bộc lộ một số vấn đề tồn tại trong quá trình kinh doanh nhất là quá trình sử dụng vốn cố định.

Để góp phần giải quyết một số tồn tại của công ty nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty, em xin đề xuất một số giải pháp sau:

3.2.1. Tăng cường công tác mở rộng thị trường là giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. quả sử dụng vốn cố định.

Nước ta mới qua hơn chục năm phát triển theo cơ chế thị trường nhưng công tác tiếp cận, mở rộng thị trường đã trở thành công cụ đắc lực cho các nhà kinh doanh. Hiện nay ở hầu hết các doanh nghiệp dù ít hay nhiều cũng đã chú ý đến công tác tiếp cận, mở rộng thị trường. Công tác tiếp cận, mở rộng thị trường tạo ra chất lượng, hiệu quả, giá cả và sự phục vụ phù hợp với yêu cầu của thị trường

Để có thể mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm, trên cơ sở đó phát triển có chiều sâu mặt hàng thép, công ty có thể thực hiện các giải pháp sau:

- Công ty cần cần tổ chức lại thị trường, tái cơ cấu sản xuất để nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.

-Công ty cần chủ động tìm kiếm những khách hàng có nhu cầu lớn về sản phẩm thép, khách hàng tiềm năng, lâu dài để ký kết các hợp đồng sản xuất và tiêu thụ, bước đầu tạo cho công ty có một thị trường tiêu thụ lâu dài và ổn định.

-Tăng cường công tác marketing, nghiên cứu thị trường nắm bắt thị hiếu khách hàng về chất lượng, kiểu dáng sản phẩm từ đó cải tiến tổ chức sản xuất phù hợp với yêu cầu sản xuất mới.

-Tích cực đầu tư cả chiều sâu và chiều rộng cho phân xưởng nâng cao hơn nữa chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, dựa trên việc nắm bắt nhu cầu thị trường để đi vào sản xuất những sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao, mẫu mã đẹp hợp thị hiếu khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh với thị trường trong nước, khu vực và trên thế giới. Đặc biệt trong bối cảnh thép giá rẻ Trung Quốc đang tràn vào thị trường trong nước.

- Mở rộng đầu tư vào những sản phẩm thép mà nước ta chưa có như thép dẹt, phôi thép…Riêng sản phẩm thép dẹt mỗi năm nước ta vẫn phải nhập khẩu khoảng 5-7 triệu tấn. Nhằm cạnh trạnh được với các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh nước khác

Tóm lại, có tìm được thị trường lâu dài, ổn định cho sản phẩm bao bì thì mới đẩy mạnh được việc tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo phát huy tối đa công suất máy móc thiết bị hiện có, phát triển năng lực sản xuất, đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng VCĐ - TSCĐ của công ty. Từ đó tạo điều kiện cho công ty mở rộng và phát triển hơn nữa quy mô sản xuất kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần thép việt tiến (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w