Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty cổ phần thép Việt Tiến
2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan
• Thị trường truyền thống bị thu hẹp nên công ty phải có kế hoạch đổi mới máy móc thiết bị sản xuất để chuyển sang sản xuất các mặt hàng hợp với nhu cầu thị trường.
• Sự đóng băng của thị trường bất động sản, sự phát triển chậm của thị trường xây dựng và ngành công nghiệp cơ khí, đóng tàu những ngành sử dụng nhiều thép.Cùng với đó là sự tăng trưởng thấp trong phát triển kết cấu hạ tầng,mất cân đối lớn của thị trường, giữa quan hệ cung và cầu đối với ngành thép.
• Thép giá rẻ Trung Quốc tràn vào Việt Nam, Trung Quốc hiện là nước sản xuất thép lớn nhất thế giới, chiếm 48% sản lượng thép của thế giới.Năm 2013, theo thống kê, Trung Quốc sản xuất khoảng 780 triệu tấn trên năng lực sản xuất là 1,3 tỷ tấn.Như vậy, Trung Quốc đang phải đối mặt với sự mất cân đối giữa cung và cầu tại thị trường nội địa, từ đó phải tìm cách xuất khẩu thép ra thị trường nước ngoài, đặc biệt là các nước khu vực, trong đó có Việt Nam là nước nằm ngay cạnh rất thuận lợi cho việc vận chuyển.Đây chính là chính sách chung của Trung Quốc trong việc xuất khẩu thép sang các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Để thâm nhập vào các nước trong khu vực ASEAN, thép Trung Quốc sẽ hạ giá đủ để cạnh tranh với thép nội địa của các nước trong khu vực.
• Trong nước,giá thành của các doanh nghiệp thép trong nước hiện tại cũng khá cạnh tranh và không cao. Các doanh nghiệp thép đã đầu tư và hiện đại hóa trang thiết bị để sản xuất những sản phẩm có giá thành cạnh tranh được với thị trường trong nước, khu vực và thế giới.
• Thủ tục vay vốn còn rườm rà
Cơ chế ở Việt Nam đang trên đà phát triển thì việc vay vốn từ ngân hàng ngày càng khó khăn hơn. Bên cạnh đó thủ tục vay vốn còn rất rườm rà, đây là đặc điểm chung cho các thủ tục ở nước ta.Điều đó gây bất lợi cho doanh nghiệp trong việc huy động vốn để đầu tư vào tài sản cố định.