0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

IPAC là gì? Trình bày nội dung bước thứ nhất trong trình tự kế hoạch hóa? 80 IPAC là gì? Trình bày nội dung bước thứ hai trong trình tự kế hoạch hóa?

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔN MARKETING VẤN ĐÁP FTU (Trang 42 -43 )

80. IPAC là gì? Trình bày nội dung bước thứ hai trong trình tự kế hoạch hóa? 81. IPAC là gì? Trình bày nội dung bước thứ ba trong trình tự kế hoạch hóa? 82. IPAC là gì? Trình bày nội dung bước thứ tư trong trình tự kế hoạch hóa?

IPAC là trình tự kế hoạch hóa được tiến hành theo 4 bước: thu thập thông tin (information), lập kế hoạch (planning), triển khai thực hiện (action) và kiểm tra (control).

1) Thu thập thông tin

- Xác định nhu cầu thông tin

- Xây dựng hệ thống thu thập và xử lý thông tin - Dự báo diễn biến của môi trường kinh doanh - Lập bảng tổng hợp môi trường kinh doanh

2) Lập kế hoạch nghiên cứu

Việc lập kế hoạch kinh doanh chủ yếu dựa trên kết quả lựa chọn trọng điểm kinh doanh, hay đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU: Strategic Business Units).

Sau khi phân tích được các hoạt dộng kinh doanh, DN cần săp xếp toàn bộ các hoạt động đó trên mô hình BCG, từ đó có biện pháp đúng đắn để cân đối lại nguồn lực và lĩnh vực kinh doanh, chủ động đưa ra quyết định kịp thời.

Tiếp theo, DN cần xây dựng mục tiêu chiến lược cho các đơn vị kinh doanh của mình trên cơ sở mục tiêu chung của DN về doanh số, lợi nhuận, lợi thế cạnh tranh và đảm bảo nguyên tắc an toàn trong kinh doanh.

Cuối cùng, từ những định hướng phát triển, Dn cần có chương trình hành động thống nhất trong DN, kế hoạch thực hiện chi tiết cho các bộ phận khác nhau và kế hoạch hành động cụ thể trên từng khu vực thị trường, theo từng thời kỳ và đối với từng sản phẩm hay hoạt động kinh doanh.

3) Tổ chức thực hiện

DN phải phân bổ nguồn lực một cách tối ưu, tạo sự phối hợp đồng bộ hoạt động trong DN, thực hiện các chính sách đề ra trong kế hoạch để tạo sự ảnh hưởng tốt nhất về các mặt sp; giá

cả; phân phối; xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh lên khi vực thị trường mục tiêu và các trọng điểm kinh doanh đã chọn.

Trong suốt quá trình cần theo dõi liên tục tiến độ thực hiện kế hoạch và theo sát những diễn biến trên thị trường để có căn cứ điều chỉnh kịp thời.

4) Kiểm tra hoạt động kế hoạch hóa

Đánh giá các tình huống diễn ra trên thị trường, so sánh kết quả đạt được trên thực tế với kết quả DN mong muốn trong kế hoạch của mình, từ đó có điều chỉnh cho thích hợp.

Những nhân tố biến động (yếu tố môi trường và tình hình thị trường) buộc Dn phải kiểm tra để khắc phục những sự chênh lệch giữa kế hoạch đề ra với thực tiến kinh doanh, nắm bắt và tận dụng các cơ hội mới phát sinh, đồng thời nhìn nhận và có biện pháp phòng tránh với những bất trắc mới xảy đến.

Kiểm tra để bổ sung, điều chỉnh lại các nội dung kế hoạch cho sát thực với thực tế, giúp DN thích nghi tốt hơn với môi trường kinh doanh của mình.

- DN có thể tiến hành kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất: Rà soát lại các nguồn thông tin và cập nhật, để xem những mục tiêu về mặt nguyên tắc có còn tính khả thi hay không.

- So sánh những mục tiêu này với những kết quả thực tiễn đã đạt được hoặc các công việc đã triển khai để đánh giá mức độ sát thực của mục tiêu, từ đó có những điều chỉnh phù hợp.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔN MARKETING VẤN ĐÁP FTU (Trang 42 -43 )

×