Liệt kê các căn cứ định giá.

Một phần của tài liệu Đề cương môn MARKETING vấn đáp FTU (Trang 29 - 31)

1) Chi phí và xác định điểm hòa vốn

- Chi phí mua nguyên vật liệu: giá mua, vận chuyển, lưu kho - Chi phí sản xuất: khấu hao TSCĐ, tiền lương nhân công - Chi phí bán buôn: giao dịch, vận chuyển, kho hàng, marketing - Chi phí bán lẻ: vận chuyển, bảo quản, marketing, lương nhân viên

Điểm hòa vốn (Breakeven Point) là điểm xác định tổng mức doanh thu bằng tổng mức chi phí.

BP: điểm hòa vốn (Breakeven Point) F: tổng chi phí cố định (Fixed cost) P: gia bán đơn vị sp

V: chi phí thay đổi/1 đvị sp Doanh thu hòa vốn: DTHV = P x BP

2) Độ co giãn của cầu theo giá

Độ co giãn của cầu theo giá là tỷ lệ so sánh giữa độ co giãn của cầu tương ứng với độ co giãn của giá, trong đó co giãn của cầu là kết quả co giãn của giá. (giúp DN nhận biết được cầu sẽ thay đổi thế nào khi giá thay đổi).

|E| > 1: Cầu co giãn cao trước sự biến động của giá (giá biến đổi 1%, cầu biến đổi > 1%) |E| = 1: Cầu co giãn đơn vị (giá biến đổi 1%, cầu cũng biến đổi 1%)

|E| < 1: Cầu ít co giãn trước sự biến đổi của giá (giá biến đổi 1%, cầu biến đổi < 1%) |E| = 0: Cầu không co giãn

3) Tâm lý và cảm nhận của khách hàng

Thường thấy ở các sản phẩm vi vật chất; các sản phẩm mà sự hiểu biết của khách hàng về sản phẩm, nhãn hiệu, giá của đối thủ cạnh tranh… còn hạn chế.

Một số xu hướng thường thấy:

- Khi hạn chế về sự hiểu biết sản phẩm => hoài nghi về mức giá ban đầu - Coi giá là chỉ số phản ánh chất lượng sản phẩm

- Cảm nhận về sản phẩm thông qua chỉ số giá: sản phẩm đẳng cấp, sản phẩm bình dân

Một phần của tài liệu Đề cương môn MARKETING vấn đáp FTU (Trang 29 - 31)