Phân tích chính sách giá hớt váng và chính sách giá tấn công Cho ví dụ.

Một phần của tài liệu Đề cương môn MARKETING vấn đáp FTU (Trang 32 - 33)

1) Chính sách giá hớt váng: định giá cao tối đa cho sp ngay từ khi tung sp vào thị trường nhằm thu được lợi nhuận cao (sản phẩm mới – thị trường hiện hữu).

Đk áp dụng:

- sp hoàn toàn mới, kết cấu phức tạp, công nghệ cao, đối thủ cạnh tranh khó bắt chước - không có nguy cơ giá cao kích thích đối thủ nhảy vào thị trường

- Sp mới lạ, độc đáo

- Sp có năng lực cạnh tranh áp đảo trên thị trường - Định giá cao đem lại ấn tượng sp có chất lượng - DN độc quyền được công nghê

DN không có hoặc chỉ có rất ít đối thủ cạnh tranh trên thị trường trong hiện tại và tương lai. Ví dụ: Apple tung ra sp Iphone, Ipad mới

2) Chính sách giá tấn công: định mức giá thấp nhất cho sp ngay từ khi sp vào thị trường nhằm tăng nhanh doanh số, chiếm lĩnh thị trường, đem lại lợi nhuận cao thông qua quy mô thị trường lớn.

Đk áp dụng:

- Chi phí sx và phân phối cho mỗi đơn vị sp sẽ giảm khi số lượng sp tăng - Thị trường nhạy bén với sự biến động của giá cả

- DN phải có nguồn tài chính đủ mạnh để phục vụ cho việc cạnh tranh bằng giá - Giá thấp không thu hút đối thủ cạnh tranh

Lưu ý cần xác định mức giá đủ thấp để không gây phản ứng cạnh tranh trực tiếp từ các đối thủ cạnh tranh sẵn có trên thị trường. Khi đã bán với mức giá thấp, việc tăng giá là trở ngại lớn đối với DN vì NTD đã có thói quen với mức giá thấp đó.

Một phần của tài liệu Đề cương môn MARKETING vấn đáp FTU (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)