1) Đảm bảo lợi nhuận (Profit)
Lợi nhuận tuyệt đối = tổng thu – tổng chi = con số tiền mặt cụ thể
Lợi nhuận tương đối = Lợi nhuận tuyệt đối/tổng vốn đầu tư * 100% = con số tương đối (%) Ví dụ: Lợi nhuận năm 1994 của GM là 4,9 tỷ USD
Lợi nhuận năm 1994 của Ford Motors là 5,3 tỷ USD
2) Mục tiêu doanh số (Sales Revenue)
Các nước PT khác Các nước ĐPT Mỹ 1 3 4 5 2 6
Doanh số là số tiền bán hàng thu được trong một thời gian nhất định (năm, quý, tháng). Do vậy, doanh số còn được gọi là doanh thu.
Doanh số = Giá bán x Số sản phẩm bán
Nếu lợi nhuận chỉ rõ khả năng sinh lợi thì doanh số cho biết quy mô hay tầm cỡ của DN lớn hay nhỏ ở mức nào.
Ví dụ: Doanh số của Mitsubishi năm 1994 là 173.836 triệu USD nhưng lợi nhuận là 218,7 triệu USD, trong khi doanh số của Taiwan Power chỉ đạt 8.036 triệu USD song lợi nhuận lên tới 1.295,7 triệu USD.
3) Mục tiêu thị phần (Market Share)
Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà DN chiếm lĩnh. Thị phần = Doanh số bán của DN/Doanh số thị trường
Hoặc = số Sp bán ra của DN/ Tổng sp tiêu thụ của thị trường
Doanh số cho biết kết quả bán hàng của DN ở thị trường đang hoạt động, còn thị phần nói rõ phần sản phẩm tiêu thụ của riêng DN so với tổng sản phẩm tiêu thụ ở thị trường. Hai mục tiêu doanh số và thị phần còn gọi là những mục tiêu tạo lợi thế cạnh tranh hay mục tiêu thế lực.
Ví dụ: Thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 1995 chiếm gần 10%, 1996: 15%, 1997: 20% tổng xuất khẩu gạo toàn cầu.
4) Thực hiện các mục tiêu trong tình thế kinh doanh
Thâm nhập thị trường: (sản phẩm hiện hữu – thị trường mới) thời gian đầu định giá thấp hơn giá của đối thủ cạnh tranh để thâm nhập vào thị trường, thời gian sau có thể nâng giá.
Tung sản phẩm mới ra thị trường: (sản phẩm mới – thị trường hiện hữu) thực hiện chính sách giá hớt váng (skimming pricing) định giá tối đa từ đầu nhằm thực hiện mục tiêu lợi nhuận, chính sách giá tấn công (Penetration Pricing) định mức giá thấp với sp mới nhằm tăng nhanh doanh số, chiếm lĩnh thị trường.
Mở rộng thị trường: (sản phẩm hiện hữu – thị trường hiện hữu) sử dụng chính sach giảm giá để mở rộng doanh số đối với nhóm khách hàng hiện hữu và khách hàng hỗn hợp, đồng thời thu hút nhóm khách hàng vẫn quen tiêu thụ sp của đói thủ ngay tại khu vực thị trường đang hoạt động. Đồng thời cung cấp dịch vụ tiện lợi trong khâu bán hàng, giữ vững chất lượng sản phẩm.
Bảo vệ và chiếm lĩnh thị trường: kết hợp linh hoạt các chính sách giá ổn định hợp lý, bán phá giá, chiến tranh giá cả (nhằm loại bỏ hẳn đối thủ).