KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 87 - 90)

- Dự án 2 thu hồi đất GPMB bắt đầu từ năm 2010, đến thời điểm hiện nay đã đi vào hoạt động Phạm vi ảnh hưởng của dự án này là không lớn vì diện tích

5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

1. Xuân Trường là huyện nằm về phía Đông Nam tỉnh Nam Định, có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, cơ cấu kinh tế của huyện đã có bước chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỉ trọng của ngành nông nghiệp.

2. Công tác quản lý đất đai của huyện Xuân Trường những năm gần đây đã từng bước đi vào nền nếp, hiệu quả sử dụng đất ngày càng được nâng lên. Công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất khu dân cư đạt tỉ lệ cao, đã cấp được 48.234 GCN/55.027 hộ/ (tỷ lệ 87,6%), cấp đổi hơn 50.000 giấy chứng nhận đất nông nghiệp ngoài đồng cho các hộ dân; công tác lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tương đối tốt, đạt hiệu quả caọ

3.Từ thực tế công tác bồi thường, GPMB của hai dự án cho chúng ta cái nhìn tổng quát về công tác bồi thường, GPMB khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Xuân Trường. Có thể nói rằng, huyện Xuân Trường đã thực hiện tương đối tốt công tác bồi thường đảm bảo nguyên tắc công bằng, dân chủ, công khaị

Việc thực hiện các nội dung xung quanh vấn đề bồi thường thiệt hại GPMB khi Nhà nước thu hồi đất cơ bản đã thực hiện theo đúng Nghị định 197/2004/NĐ-CP, Nghị định 84/2007/NĐ-CP, Nghị định 69/2009/NĐ-CP và các quy định của UBND tỉnh. Các văn bản hướng dẫn thi hành của UBND tỉnh, các Sở mang tính đồng bộ, có điều chỉnh theo thời điểm.

Việc thực hiện và áp dụng giá bồi thường về đất ở cả hai dự án ban đầu gặp phải khó khăn nhưng do có sự linh hoạt trong việc vận dụng chính sách nên cuối cùng đã được người dân có đất bị thu hồi chấp nhận.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 79 màu trên đất là đồng nhất trên địa bàn huyện, nhìn chung là phù hợp với giá thị trường, đảm bảo cho người dân trong việc khôi phục lại mức sống như trước khi có dự án.

Chính sách TĐC bước đầu đã giúp người dân có đất bị thu hồi ổn định cuộc sống, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ công tác bồi thường GPMB. Hệ thống hạ tầng cơ sở như đường, điện, nước đã được xây dựng đầy đủ đảm bảo cho ổn định đời sống của người dân, nên đã được hầu hết người dân chấp nhận

Trình tự và thủ tục của công tác bồi thường, GPMB là tương đối đơn giản và hợp lý. Việc phân công trách nhiệm của Hội đồng GPMB cũng như của các phòng, ban liên quan là rõ ràng không gây chồng chéo trong công tác.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng còn có một số tồn tại như sau:

Việc xác định mức giá bồi thường vẫn chưa sát với mức giá chuyển nhượng thực tế gây thiệt thòi cho người dân bị thu hồi đất (đặc biệt là đất nông nghiệp).

Chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, hỗ trợ việc làm cho lao động nông nghiệp bị thu hồi đất chưa phù hợp với thực tế (tại Dự án 1).

4.Từ thực trạng công tác bồi thường, GPMB của 2 dự án trên, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị cụ thể trên địa bàn huyện Xuân Trường như sau:

Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác GPMB; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị đối với công tác GPMB, tạo sự đồng thuận trong cán bộ và nhân dân để thực hiện.

Thành lập Ban định giá trong Hội đồng bồi thường GPMB để làm công tác định giá riêng cho dự án. Về lâu dài, chúng ta cần phải thành lập các tổ chức định giá chuyên nghiệp, các cơ quan chuyên trách về định giá nói chung và định giá cho mục đích bồi thường nói riêng, làm sao để mức giá bồi thường tối thiểu phải bằng 80% giá chuyển nhượng thực tế.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 80 Có những kế hoạch cụ thể trong việc hỗ trợ người dân trong đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, chuyển đổi SX và tìm kiếm việc làm. Cần có những định hướng, hướng dẫn người dân trong việc sử dụng tiền bồi thường hỗ trợ đạt hiệu quả

5.2 Kiến nghị

Huyện Xuân Trường cần triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở địa phương. Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về đất đai nói chung, chính sách pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nói riêng

Kết quả nghiên cứu sẽ sớm được ứng dụng trên địa bàn huyện Xuân Trường để sớm có được đánh giá khẳng định, rồi xem xét đưa ra áp dụng cho các huyện khác trong tỉnh Nam Định.

Đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa để bổ sung, hoàn chỉnh các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường để công tác bồi thường, GPMB thuận lợi, phù hợp thực tế, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện, bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước và người bị thu hồi cho huyện Xuân Trường

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 81

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 87 - 90)