- Các hoạt động về văn hóa xã hội, thể thao, y tế, giáo dục đều có chuyển biến tích cực Cơ sở, trang thiết bị cho các lĩnh vực trên không ngừng được
3 Đất chưa sử dụng CSD 71,0 0,
HUYỆN TRỰC NINH
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 53 - Chính sách áp dụng của dự án này là Nghị định 197/2004/NĐ-CP và Nghị định 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
4.3.3.2 Dự án kiên cố hóa kênh Đồng Nê-Chợ Đê (Dự án 2)
Dự án Kiên cố hóa kênh Đồng Nê-Chợ Đê với tổng chiều dài 4.551m, đi qua địa phận 5 xã Xuân Hồng, Xuân Thượng, Xuân Phong, Xuân Thủy, Xuân Thành. Trong đó diện tích phải thu hồi là 17.711,2 m2, bao gồm các loại đất: Đất ở 199,1 m2, đất trồng lúa 15.264,8 m2, đất giao thông 780,4 m2, đất thủy lợi là 1.466,9 m2. Diện tích đất thu hồi chủ yếu là đất do UBND 5 xã quản lý, sử dụng còn lại là đất của các hộ gia đình cá và của chùa Cát Xuyên).
Bảng 4.5. Thống kê diện tích đất thu hồi phục vụ dự án kênh Đồng Nê
Tổ chức Hộ GD CN LUC ONT DGT DTL 1 Xuân Thượng 1 10 3.004,9 2.345,2 199,1 460,6 2 Xuân Thành 2 8 6.924,7 6.924,7 3 Xuân Phong 1 1.808,2 1.808,2 4 Xuân Thủy 1 1.861,8 1.861,8 5 Xuân Hồng 1 23 4.111,6 2.324,9 780,4 1.006,3 6 41 17.711,2 15.264,8 199,1 780,4 1.466,9 Tổng TT Xã, thị trấn Đối tượng
thu hồi Diện tích thu hồi
(m2)
Chia ra các loại
(Nguồn Phòng Tài nguyên và Môi Trường huyện Xuân Trường)
Chính sách áp dụng của dự án này là Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ Quy định bổ sung về Quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 54
Hình 4.3: Sơ đồ dự án kiên cố hóa kênh Đồng Nê-Chợ Đê
4.3.3.3 Công tác tổ chức thực hiện
- Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc văn bản chấp thuận địa điểm đầu tư, chủ đầu tư liên hệ với địa phương để thống nhất về địa điểm xây dựng; thông báo của cấp có thẩm quyền về địa điểm thực hiện dự án đầu tư, UBND huyện thông báo chủ trương thu hồi đất GPMB đến từng chủ sử dụng đất bị ảnh hưởng bởi dự án.
- Thành lập hội đồng bồi thường GPMB, thành phần trong hội đồng bao gồm các thành viên: đ/c Phó Chủ tịch UBND huyện làm Chủ tịch hội đồng, các đồng chí trưởng các phòng ban Tài chính kế hoạch, Công thương, Tài nguyên và môi Trường, các đồng chí Chủ tịch UBND cấp xã nơi có đất bị thu hồi là thành viên trong hội đồng.
- Chủ đầu tư phối hợp cùng các cơ quan chức năng lập thủ tục thu hồi đất trình cấp có thẩm quyền quyết định. Căn cứ vào quyết định thu hồi đất của UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện ra quyết định thu hồi đất đến từng hộ
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 55
Hình 4.4: Sơ đồ tóm tắt trình tự thực hiện bồi thường GPMB trên địa bàn huyện Xuân Trường
4.3.3.4 Nội dung về thu hồi đất GPMB
ạ Đối tượng, điều kiện bồi thường, hỗ trợ
- Dự án đường 32m: Trong số 330 hộ gia đình cá nhân bị thu hồi đất thì có 272 hộ bị thu hồi đất chuyên trồng lúa nước và đất của các hộ này đều có nguồn gốc là đất được giao theo Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình cá nhân sử dụng lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp, còn đất của 58 hộ bị thu hồi thuộc khu dân cư cũng như đất của các đối tượng khác thì nguồn gốc thửa đất được xác định theo Hồ sơ địa chính năm 1992 (thị trấn Xuân Trường, xã Xuân Kiên), năm 1999 (xã Xuân Ninh). Trong số các hộ bị thu hồi đất ở có 17 hộ đủ điều kiện được bố trí tái định cư.
Lập phương án bồi thường
Chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ Thành lập Hướng dẫn Giao nộp tờ khai
Quyết định phê duyệt dự án
Tổ chức, cá nhân kê khai đất và các tài sản trên đất
Giao mặt bằng cho chủ dự án
Hội đồng bồi thường, giải phóng mặt bằng Kiểm kê, đo đạc,
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 56 - Dự án kiên cố hóa kênh Đồng Nê-Chợ Đê: 41 hộ bị thu hồi đất có đủ điều kiện được bồi thường, hỗ trợ (các hộ đều đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
b. Bồi thường, hỗ trợ về đất
Căn cứ vào quyết định thu hồi đất để áp giá đất cho từng loại đất tại thời điểm có quyết định thu hồi theo đơn giá các loại đất được UBND tỉnh công bố hàng năm về giá các loại trên địa bàn tỉnh. Đối với đất nông nghiệp, giá đất áp dụng theo từng loại, hạng đất chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp. Đối với đất ở giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ được tính theo, khu vực, vị trí, loại đường ... Căn cứ vào phương pháp xác định giá đất đã được UBND tỉnh công bố hàng năm, Hội đồng bồi thường GPMB huyện xác định mức giá cụ thể trước khi lập phương án bồi thường hỗ trợ để đảm bảo giá đất bồi thường sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường và đảm bảo tính hợp lý về giá của các khu vực có đất bị thu hồị
• Dự án đường 32m:
Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi được bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng; nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền tính theo giá đất cùng mục đích sử dụng.
Đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư (phải là thửa đất nằm trong khu dân cư), đất vườn ao liền kề với đất ở khu dân cư (là thửa đất có ít nhất một mặt tiếp giáp với đất ở khu dân cư) ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông ngiệp cùng mục đích sử dụng còn được hỗ trợ bằng tiền; giá tính hỗ trợ bằng 30% giá đất ở liền kề.
Đối với đất thu hồi là đất ở thì tùy theo tính hợp pháp hay không hợp pháp theo quy định được bồi thường hoặc hỗ trợ bằng tiền.
Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, thị trấn được hỗ trợ 50% giá đất cùng loạị
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 57 Căn cứ vào Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ và Bảng giá đất do UBND tỉnh ban hành, Hội đồng GPMB đã xác định giá các loại đất cụ thể như sau:
• Đất 2 lúa, đất ao bị thu hồi của các hộ gia đình là đất trồng cây hàng năm hạng 1 với giá quy định là 21.000 đồng/m2
• Đất vườn của các hộ gia đình khu dân cư là đất trồng cây lâu năm hạng 1 với giá quy định là 23.000 đồng/m2
• Giá đất ở trong quy định theo bảng sau:
Bảng 4.6. Giá đất ở áp dụng tại dự án 1
Đơn giá (đồng/m2)
STT Tên đường-đoạn đường
Tối thiểu Tối đa 1
2
TT Xuân Trường
Từ nhà ông Phú đến nhà ông Toản Từ nhà ông Đạo đến nhà ông Kiều
Xã Xuân Kiên
Từ nhà ông Bưởi đến hết chùa Kiên Lao
225.000 175.000 500.000 900.000 700.000 2.000.000
(Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Xuân Trường)
Bảng 4.7. Tổng hợp kết quả bồi thường về đất
STT Loại đất Diện tích (m2) Thành tiền (đồng) 1 Đất hai lúa 69.862,5 1.467.112.500 2 Đất trồng cây hàng năm 758,4 15.926.400 3 Đất vườn 3.168,4 72.873.200 4 Đất ao 5.284,8 110.980.800 5 Đất ở 3.578,0 7.977.386.900 Tổng cộng 82.652,1 9.533.299.000
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 58 Tuy Hội đồng GPMB đã áp dụng đúng các quy định về mức bồi thường, hỗ trợ theo Nghị định 197/2004/NĐ-CP và Nghị định 84/2007/NĐ-CP nhưng do công tác GPMB kéo dài nhiều năm nên ban đầu vẫn còn một số hộ gia đình cá nhân vẫn chưa chấp nhận phương án bồi thường với lý do yêu cầu chủ đầu từ phải thương lượng với nhân dân về giá bồi thường; nguyên nhân khác là do trong quá trình thực hiện phương án bồi thường theo Nghị định 84/2007/NĐ-CP thì Nghị định 69/2009/NĐ-CP ra đời với mức bồi thường, hỗ trợ cao hơn rất nhiều so quy định cũ, từ đó dẫn đến có rất nhiều kiến nghị phải trả tiền bồi thường theo các quy định mới tại Nghị định 69/2009/NĐ-CP. Sau khi được Hội đồng GPMB đưa ra các căn cứ giải thích thì các hộ dân đã chấp nhận.
• Dự án kiên cố hóa kênh Đồng Nê-Chợ Đê:
Sau khi Nghị định 69/2009/NĐ-CP có hiệu lực, UBND tỉnh Nam Định đã ban hành Quyết định số 24/2009/QĐ-UBND ngày 27/11/2009 V/v Ban hành quy định cụ thể một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nam Định. Theo đó chính sách bồi thường đến thời điểm này đã có một số điểm thay đổi có lợi cho người bị thu hồị
Tổng số hộ dân bị thu hồi GPMB là 41 hộ gia đình, cá nhân, trong đó có 31 hộ bị thu hồi đất nông nghiệp được giao theo Nghị định 64-CP và đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tất cả các hộ trên đều được bồi thường 100% theo giá đất nông nghiệp; 10 hộ dân bị thu hồi đất ở đều được bồi thường 100% theo giá đất ở đối với diện tích đất ở, diện tích còn lại không được công nhận là đất ở được bồi thường 100% theo giá đất nông nghiệp và hỗ trợ 50% theo giá đất ở liền kề.
Giá đất để tính bồi thường tại dự án này căn cứ theo Quyết định số 26/2009/QĐ-UBND ngày 16/12/2009 của UBND tỉnh Nam Định quy định về các loại giá đất trên địa bàn tỉnh Nam Định Năm 2010. Cụ thể giá đất tính bồi thường đối với đất nông nghiệp là 50.000 đ/m2, giá đất ở theo bảng sau:
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 59
Bảng 4.8. Giá đất ở tại dự án 2
Đơn vị tính 1.000 đồng
Vị trí
STT Tên đường - đoạn đường
1 2 3 4
1 Xã Xuân Thượng
Từ cầu 50 đến cống Cờ (Xuân Thủy) 1.000 550 250
(Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Xuân Trường)
Bảng 4.9. Tổng hợp kết quả bồi thường về đất
STT Loại đất Diện tích (m2) Thành tiền (1.000 đồng) 1 Đất hai lúa 1.564,8 162.015 2 Đất ở 191,1 204.207 Tổng cộng 15.463,9 366.222
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra )
Đối với dự án kiên cố hóa kênh Đồng Nê-Chợ Đê, do đất nông nghiệp thu hồi được hỗ trợ cao, mặt khác giá đất ở được bồi thường cũng tương đối sát với giá thị trường nên tất cả các hộ đều nhất trí với phương án, mức giá mà Hội đồng GPMB đưa ra và tự giác bàn giao mặt bằng trước thời hạn.
c. Bồi thường về tài sản trên đất và cây trồng, vật nuôi
Trên cơ sở Nghị định 197/2004/NĐ-CP; Thông tư 116/TT-BTC, UBND tỉnh Nam Định đã ban hành Quyết định số 2266/2006/QĐ-UBND về việc phê duyệt đơn giá bồi thường, GPMB thống nhất trên địa bàn tỉnh Nam Định (áp dụng cho Dự án 1) và Quyết định số 02/2008/QĐ-UBND ngày 07/3/2008, Quyết định số 15/2008/QĐ-UBND ngày 29/7/2008 (áp dụng cho Dự án 2) đã quy định hết sức chi tiết, rõ ràng về cách tính toán bồi thường và đơn giá bồi thường, hỗ trợ nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc, cây cối, hoa màụ khi Nhà nước thu hồi đất.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 60 Nguyên tắc bồi thường về tài sản:
- Tài sản gắn liền với đất bao gồm: Nhà, công trình xây dựng đơn chiếc; nhà, công trình xây dựng theo một hệ thống trong một khuôn viên đất .
- Tài sản gắn liền với đất được tạo lập sau khi có qui hoạch, kế hoạch SDĐ, được công bố công khai hoặc cắm mốc chỉ giới thì không được bồi thường.
- Mức bồi thường nhà, vật kiến trúc bằng giá trị xây mới của nhà và vật kiến trúc cộng với một khoản tiền bằng tỷ lệ % trên giá trị xây mới của nhà và vật kiến trúc (nếu có).
Nguyên tắc bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi:
- Đối với cây lâu năm được tính bằng giá trị hiện có của vườn câỵ
- Đối với cây trồng hàng năm được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch theo năng suất cao nhất trong 3 năm trước liền kề với giá trung bình của thị trường. Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển được thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển khi phải trồng lạị
- Đối với vật nuôi tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ đánh bắt thì không phải bồi thường, chưa đến thời kỳ đánh bắt thì được bồi thường thực tế do phải đánh bắt sớm, trường hợp có thể di chuyển được thì bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây rạ
Bảng 4.10. Kết quả bồi thường tài sản, cây trồng vật nuôi tại hai dự án
STT Hạng mục Tiền bồi thường (1.000 đồng)
I Dự án 1 5.908.443
1 Nhà, công trình vật kiến trúc 5.673.997
2 Cây cối, hoa màu 234.406
II Dự án 2 598.718
1 Nhà, công trình vật kiến trúc 595.025
2 Cây cối, hoa màu 3.693
Tổng 6.507.161
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 61 d. Chính sách hỗ trợ
Song song với công tác bồi thường, để giúp cho người dân ổn định sản xuất và đời sống sau khi bị thu hồi đất, Hội đồngGPMB đã áp dụng một loạt các chính sách hỗ trợ. Tùy từng trường hợp và điều kiện cụ thể để áp dụng các chính sách khác nhau nhằm đảm bảo công bằng xã hộị
* Dự án 1:
Theo Quyết định số 2266/2006/QĐ-UBND của tỉnh Nam Định về việc phê duyệt đơn giá bồi thường, GPMB thống nhất trên địa tỉnh Nam Định
1. Hỗ trợ di chuyển: Hộ gia đình, cá nhân khi bị nhà nước thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở đã quy định tại điểm 1 Điều 27 Nghị định 197/NĐ-CP được hỗ trợ cụ thể như sau:
• Trong phạm vi xã, phường, thị trấn =1.000.000 đồng/hộ • Ngoài phạm vi xã, phường, thị trấn =2.000.000 đồng/hộ • Ngoài phạm vi huyện, thành phố = 3.000.000 đồng/hộ
2. Hỗ trợ thuê nhà: Người bị thu hồi đất không còn chỗ ở nào khác sau khi đã bàn giao mặt bằng nơi ở cũ và nhận đất tại khu tái định cư. Trong thời gian chờ tạo lập chỗ ở mới (tại khu tái định cư) được hỗ trợ tiền thuê nhà thời gian từ 3-6 tháng; với các mức giá như sau:
• 200.000 đồng/khẩu/tháng đối với các hộ độc thân • 150.000 đồng/khẩu/tháng đối với các hộ 2 nhân khẩu • 100.000 đồng/khẩu/tháng đối với các hộ trên 2 nhân khẩu
3. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm, ổn định sản xuất, đời sống, chuyển đổi cơ cấu sản xuất
Áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp có đất bị thu hồi từ trên 30% diện tích, được áp dụng các mức:
• Chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm: 700 đồng/m2 • Ổn định sản xuất, đời sống: 1.000 đồng/m2
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 62
• Chuyển đổi cơ cấu sản xuất: 1.000 đồng/m2
4. Chính sách hỗ trợ khác: Hỗ trợ cho người hưởng trợ cấp xã hội, tối thiểu là 1.000.000 đồng; hỗ trợ khác đối với các trường hợp thực hiện phá dỡ công trình di chuyển theo đúng kế hoạch tối thiểu là 500.000 đ/hộ, tối đa là 5.000.000 đồng/hộ. Mức thưởng cụ thể do Hội đồng GPMB huyện lập trình Hội đồng GPMB tỉnh thông qua trước khi trình UBND tỉnh xem xét quyết định.
Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã được hỗ trợ 50% theo giá