Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2012 là 94.015 người người chiếm 56,7% dân số toàn huyện.
Lao động của huyện được phân phối trong các ngành không đều, lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn, cụ thể: lao động
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 35 đang làm việc trong ngành nông nghiệp là 68.427 người; công nghiệp và xây dựng là 13.817 người; dịch vụ là 11.771 ngườị Triển khai có hiệu quả chương trình Quốc gia về giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèọ Hàng năm có trên 3.290 người có việc làm mới, trong đó có 30% số lao động được đào tạo nghề.
- Thu nhập và mức sống dân cư
Thu nhập bình quân đầu người đạt 11 triệu đồng/năm (mục tiêu năm 2011 đạt 13,2 triệu đồng). Năm 2012 có khoảng 420 hộ thoát nghèo và tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 4,82%.
4.1.2.4 Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
ạ Thực trạng phát triển đô thị
Thị trấn Xuân Trường có tổng diện tích tự nhiên là 645,02 ha chiếm 5,61% diện tích tự nhiên của huyện. Dân số đô thị là 7.567 người chiếm 4,56% dân số tự nhiên của toàn huyện, mật độ dân số đạt 1.173 người/km2 (mật độ dân số trung bình của huyện 1.443 người/km2).
Quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ. Thị trấn Xuân Trường đang được đầu tư xây dựng ngày càng hoàn thiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hộị Một số khu vực ven đường quốc lộ, tỉnh lộ và các khu vực tập trung giao lưu kinh tế của các xã, ... đã hình thành những cụm dân cư, cụm điểm phát triển sản xuất kinh doanh, hoạt động thương mại - dịch vụ, mang sắc thái của một đô thị nhỏ: Khu vực xã Xuân Kiên, khu cầu Lạc Quần, khu bệnh viện huyện.
b. Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn
Khu dân cư nông thôn những năm gần đây đã có sự biến đổi lớn về cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông liên thôn, liên xã, hệ thống điện nông thôn, thông tin liên lạc và hệ thống giáo dục đào tạo được phát triển mạnh tác động đến điều kiện sinh hoạt và sản xuất của cộng đồng dân cư. Cụ thể là đã có 100% xã đều có đường ô tô tận nơi, 100% số xã có lưới điện quốc gia, tỷ lệ
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 36 số hộ dùng điện đạt 100%; tỷ lệ sử dụng nước hợp vệ sinh cao; tỷ lệ các xã có điểm bưu điện văn hóa, điểm cung cấp dịch vụ Internet ngày càng tăng, phủ sóng điện thoại; có 100% xã có trường tiểu học và có trạm y tế hoạt động.
4.1.2.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
ạ Hệ thống giao thông
Hệ thống giao thông của huyện là đường bộ và đường sông, có khả năng liên kết rộng rãi địa bàn huyện với các địa phương lân cận; hoạt động vận tải trên địa bàn huyện chủ yếu vẫn là giao thông đường bộ.
Giao thông vận tải đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách phục vụ tốt các ngành kinh tế đặc biệt là du lịch, góp phần thúc đẩy sự tăng trường kinh tế xã hội của huyện.
- Đường bộ: hệ thống giao thông vận tải của huyện đường bộ giữ vai trò chủ đạo, được phân bố đều khắp trên địa bàn huyện, có tổng chiều dài 75 km, bao gồm quốc lộ 21, tỉnh lộ 489, huyện lộ dài 49,9 km. Quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ và đường liên xã cơ bản được giải nhựa, đường giao thông nông thôn đã được kiên cố hóa; hệ thống giao thông quốc lộ, tỉnh lộ đã đạt từ cấp V đến cấp III đồng bằng, đảm bảo chất lượng khai thác từ trung bình trở lên.
- Đường sông: có 02 sông chính chảy qua là sông Hồng, sông Ninh Cơ và sông Sò các phương tiện có trọng tải dưới 400 tấn có thể hoạt động trên 3 tuyến sông nàỵ
b. Hệ thống thủy lợi
Hệ thống hồ, đập không chỉ cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp mà còn phục vụ đời sống của nhân dân.
Trong những năm qua đã xây dựng nhiều công trình thủy lợi để đảm bảo tưới tiêu cho trồng trọt và phòng chống lụt bão trên địa bàn huyện như: công trình kè lát mái, tường chắn thay thế đê con trạch bằng đất đoạn đê tả Ninh Cơ; nạo vét sông Láng, kênh Cát Xuyên, tuyến kênh chợ Đê 2 dài 2 km,
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 37 tuyến kênh Mã dài 3,2 km, kiên cố hóa kênh mương Trung Linh, kênh Trà Thượng, kênh Đồng Nê và xây mới các tuyến thủy lợi nội đồng .
c. Hệ thống điện
Nguồn điện lưới quốc gia: Các xã, thị trấn đều có lưới điện 350 KV hoặc 10 KV, toàn bộ các xã đều có điện sử dụng thông qua mạng lưới phân phối điện là các trạm hạ thế và mạng lưới đường dây hạ thế, đến nay 100% số hộ được sử dụng điện. Tuy nhiên, do mạng lưới phân phối điện không đều, chất lượng và giá thành khác nhau do đầu tư đã lâụ
d. Bưu chính viễn thông
Hệ thống bưu chính viễn thông được đầu tư đồng bộ, hiện đại và phát triển rộng khắp nhằm kịp thời phục vụ nhu cầu của nhân dân và khách du lịch. Đến nay tỷ lệ các xã đã có điểm bưu điện văn hóa, cung cấp dịch vụ Internet, phủ sóng điện thoại tương đối caọ Năm 2012, hầu hết các công sở trên địa bàn huyện đều có điểm truy cập mạng internet, các cơ sở kinh doanh du lịch đều thiết lập được website…. Dịch vụ bưu chính, viễn thông trên địa bàn khá hoàn thiện và đồng bộ, chất lượng phục vụ ngày càng tốt hơn.
ẹ Cơ sở văn hóa - thể dục thể thao
Đã tổ chức thực hiện tích cực các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và của Tỉnh về công tác VH-TT-TT; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội truyền thống và triển khai phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Toàn huyện có 65% số xóm đạt danh hiệu xóm văn hóa, 70% số gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa; 90% cơ quan, doanh nghiệp, trường học, trạm y tế đạt tiêu chuẩn nếp sống văn hóa; đã có 203/312 thôn, xóm, tổ dân phố xây dựng được Nhà văn hóa đạt 65%.
f. Cơ sở y tế
Đã củng cố, kiện toàn bộ máy ngành y tế theo chỉ đạo của Trung ương và của Tỉnh. Tái lập phòng Y tế trực thuộc UBND huyện; thành lập mới và
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 38 chuyển Bệnh viện đa khoa, Trung tâm DS- KHHGĐ, Trung tâm Y tế dự phòng huyện và Trạm Y tế các xã, thị trấn về Sở Y tế Nam Định quản lý. Chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, y đức và tinh thần thái độ phục vụ người bệnh cho đội ngũ y bác sỹ và nhân viên y tế huyện và cơ sở.
Triển khai trên diện rộng các chương trình y tế quốc gia, tích cực việc phòng chống dịch tiêu chảy cấp, dịch cúm A (H5N1) và (H1N1) không để lây lan và không để xảy ra tử vong.
Bệnh viện Đa khoa trung tâm huyện đã và đang được cải tạo, nâng cấp; 17 xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế. Đã tranh thủ sự giúp đỡ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, hoàn thành giai đoạn I và triển khai xây dựng giai đoạn II Trạm Y tế xã Xuân Thủỵ
Công tác xã hội hóa về y tế ngày càng được mở rộng, các loại hình y tế tư nhân đã và đang phát triển. Ngoài các cơ sở khám chữa bệnh công lập, toàn huyện có 03 phòng khám đa khoa tư nhân góp phần phục vụ ngày càng tốt hơn việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
g. Cơ sở giáo dục đào tạo
Đã chú trọng chỉ đạo đầu tư cơ sở vật chất cho ngành giáo dục. Đặc biệt, từ năm 2008 đến nay, thực hiện chương trình kiên cố hóa trường lớp từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ, huyện và các địa phương đã huy động vốn từ nhiều nguồn để xây dựng mới 169 phòng học. Toàn huyện hiện có 05 trường Mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ I; 03 trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ II; 07 trường THCS và trường PTTH Xuân Trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2001-2010; năm học 2007-2008, trường THPT Nguyễn Trường Thúy được thành lập, đưa tổng số trường THPT của huyện lên 05 trường.
Công tác quản lý về tổ chức và tài chính trong ngành Giáo dục được đổi mới theo hướng phân cấp để tăng quyền tự chủ và nâng cao trách nhiệm của các cơ sở giáo dục. Coi trọng chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục đào
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 39 tạo đại trà. Tỷ lệ giáo viên toàn huyện đạt chuẩn là 98,4%, trong đó trên chuẩn là 45,2%. Tăng tỷ lệ trẻ em vào nhà trẻ, lớp mẫu giáo và tỷ lệ trẻ được nuôi bán trú. Giữ vững chỉ tiêu phổ cập ở các bậc học, ngành học. Công tác giáo dục thường xuyên và hoạt động của Trung tâm giáo dục cộng đồng ở các xã, thị trấn được duy trì. Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập phát triển rộng khắp từ các thôn xóm, dòng họ, các cơ quan, đơn vị, các tổ chức xã hộị
4.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường
4.1.3.1 Thuận lợi