Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ở tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 30 - 33)

Tính từ năm 2005 đến tháng 10/2010 toàn tỉnh Nam Định có 302 dự án với diện tích đất thu hồi 1.480,62 ha (trong đó đất nông nghiệp 1.197,31 ha; đất ở 33,87 ha; đất khác còn lại 249,44 ha) với tổng số hộ bị thu hồi đất 23.070 hộ. Tổng số tiền bồi thường được duyệt là 1.085 tỷ đồng (trong đó BTHT về đất 768,9 tỷ đồng; BTHT về tài sản, vật kiến trúc 229,2 tỷ đồng; BTHT cây trồng vật nuôi 22,6 tỷ đồng; Hỗ trợ ổn định đời sống, tạo việc làm 64,3 tỷ đồng) [38].

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 22 phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như: Các khu công nghiệp Hoà Xá, Mỹ Trung; Các khu đô thị mới Hoà Vượng, Thống Nhất, Mỹ Trung; các cụm công nghiệp Xuân Tiến, Xuân Hùng, Cổ Lễ, Cát Thành, Yên Ninh, Yên Xá, Thị trấn Lâm, ... Các dự án xây dựng cải tạo những tuyến đường giao thông huyết mạch của tỉnh như đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình; đường BOT Nam Định - Mỹ Lộc; Quốc lộ 21, tỉnh lộ 490 và nhiều tỉnh lộ, huyện khác ...

Nhìn chung, việc xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã tuân thủ quy định của pháp luật, vận dụng cụ thể, linh hoạt vào điều kiện của từng địa phương trong từng thời điểm; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thu hồi đất; góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện quy định của Luật Đất đai là khu TĐC phải có điều kiện cơ sở hạ tầng bằng hoặc tốt hơn vị trí thu hồi đất, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành đầu tư xây dựng các khu TĐC tập trung của thành phố Nam Định đảm bảo yêu cầu về hạ tầng của các khu đô thị mới; các công trình hạ tầng về đường điện, văn hoá, xã hội, thể dục thể thao, ... được xây dựng đồng bộ. Tại thành phố Nam Định đã và đang xây dựng 6 khu TĐC tập trung với diện tích 50,4 hạ

Đối với khu vực nông thôn, do phong tục, tập quán của nhân dân chưa thích ứng với các khu TĐC tập trung và do số hộ có đủ điều kiện và nhu cầu TĐC tập trung tại từng xã, thị trấn thấp nên đến nay toàn tỉnh mới xây dựng 5 khu TĐC tập trung tại xã Nghĩa An, Yên Hồng, Yên Chính, Yên Nghĩa, Mỹ Hưng, còn lại chủ yếu là bố trí TĐC phân tán, đồng thời hỗ trợ kinh phí để hộ được TĐC đầu tư cơ sở hạ tầng đảm bảo nơi ở TĐC có điều kiện hạ tầng tốt hơn vị trí đất bị thu hồị

Kết quả trong 5 năm đã bố trí giao đất TĐC cho 2.317 hộ thuộc diện TĐC với diện tích đất 32,3 hạ

Các hộ được bố trí TĐC đều có đủ điều kiện nhanh chóng ổn định nơi ở mới, ổn định đời sống, sản xuất.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 23 Công tác GPMB 5 năm qua đã đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho các công trình hạ tầng. Những công trình kết cấu hạ tầng được xây dựng và đưa vào sử dụng đã thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị và nông thôn Nam Định.

Tuy nhiên tiến độ lập, thực hiện phương án BTHT và TĐC, GPMB còn một số công trình vẫn bị kéo dài chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là các công trình thực hiện bồi thường hỗ trợ theo Nghị định 197/2004/NĐ-CP, Nghị định 84/2007/NĐ-CP chuyển tiếp sang thực hiện sau khi Nghị định 69/2009/NĐ-CP có hiệu lực gây khó khăn cho nhà đầu tư, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đầu tư (như dự án Khu công nghiệp Bảo Minh, dự án Văn hóa Trần, dự án Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình).

Hội đồng BTHT và TĐC ở một số dự án thực hiện một số thủ tục chưa kịp thời, trình tự các bước chưa chặt chẽ, chưa đúng quy hoạch; tuy không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người có đất bị thu hồi nhưng một số đối tượng thiếu tinh thần xây dựng, lợi dụng khiếu kiện gây khó khăn cho công tác GPMB.

Kiến nghị, thắc mắc, khiếu kiện của công dân liên quan đến GPMB tuy đã được các cấp, các ngành tập trung giải quyết nhưng hiệu quả chưa cao, một số vụ việc còn kéo dài, một số nơi vẫn còn biểu hiện đùn đẩy, né tránh trong giải quyết, gây bức xúc đối với một bộ phận người bị thu hồi đất.

Chính sách hỗ trợ ổn định đời sống, việc làm đã được thực hiện nhưng chủ yếu hỗ trợ bằng tiền; vấn đề hỗ trợ đối với hộ nghèo, vấn đề lao động, đời sống, việc làm và thu nhập của người dân sau khi bị thu hồi đất chưa được quan tâm đúng mức [38].

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 24

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện xuân trường, tỉnh nam định (Trang 30 - 33)