Khái quát chung về tình hình tín dụng tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ngân hàng Phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long chi nhánh Trà Vinh.pdf (Trang 57 - 60)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

4.2.1. Khái quát chung về tình hình tín dụng tại Ngân hàng

Nói đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng là nói đến hoạt động Ngân hàng cho khách hàng vay tiền nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh hay cho nhu cầu chi tiêu của khách hàng. Để hoạt động tín dụng thực sự mang lại hiệu quả và phát huy vai trò của nó, MHB Trà Vinh luôn chú trọng thực hiện đúng đường lối, chủ trương và các chỉ tiêu kế hoạch của cấp trên đề ra. Việc phân tích tín dụng sẽ giúp Ngân hàng đánh giá năng lực hoạt động của mình theo những nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Ngoài ra, nó còn giúp Ngân hàng tìm ra

những giải pháp để khắc phục kịp thời những mặt còn tồn tại nhằm làm cho hoạt động của Ngân hàng ngày càng hiệu quả hơn.

Bảng 6: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA MHB TRÀ VINH QUA 3 NĂM (2006-2008) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch 2007/2006 2008/2007 Số tiền (%) Số tiền (%)

Doanh số cho vay 532.618 792.369 1.165.094 259.751 48,77 372.725 47,04 Doanh số thu nợ 464.918 709.187 1.096.595 244.269 52,54 387.408 54,63 Dư nợ 476.124 559.306 627.805 83.182 17,47 68.499 12,25 Nợ quá hạn 4.583 9.006 16.685 4.423 96,51 7.679 85,27 Nợ xấu 3.710 8.931 15.641 5.221 140,73 6.710 75,13

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh MHB Trà Vinh)

0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 2006 2007 2008 Năm Triệu đồng

Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ

Nợ quá hạn Nợ xấu

Hình 5: Tình hình hoạt động tín dụng của MHB Trà Vinh qua 3 năm

Cho vay là một hoạt động cơ bản tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng, tốc độ tăng cho vay chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Nền kinh tế tỉnh Trà Vinh phụ thuộc nhiều vào ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp, đặc biệt trong những năm qua nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá mạnh, chính vì vậy mà nhu cầu vốn ngày càng lớn. Do đó doanh số cho vay qua 3 năm của MHB Trà

năm 2007 đạt 792.369 triệu đồng, tăng 259.751 triệu đồng, tương ứng tăng 48,77% so với năm 2006. Đến năm 2008 doanh số cho vay đạt 1.165.094 triệu đồng, so với năm 2007 tăng 372.725 triệu đồng, tương ứng tăng 47,04%.

Doanh số cho vay tăng mạnh qua các năm do kinh tế tỉnh Trà Vinh phát triển mạnh làm cho nhu cầu vốn của xã hội tăng mạnh, các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước giúp cho đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, đồng thời Ngân hàng đã tạo được danh tiếng và lòng tin của khách hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng không ngừng nâng cao công tác tín dụng, công tác cho vay có hiệu quả và thuận tiện cho khách hàng, thủ tục cho vay đơn giản, nhanh chóng đưa vốn đến tận tay người dân. Mặt khác, MHB Trà Vinh không ngừng đầu tư vào thế mạnh của tỉnh nhà, cố gắng mở rộng địa bàn hoạt động, Ngân hàng đã thành lập thêm 06 Phòng Giao dịch ở thị xã Trà Vinh và ở 5 huyện trong tỉnh để thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân, xem xét mọi nhu cầu vay vốn và nhận thấy hợp lý sẽ tiến hành cho vay. Một điều quan trọng khác, Ngân hàng thu hút được khách hàng là ở tác phong làm việc của nhân viên: vui vẻ, hiếu khách và tận tình hướng dẫn mọi thủ tục cho khách hàng.

Trong những năm qua Ngân hàng rất thận trọng khi cho khách hàng vay, công tác thẩm định được thực hiện chặt chẽ và hầu hết khách hàng vay vốn tại Ngân hàng điều làm ăn có hiệu quả nên khả năng thu hồi nợ rất tốt và tăng theo sự tăng trưởng của doanh số cho vay. Cụ thể, năm 2006 doanh số thu nợ là 464.918 triệu đồng, sang năm 2007 đạt 709.187 triệu đồng, tăng 244.269 triệu đồng, tương ứng tăng 52,54% so với năm 2006. Đến năm 2008 doanh số thu nợ đạt 1.096.595 triệu đồng, tăng 387.408 triệu đồng hay 54,63% so với năm 2007. Có được kết quả này là do Ngân hàng không ngừng nâng cao chất lượng ở khâu thẩm định, tuân thủ đúng quy trình tín dụng, quy chế cho vay và luôn bám sát hoạt động tín dụng. Ngoài ra Ngân hàng còn tăng cường công tác kiểm tra sau cho vay, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, đảm bảo an toàn vốn, do đó làm cho doanh số thu hồi nợ của Ngân hàng không ngừng tăng lên qua các năm.

Dư nợ là kết quả của công tác cho vay và thu hồi nợ của Ngân hàng. Trong các năm qua doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều tăng do đó dư nợ cũng tăng theo. Dư nợ năm 2006 là 476.124 triệu đồng, năm 2007 dư nợ đạt 559.306

triệu đồng, tăng 17,47% hay 83.182 triệu đồng so với năm 2006, năm 2008 d ư nợ là 627.805 triệu đồng, tăng 12,25% hay 68.499 triệu đồng so với năm 2007. Mặc dù trong tình hình chịu sự cạnh tranh cao với các Ngân hàng thương mại khác trong cùng địa bàn. Tuy nhiên, Ngân hàng luôn tích cực tìm kiếm và tiếp cận khách hàng trong việc mở rộng mạng lưới hoạt động, tập trung đầu tư vào các dự án doanh nghiệp vừa và nhỏ, các dự án ngắn hạn, trung hạn khả thi sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Do đó, dư nợ của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng.

Nợ quá hạn là vấn đề các ngân hàng rất quan tâm. Khi nợ quá hạn phát sinh thì Ngân hàng phải tốn nhiều chi phí và công sức để thu hồi món nợ đó. Nhìn chung nợ quá hạn tăng khá cao qua các năm. Nợ quá hạn năm 2006 là 4.583 triệu đồng, năm 2007 là 9.006 triệu đồng tăng 4.423 triệu đồng tương ứng tăng 96,51% so với năm 2006, đến năm 2008 là 16.685 triệu đồng tăng 7.679 triệu đồng tương ứng tăng 85,27% so với năm 2007. Cùng với nợ quá hạn thì nợ xấu cũng tăng qua các năm với tốc độ tăng rất cao. Năm 2007 tăng 140,73% so với năm 2006, đến năm 2008 thì tỷ lệ này tăng 75,13% so với năm 2007. Với tốc độ tăng cao như vậy, Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến công tác xử lý nợ và đồng vốn cho vay của Ngân hàng chưa thực sự mang lại hiệu quả cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ngân hàng Phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long chi nhánh Trà Vinh.pdf (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)