Phân tích tình hình dư nợ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ngân hàng Phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long chi nhánh Trà Vinh.pdf (Trang 82 - 91)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

4.2.4.Phân tích tình hình dư nợ

Dư nợ cho vay có thể được hiểu là hiệu số giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Như vậy, chỉ tiêu dư nợ cho vay là khoản tiền đã giải ngân mà Ngân hàng chưa thu hồi về. Dư nợ cho vay là chỉ tiêu xác thực để đánh giá về quy mô hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ. Đây l à chỉ tiêu không thể thiếu khi nói đến hoạt động tín dụng của một Ngân hàng. Nhìn chung, các ngân hàng thương mại có mức dư nợ cao thường là các ngân hàng có quy mô hoạt động rộng, nguồn vốn mạnh và đa dạng

4.2.4.1. Dư nợ theo thời hạn tín dụng

Dư nợ là kết quả có được từ diễn biến tình hình cho vay. Do đó doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay nên dư nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Tỷ trọng năm 2006 là 78,17%, năm 2007 là 81,60%, năm 2008 là 74,90%. Dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn so với dư nợ ngắn hạn. Tỷ trọng lần lượt qua 3 năm là 21,83% - 18,40% - 25,10%.

Bảng 13: DƯ NỢ THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền Tỷ trọng (%) 2007/2006 2008/2007 Số tiền (%) Số tiền (%) Ngắn hạn 372.193 78,17 456.408 81,60 470.230 74,90 84.215 22,63 13.822 3,03 Trung và dài hạn 103.931 21,83 102.898 18,40 157.575 25,10 (1.033) (0,99) 54.677 53,14 Tổng cộng 476.124 100 559.306 100 627.805 100 83.182 17,47 68.499 12,25

0 100000 200000 300000 400000 500000 2006 2007 2008 Năm Triệu đồng Ngắn hạn Trung và dài hạn

Hình 12: Dư nợ theo thời hạn tín dụng

Về tốc độ tăng giảm, trong thời gian qua, doanh số cho vay của Ngân hàng liên tục tăng lên góp phần làm cho tổng dư nợ cũng có sự gia tăng đáng kể. Năm 2007 tổng dư nợ của Ngân hàng tăng 17,47% so với năm 2006, rõ ràng hoạt động tín dụng của Ngân hàng đã có sự tăng trưởng với tốc độ khá cao. Trong đó dư nợ ngắn hạn năm 2007 tăng 22,63%, tương đương 84.215 triệu đồng so với năm 2006. Kết quả này cho thấy Ngân hàng tập trung vào các lĩnh vực đầu tư ngắn hạn mà khách hàng chủ yếu vẫn là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó, dư nợ trung và dài hạn trong năm 2007 lại giảm nhẹ. So với năm 2006, dư nợ trung và dài hạn năm 2007 giảm 1.033 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 0,99%. Bước sang năm 2008, tổng dư nợ của Ngân hàng tăng 12,25% so với năm 2007. Trong đó, dư nợ ngắn hạn tăng nhẹ chỉ 3,03%, tương đương 13.822 triệu đồng so với năm 2007. Dư nợ trung và dài hạn tăng mạnh 54.677 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 53,14% so với cùng kỳ. Có được điều đó một phần là do trong năm 2008, cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng tăng đáng kể. Bên cạnh, Ngân hàng tiếp tục công tác sàng lọc kỹ khách hàng cho vay nên giảm tính rủi ro.

Thực tế khi quyết định cho vay, ngoài việc chú trọng vào giá trị tài sản đảm bảo của khách hàng Ngân hàng còn tập trung tìm hiểu thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, nguồn trả nợ và tư cách của người vay. Có như vậy dư nợ tín dụng được mở rộng, đem lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng và cũng tránh cho Ngân hàng việc phải tiến hành và theo đuổi các vụ kiện khi người vay không trả được nợ.

4.2.4.2. Dư nợ theo thành phần kinh tế

Xét về cơ cấu cũng giống như doanh số cho vay và doanh số thu nợ, dư nợ của thành phần kinh tế Nhà nước luôn chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng dư nợ. Tỷ trọng từ năm 2006 đến năm 2008 là 1,48% - 0,09% - 0,08%. Tỷ trọng cao thứ 2 là thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tỷ trọng qua 3 năm là 12,24% - 15,17% - 18,21%. Chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là thành phần kinh tế cá

thể, năm 2006 chiếm tỷ trọng 86,28%, đến năm 2007 chiếm 84,74%, năm 2008 có tỷ trọng là 81,71%.

Bảng 14: DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2007/2006 2008/2007 Số tiền (%) Số tiền (%) Kinh tế Nhà nước 7.044 1,48 478 0,09 496 0,08 (6.566) (93,21) 18 3,77

Kinh tế ngoài quốc doanh 58.258 12,24 84.852 15,17 114.302 18,21 26.594 45,65 29.450 34,71 Kinh tế cá thể 410.822 86,28 473.976 84,74 513.007 81,71 63.154 15,37 39.031 8,23

Tổng cộng 476.124 100 559.306 100 627.805 100 83.182 17,47 68.499 12,25

0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 2006 2007 2008 Năm Triệ u đồng Kinh tế Nhà nước

Kinh tế ngoài quốc doanh Kinh tế cá thể

Hình 13: Dư nợ theo thành phần kinh tế

Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ đối với thành phần kinh tế Nhà nước giảm mạnh vào năm 2007. Dư nợ năm 2007 chỉ có 478 triệu đồng, giảm 93,21% so với năm 2006. Nguyên nhân là do doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế Nhà nước giảm trong khi đó doanh số thu nợ tăng cao, do đó dư nợ cũng giảm mạnh. Đến năm 2008 dư nợ tăng lên nhưng với tỷ lệ thấp chỉ 3,77%. Do thành phần kinh tế Nhà nước không phải là thành phần kinh tế mà Ngân hàng chú trọng cho vay.

Hiện nay nền kinh tế có những bước phát triển mới trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh như công ty, doanh nghiệp phát triển, vì vậy ngày càng nhiều các công ty, doanh nghiệp đến chi nhánh để yêu cầu được vay vốn. Do đó, dư nợ đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đều tăng qua các năm, năm 2007 đạt 84.852 triệu đồng tăng 45,65% so với năm 2006, năm 2008 tăng 34,71% so với năm 2007.

Đối với thành phần kinh tế cá thể: Cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay, dư nợ của thành phần kinh tế này cũng tăng qua 3 năm. Dư nợ năm 2007 đạt 473.976 triệu đồng tăng 15,37% so với năm 2006, đến năm 2008 là 513.007 triệu đồng tăng 8,23% so với năm 2007.

4.2.4.3. Dư nợ theo ngành kinh tế

Xét về cơ cấu, ngành nông nghiệp có tỷ trọng giảm dần qua các năm. Năm 2006 có tỷ trọng là 25,93%, năm 2007 chiếm 23,69% và năm 2008 có tỷ trọng là 20,97%. Điều này do Ngân hàng đang tập trung cho vay đối với doanh nghiệp mà trong nông nghiệp đa số là cá thể nhu cầu vay vốn thấp, vì vậy tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm qua các năm. Có thể nhận thấy công nghiệp chế biến là ngành chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng dư nợ, cụ thể tỷ trọng qua 3 năm như sau 0,93% - 0,42% - 0,38%. Tỷ trọng ngành xây dựng cũng giảm dần trong tổng dư nợ, tỷ trọng qua 3 năm lần lượt là 17,51% - 15,76% - 11,62%. Thương nghiệp là ngành có dư nợ chiếm vị trí cao nhất trong tổng dư nợ, tỷ trọng qua 3 năm là 37,70% - 43,04% - 48,76%. Điều này cho thấy Ngân hàng luôn ưu tiên cho vay đối với ngành thương nghiệp. Tỷ trọng của các ngành khác biến đổi không nhiều, tỷ trọng qua 3 năm như sau 17,93% - 17,10% - 18,26%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 15: DƯ NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền Tỷ trọng (%) 2007/2006 2008/2007 Số tiền (%) Số tiền (%) Nông nghiệp 123.452 25,93 132.476 23,69 131.650 20,97 9.024 7,31 (826) (0,62) Công nghiệp chế biến 4.431 0,93 2.332 0,42 2.373 0,38 (2.099) (47,37) 41 1,76

Xây dựng 83.361 17,51 88.141 15,76 72.982 11,62 4.780 5,73 (15.159) (17,20)

Thương nghiệp 179.492 37,70 240.717 43,04 306.147 48,76 61.225 34,11 65.430 27,18 Ngành khác 85.388 17,93 95.640 17,10 114.653 18,26 10.252 12,01 19.013 19,88

Tổng cộng 476.124 100 559.306 100 627.805 100 83.182 17,47 68.499 12,25

2006 37,70% 17,93% 25,93% 17,51% 0,93% Nông nghiệp Công nghiệp chế biến Xây dựng

Thương nghiệp Ngành khác

Hình 14: Dư nợ theo ngành kinh tế

- Về tốc độ tăng giảm, đối với ngành nông nghiệp, năm 2007 dư nợ tăng 9.024 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng 7,31% so với năm 2006. Sang năm 2008 giảm 826 triệu đồng tức giảm 0,62%. Ta thấy dư nợ ngành nông nghiệp năm 2007 tăng rất ít, do trong ngành nông nghiệp người dân vay để chăn nuôi, trồng trọt nên nhu cầu vốn thấp, mà Ngân hàng đang hạn chế cho vay các món nhỏ lẻ vì vậy dư nợ ngành nông nghiệp tăng rất thấp. Sang năm 2008 dư nợ lại giảm xuống, điều này là do năm 2008 lãi suất cho vay tăng cao nên người nông dân cũng hạn chế đi vay do đó làm cho dư nợ năm 2008 giảm.

- Có thể nhận thấy công nghiệp chế biến là ngành có dư nợ chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng dư nợ. Năm 2006, dư nợ ngành này là 4.431 triệu đồng, năm 2007 giảm tới 47,37% so với năm 2006 và năm 2008 tăng trở lại với tỷ lệ tăng chỉ 1,76% so với năm 2007 đạt 2.373 triệu đồng. Ngành công nghiệp chế biến đang được quan tâm phát triển tại tỉnh và Ngân hàng cũng đang đầu tư cho vay đối với ngành này nhưng dư nợ lại giảm vào năm 2007 và chỉ tăng nhẹ vào năm 2008 và tỷ trọng chiếm rất thấp trong tổng dư nợ. Điều này cho thấy Ngân hàng chưa thu hút được đối tượng này, Ngân hàng cần đưa ra chiến lược để thu hút

2008 48,76% 18,26% 11,62% 0,38% 20,97% 2007 17,10% 43,04% 0,42% 15,76% 23,69%

khách hàng thuộc ngành này, vì trong tương lai ngành công nghiệp chế biến sẽ rất phát triển.

- Đối với ngành xây dựng: Dư nợ của các món vay phục vụ cho việc xây dựng sửa chữa nhà biến động khá thất thường. Năm 2007 đạt 88.141 triệu đồng tăng hơn năm 2006 là 5,73%. Do năm 2007 kinh tế tỉnh phát triển khá cao, nhiều hệ thống cơ sở hạ tầng được xây dựng nên nhu cầu vay vốn cao do đó dư nợ tăng tuy tốc độ tăng chưa được cao lắm. Năm 2008 giảm 17,20% còn 72.982 triệu đồng. Nguyên nhân do doanh số cho vay ngành xây dựng giảm kéo theo dư nợ đối với ngành này cũng giảm. Mặt khác, nguồn vốn này được đầu tư nhưng không sinh lời và được trả bằng nguồn thu nhập khác và Ngân hàng chỉ cho vay đối với người dân ở thị trấn và thị xã, còn người dân ở xã, ấp thì Ngân hàng không chấp nhận cho vay. Do đó, làm cho dư nợ năm 2008 giảm xuống.

- Dư nợ đối với ngành thương nghiệp trong 3 năm 2006 - 2008 không ngừng tăng trưởng, tốc độ tăng dư nợ năm 2007 so với năm 2006 là 34,11% và năm 2008 tăng so với 2007 là 27,18%. Nguyên nhân đây là những khách hàng thân quen đối với Ngân hàng, tỷ trọng cũng như tốc độ tăng qua 3 năm đều cao. Mặt khác ngành này đang phát triển tại tỉnh do vậy mà Ngân hàng tăng cường cho vay đối với đối tượng này, tạo điều kiện cho họ có thể tiếp cận được nguồn vốn để mở rộng sản xuất làm cho dư nợ của ngành này tăng cao.

- Ngành khác: Dư nợ của ngành đều tăng dần qua 3 năm, năm 2007 dư nợ tăng 12,01% so với năm 2006, sang năm 2008 tăng 19,88% so với năm 2007. Do khách hàng có uy tín, trả nợ vay đầy đủ nên Ngân hàng mạnh dạn cho vay, dẫn đến dư nợ qua 3 năm đều tăng.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ngân hàng Phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long chi nhánh Trà Vinh.pdf (Trang 82 - 91)