Phân tích doanh số cho vay

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ngân hàng Phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long chi nhánh Trà Vinh.pdf (Trang 60 - 71)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

4.2.2. Phân tích doanh số cho vay

4.2.2.1. Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng

Cũng như các ngân hàng khác, sau khi huy động vốn MHB Trà Vinh nhanh chóng tìm các biện pháp để sử dụng nguồn vốn đó một cách có hiệu quả nhằm mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng, cũng như đáp ứng được nhu cầu về vốn cho nền kinh tế. Doanh số cho vay là tổng số tiền mà Ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một khoảng thời gian nhất định. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô của công tác tín dụng. Nếu Ngân hàng có nguồn vốn mạnh thì doanh số cho vay có thể cao hơn nhiều lần so với các Ngân hàng có nguồn vốn nhỏ. Do bản chất của hoạt động tín dụng Ngân hàng là “đi vay để cho vay”, vì thế với nguồn vốn huy động được trong mỗi năm Ngân hàng cần có những biện pháp hữu hiệu để sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả nhằm tránh tình trạng ứ đọng vốn. Trong những năm qua, hoạt động cho vay của Chi nhánh đã có những chuyển biến tích cực và được thể hiện như sau:

Bảng 7: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền Tỷ trọng (%) 2007/2006 2008/2007 Số tiền (%) Số tiền (%) Ngắn hạn 465.644 87,43 702.516 88,66 1.033.985 88,75 236.872 50,87 331.469 47,18 Trung và dài hạn 66.974 12,57 89.853 11,34 131.109 11,25 22.879 34,16 41.256 45,91 Tổng cộng 532.618 100 792.369 100 1.165.094 100 259.751 48,77 372.725 47,04

0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 2006 2007 2008 Năm Triệu đồng Ngắn hạn Trung và dài hạn Hình 6: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng

Nhìn chung, doanh số cho vay của Chi nhánh đã không ngừng tăng lên qua 3 năm. Đây là kết quả của sự nỗ lực hết mình cùng với việc thực hiện các biện pháp mở rộng tín dụng, cải thiện những thủ tục xin vay vốn cũng như tác phong phục vụ của cán bộ tín dụng. Điều đó cho thấy quy mô tín dụng của Chi nhánh ngày càng được mở rộng. Trong đó cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao, năm 2006 cho vay ngắn hạn chiếm 87,43%, sang năm 2007 chiếm 88,66%, đến năm 2008 chiếm 88,75% trong tổng doanh số cho vay. So với doanh số cho vay ngắn hạn thì doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay, tỷ trọng qua 3 năm là 12,57% - 11,34% - 11,25%. Thực tế cho thấy tín dụng ngắn hạn đang đóng vai trò chủ yếu trong quá trình sử dụng vốn của Ngân hàng. Nguyên nhân là do với thời hạn cho vay ngắn thì Ngân hàng sẽ thu hồi vốn nhanh hơn, do đó rủi ro thấp hơn so với cho vay trung và dài hạn. Thời hạn càng dài thì rủi ro càng cao, nên Ngân hàng hạn chế cho vay trung và dài hạn. Mặt khác, tỉnh Trà Vinh có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, các hộ sản xuất kinh doanh hoạt động sản xuất của họ đều mang tính chu kì. Vì vậy, họ cần vốn ngắn hạn để bổ sung nguồn vốn tạm thời thiếu hụt của mình. Tín dụng ngắn hạn tuy có thể thu hồi vốn nhanh để cho vay lại, nh ưng chính quá trình đó đã làm

tăng thêm chi phí cho Ngân hàng như chi phí thu nợ, chi phí tìm kiếm khách hàng mới và chi phí thẩm định món vay mới, làm lợi nhuận Ngân hàng giảm đi.

Qua bảng số liệu trên ta thấy, năm 2007 tổng doanh số cho vay của Ngân hàng tăng 48,77% so với năm 2006. Trong đó, cho vay ngắn hạn tăng 236.872 triệu đồng hay 50,87%, cho vay trung và dài hạn có tỷ lệ tăng là 34,16% tương đương 22.879 triệu đồng so với năm 2006. Bước sang năm 2008, doanh số cho vay tiếp tục tăng 47,04% so với cùng kỳ. Trong đó cho vay ngắn hạn vẫn tăng mạnh 47,18% tương đương 331.469 triệu đồng, cho vay trung và dài hạn cũng tăng mạnh 45,91% tương đương 41.256 triệu đồng. Như vậy trong thời gian qua, nhu cầu về vốn ngắn hạn tại địa phương không ngừng tăng lên và Ngân hàng đã nắm bắt điều đó, tập trung cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn tại địa phương. Tuy nhiên, như đã phân tích, tín dụng ngắn hạn không đem lại hiệu quả cao cho Ngân hàng như tín dụng trung và dài hạn vì sự gia tăng các khoản chi phí khi tìm kiếm khách hàng cho vay mới làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ Ngân hàng cần tìm kiếm các khách hàng doanh nghiệp, các công ty lớn uy tín và hoạt động kinh doanh tốt có nhu cầu vốn trung và dài hạn để tập trung cho vay, gia tăng tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn trong doanh số cho vay của Ngân hàng. Bên cạnh đó Ngân hàng cũng tiếp tục cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân, đồng thời cũng để mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng.

4.2.2.2. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Để hoạt động đầu tư của Ngân hàng đạt hiệu quả và có thể đánh giá chính xác tình hình cho vay của Ngân hàng, ngoài việc phân tích doanh số cho vay theo thời hạn thì việc phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế là không thể thiếu được. Đối tượng cho vay của Ngân hàng gồm: Thành phần kinh tế Nhà nước, kinh tế ngoài quốc doanh, kinh tế cá thể.

Bảng 8: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2007/2006 2008/2007 Số tiền (%) Số tiền (%) Kinh tế Nhà nước 7.975 1,50 7.905 1,00 37.056 3,18 (70) (0,88) 29.151 368,77

Kinh tế ngoài quốc doanh 100.806 18,93 195.410 24,66 324.182 27,82 94.604 93,85 128.772 65,90 Kinh tế cá thể 423.837 79,58 589.054 74,34 803.856 68,99 165.217 38,98 214.802 36,47

Tổng cộng 532.618 100 792.369 100 1.165.094 100 259.751 48,77 372.725 47,04

0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 900000 2006 2007 2008 Năm Triệu đồng Kinh tế Nhà nước

Kinh tế ngoài quốc doanh Kinh tế cá thể

Hình 7: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Trong cơ cấu doanh số cho vay theo thành phần kinh tế thì thành phần kinh tế cá thể chiếm tỷ trọng cao nhất vì đối tượng khách hàng thuộc thành phần kinh tế này khá đa dạng (cán bộ công nhân viên, cá nhân, hộ gia đình). Cụ thể, tỷ trọng của thành phần kinh tế này năm 2006 là 79,58%, năm 2007 chiếm 74,34%, và chiếm 68,99% vào năm 2008. Chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong cơ cấu doanh số cho vay là thành phần kinh tế ngoài quốc doanh - thành phần kinh tế này bao gồm công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, kinh tế tập thể… Đây là thành phần kinh tế rất linh hoạt và nhạy bén trong kinh doanh, vốn đầu tư của họ luôn được quay vòng rất nhanh nên nhu cầu vay vốn cũng khá cao, tỷ trọng qua 3 năm như sau 18,93% - 24,66% - 27,82%. Cuối cùng là thành phần kinh tế Nhà nước, chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng doanh số cho vay, năm 2006 chỉ chiếm 1,50%, năm 2007 còn 1,00%, đến năm 2008 chiếm 3,18%.

Qua bảng 6 ta thấy, tổng doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của MHB Trà Vinh đều tăng qua 3 năm chủ yếu là do sự gia tăng doanh số cho vay thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và kinh tế cá thể.

Năm 2006, doanh số cho vay của thành phần kinh tế Nhà nước là 7.975 triệu đồng. Đến năm 2007, doanh số cho vay của thành phần kinh tế này còn 7.905 triệu đồng, giảm 0,88%. Sang năm 2008, doanh số cho vay tăng cao 29.151 triệu đồng với tỷ lệ tăng tới 368,77%. Doanh số cho vay đối với thành

phần kinh tế Nhà nước tuy có tăng mạnh vào năm 2008 nhưng tỷ trọng vẫn thấp hơn so với thành phần kinh tế khác. Do thành phần kinh tế Nhà nước có hiệu quả hoạt động kinh doanh chưa cao nên Ngân hàng chọn lọc rất kỹ khi cho vay đối với thành phần kinh tế này. Mặt khác, đây không phải là thành phần kinh tế mà Ngân hàng chú trọng cho vay, Ngân hàng chỉ chú trọng cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và kinh tế cá thể.

Doanh số cho vay của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh năm 2007 tăng mạnh 93,85% tương đương tăng 94.604 triệu đồng. Năm 2008 tăng so với năm 2007 là 128.772 triệu đồng tướng ứng tăng 65,90%. Đạt được kết quả trên là do trong 3 năm qua Chi nhánh luôn mở rộng quan hệ tín dụng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, kinh tế tập thể. Trong đó chú trọng nhất là doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn: Đây là loại hình doanh nghiệp phổ biến và chiếm tỷ lệ khá cao trên địa bàn tỉnh, hoạt động ngày càng có hiệu quả. Nhận thấy tầm quan trọng của khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với nền kinh tế nói chung, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh nói riêng nên Chi nhánh đã tập trung tiếp cận, đầu tư vốn cung cấp tín dụng cho thành phần kinh tế này ngày càng nhiều.

Đối với thành phần kinh tế cá thể, năm 2007 doanh số cho vay tăng 38,98% tương ứng tăng 165.217 triệu đồng. Đến năm 2008, tăng thêm 214.802 triệu đồng tương ứng tăng 36,47% so với năm 2007. Tại MHB Trà Vinh, đây là thành phần kinh tế có doanh số cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay từ năm 2006 đến năm 2008. Đối tượng cho vay chủ yếu của thành phần kinh tế này là hộ kinh doanh cá thể và cá nhân vay với mục đích chăn nuôi và trồng trọt. Có thể nhận thấy doanh số cho vay của thành phần kinh tế này tăng đều qua các năm, ít bị ảnh hưởng bởi sự biến đổi của môi trường kinh tế. Nguyên nhân là do trong những năm qua, Ngân hàng đã khuyến khích người dân đi vay dưới hình thức cầm cố sổ tiết kiệm và kỳ phiếu chưa đến hạn, bên cạnh mở rộng thị phần tiến hành giải ngân đến các hộ gia đình vùng nông thôn, đến cán bộ công nhân viên... giúp họ cải thiện và nâng cao đời sống tạo điều kiện phát triển kinh tế gia đình dẫn đến doanh số cho vay tăng cao.

4.2.2.3. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương cùng với chiến lược phát triển kinh doanh của mình, cùng với việc phát triển hoạt động tín dụng tại các vùng kinh tế trọng điểm chi nhánh còn mở rộng đầu tư đến tận các xã vùng sâu, vùng xa. Cơ cấu đầu tư được xác định dựa trên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nhà, vì vậy cơ cấu cho vay của Ngân hàng rất đa dạng: chăn nuôi, trồng trọt, xây dựng, công nghiệp, thương nghiệp,... Từ các mục đích sử dụng vốn khác nhau đã góp phần tăng trưởng nền kinh tế qua các ngành nghề sản xuất kinh doanh làm cho đời sống của người dân được cải thiện. Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay thể hiện khá chính xác tình hình kinh tế xã hội của tỉnh ta, người dân chủ yếu sống bằng nông nghiệp. Tuy nhiên, theo đường lối và chính sách của Đảng thì dần dần đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, nên cơ cấu này cũng đã dần thay đổi theo và tăng lên một cách vượt bậc. Cụ thể như sau:

Bảng 9: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2007/2006 2008/2007 Số tiền (%) Số tiền (%) Nông nghiệp 126.572 23,76 138.016 17,42 139.067 11,94 11.444 9,04 1.051 0,76

Công nghiệp chế biến 4.285 0,80 5.233 0,66 9.010 0,77 948 22,12 3.777 72,18

Xây dựng 69.937 13,13 91.364 11,53 71.175 6,11 21.427 30,64 (20.189) (22,10)

Thương nghiệp 251.612 47,24 440.740 55,62 796.364 68,35 189.128 75,17 355.624 80,69 Ngành khác 80.212 15,07 117.016 14,77 149.478 12,83 36.804 45,88 32.462 27,74

Tổng cộng 532.618 100 792.369 100 1.165.094 100 259.751 48,77 372.725 47,04

2006 47,24% 15,07% 23,76% 13,13% 0,80% Nông nghiệp Công nghiệp chế biến Xây dựng

Thương nghiệp Ngành khác

Hình 8: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

- Về cơ cấu:

+ Cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp là đối tượng đạt doanh số cho vay chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tổng doanh số cho vay qua 3 năm. Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng, do đặc điểm địa lý tự nhiên thuận lợi kết hợp với nền sản xuất nông nghiệp lâu đời, sản xuất nông nghiệp là thế mạnh. Do đó, đối tượng này chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng qua 3 năm. Tỷ trọng năm 2006 là 23,76%, năm 2007 chiếm tỷ trọng là 17,42%, đến năm 2008 chiếm 11,94% trong tổng doanh số cho vay.

+ Ngành công nghiệp chế biến bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thủy sản, lương thực thực phẩm. Xét về cơ cấu doanh số cho vay thì ngành này chiếm tỷ trọng không cao, tỷ trọng qua 3 năm lần lượt là 0,80% - 0,66% - 0,77%.

+ Ngành xây dựng: MHB Trà Vinh là Ngân hàng chuyên cho vay về lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, xây dựng nhà ở để phát triển cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên tỷ trọng của ngành này trong tổng doanh số cho vay chưa cao. Tỷ trọng từ năm 2006 đến năm 2008 lần lượt là 13,13% - 11,53% - 6,11%.

2008 68,35% 12,83% 6,11% 0,77% 11,94% 2007 14,77% 55,62% 0,66% 11,53% 17,42%

+ Ngành thương nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay tại Ngân hàng, tỷ trọng năm 2006 là 47,24%, năm 2007 có tỷ trọng là 55,62%, năm 2008 chiếm 68,35%. Ngành thương nghiệp bao gồm sửa chửa động cơ, mô tô, xe máy, đồ gia dụng. Ngành này chiếm tỷ trọng cao nhất là vì đây là ngành nghề kinh tế phát triển rộng khắp, đa dạng lại rất năng động nên nhu cầu vay vốn để đầu tư kinh doanh là thường xuyên và cần thiết.

+ Ngành khác bao gồm các ngành thủy sản, khách sạn và nhà hàng, vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc… tỷ trọng lần lượt qua 3 năm như sau 15,07% - 14,77% - 12,83%.

- Về tốc độ tăng giảm:

+ Ngành nông nghiệp: Doanh số cho vay thuộc đối tượng này đều tăng qua các năm nhưng tỷ lệ tăng không cao lắm. Năm 2007 đạt 138.016 triệu đồng tăng hơn năm 2006 là 11.444 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 9,04%. Năm 2008 đạt 139.067 triệu đồng, tăng 1.051 triệu đồng tương ứng tăng 0,76% so với năm 2007. Tốc độ tăng không cao do chủ trương chuyển đổi kinh tế của tỉnh giảm tỷ trọng đối với ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng đối với ngành công nghiệp, thương nghiệp do vậy cơ cấu vốn tín dụng đầu tư cho các ngành kinh tế cũng thay đổi, được tập trung vào các ngành chính, mũi nhọn phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa. Thêm vào đó người dân vay để trồng trọt và chăn nuôi đa số là các món nhỏ lẻ (dưới 50 triệu đồng), mà Ngân hàng đang hạn chế cho vay các món nhỏ lẻ, tập trung cho vay đối với các món vay lớn do đó doanh số cho vay tăng không cao.

+ Ngành công nghiệp chế biến: Năm 2007 tăng 22,12% tức tăng 948 triệu đồng so với năm 2006 và năm 2008 đạt 9.010 triệu đồng tăng đến 72,18% tức tăng 3.777 triệu đồng so với năm 2007. Nguyên nhân của sự gia tăng mạnh này là do công nghiệp chế biến là một trong những ngành đang được đầu tư phát triển ở ĐBSCL nên Ngân hàng đang mở rộng cho vay đối với ngành nghề này.

+ Ngành xây dựng: Biến động khá thất thường năm 2007 tăng khá cao nhưng lại giảm vào năm 2008. Năm 2007 đạt 91.364 triệu đồng, tăng 21.427

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ngân hàng Phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long chi nhánh Trà Vinh.pdf (Trang 60 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)