Phân tích doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ngân hàng Phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long chi nhánh Trà Vinh.pdf (Trang 71 - 82)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

4.2.3.Phân tích doanh số thu nợ

Cùng với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng là một chỉ tiêu mà Ngân hàng đặc biệt quan tâm. Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà Ngân hàng đã thu hồi từ các khoản đã giải ngân trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, việc thu nợ được xem là công tác khá quan trọng trong hoạt động tín dụng, góp phần tái đầu tư tín dụng và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển trong lưu thông.

4.2.3.1. Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng

Qua 3 năm doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ. Tỷ trọng năm 2006 là 82,69%, năm 2007 là 87,96%, đặc biệt năm 2008 doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao 92,98%. Ngược lại với doanh số thu nợ ngắn hạn, doanh số thu nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng rất thấp. Tỷ trọng lần lượt qua 3 năm là 17,31% - 12,04% - 7,02%. Thực tế doanh số thu nợ phù hợp với doanh số cho vay hằng năm tại Ngân hàng. Trong doanh số cho vay thì cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ cao qua các năm, điều này đã làm cho doanh số thu nợ cao và thu nợ ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng thu nợ.

Bảng 10: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2007/2006 2008/2007 Số tiền (%) Số tiền (%) Ngắn hạn 384.438 82,69 623.801 87,96 1.019.622 92,98 239.363 62,26 395.821 63,45 Trung và dài hạn 80.480 17,31 85.386 12,04 76.973 7,02 4.906 6,10 (8.413) (9,85) Tổng cộng 464.918 100 709.187 100 1.096.595 100 244.269 52,54 387.408 54,63

0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 2006 2007 2008 Năm Triệu đồng Ngắn hạn Trung và dài hạn

Hình 9: Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng

Về tốc độ tăng giảm, doanh số thu nợ tại Ngân hàng qua ba năm đều tăng. Năm 2007, doanh số thu nợ tăng 52,54% so với năm 2006. Trong đó, thu nợ ngắn hạn năm 2007 tăng 239.363 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 62,26% và thu nợ dài hạn năm 2007 tăng 4.906 triệu đồng tương ứng tăng 6,10% so với năm 2006. Sang năm 2008 doanh số thu nợ tăng 54,63% so với cùng kỳ năm 2007. Trong đó, thu nợ ngắn hạn năm 2008 tăng 395.821 triệu đồng hay 63,45%, còn thu nợ trung và dài hạn giảm 8.413 triệu đồng hay giảm 9,85% so với năm 2007.

Doanh số thu nợ tại Ngân hàng qua các năm tăng cao, điều này đã thể hiện thiện chí trả nợ của khách hàng và công tác thẩm định của Ngân hàng được thực hiện tốt. Doanh số thu nợ tăng qua 3 năm chủ yếu là nhờ tốc độ tăng trưởng khá cao của doanh số thu nợ ngắn hạn. Nguyên nhân là do sự gia tăng các món vay có thời hạn ngắn vì các khoản vay này có rủi ro ít, thời gian thu hồi nợ nhanh. Bên cạnh đó một phần chủ yếu là do chính sách thắt chặt công tác thu nợ của ngân hàng, do đó mà kéo theo doanh số thu nợ cũng tăng theo doanh số cho vay. Ngược lại doanh số thu nợ trung và dài hạn tăng rất thấp vào năm 2007 và giảm vào năm 2008. Mặc dù doanh số cho vay trung và dài hạn tăng qua các năm, nhưng do đặc điểm của loại cho vay này là thời hạn cho vay trên 1 năm và tiền vay được trả định kỳ qua nhiều năm cùng với lãi vay điều đó làm cho doanh số thu nợ trung và dài hạn giảm. Ngoài ra, loại cho vay trung và dài hạn rủi ro cao

nên Ngân hàng cần thực hiện tốt công tác thẩm định để có thể thu hồi nợ đúng thời hạn.

4.2.3.2. Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế

Qua bảng 9 ta thấy, đối với tỷ trọng thu nợ của các thành phần kinh tế thì doanh số thu nợ của thành phần kinh tế cá thể qua 3 năm đều đứng đầu, năm 2006 có tỷ trọng là 76,51%, năm 2007 chiếm 74,16% và năm 2008 có tỷ trọng là 69,95%. Đứng thứ hai là doanh số thu nợ của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tỷ trọng từ năm 2006 đến năm 2008 là 21,14% - 23,74% - 26,97%. Cũng giống như doanh số cho vay thành phần kinh tế Nhà Nước vẫn chiếm tỷ trọng

thấp nhất trong tổng doanh số thu nợ, cụ thể tỷ trọng qua 3 năm lần lượt là 2,35% - 2,11% - 3,08%.

Bảng 11: DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2007/2006 2008/2007 Số tiền (%) Số tiền (%) Kinh tế Nhà nước 10.924 2,35 14.949 2,11 33.723 3,08 4.025 36,85 18.774 125,59 Kinh tế ngoài quốc doanh 98.284 21,14 168.338 23,74 295.754 26,97 70.054 71,28 127.416 75,69 Kinh tế cá thể 355.710 76,51 525.900 74,16 767.118 69,95 170.190 47,85 241.218 45,87

Tổng cộng 464.918 100 709.187 100 1.096.595 100 244.269 52,54 387.408 54,63

0 200.000 400.000 600.000 800.000 2006 2007 2008 Năm Triệu đồng Kinh tế Nhà nước

Kinh tế ngoài quốc doanh Kinh tế cá thể

Hình 10: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế

Nhìn chung tình hình thu nợ đối với thành phần kinh tế có sự chuyển biến mạnh mẽ, do ngay trong khâu thẩm định, lựa chọn khách hàng được cán bộ tín dụng thực hiện tốt. Hơn nữa, trong thời gian qua Chi nhánh đã phân loại khách hàng theo từng nhóm, có biện pháp quản lý như thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng, thường xuyên đôn đốc và động viên khách hàng trả gốc và lãi đúng hạn. Mặt khác, do doanh số cho vay tăng qua các năm dẫn đến doanh số thu nợ cũng tăng lên.

Đối với thành phần kinh tế Nhà nước doanh số thu nợ năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2007 doanh số thu nợ là 14.949 triệu đồng tăng 36,85% so với năm 2006, đến năm 2008 tăng đến 125,59% tương ứng tăng 18.774 triệu đồng so với năm 2007. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp Nhà nước sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nên thực hiện rất tốt việc trả nợ cho Ngân hàng.

Doanh số thu nợ của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng cao qua mỗi năm. So với năm 2006, năm 2007 tăng 71,28% tức tăng 70.054 triệu đồng và năm 2008 tăng tiếp 127.416 triệu đồng tương ứng 75,69% so với năm 2007. Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh kinh doanh bằng đồng vốn tự có n ên họ rất chú trọng việc sử dụng vốn sao cho thật hiệu quả đảm bảo đồng vốn của họ không bị mất đi mà còn sinh lời. Do đó việc trả nợ cho Ngân hàng được họ thực hiện khá đầy đủ.

Đối với kinh tế cá thể: Doanh số thu nợ tăng đều đặn qua các năm. Năm 2007 doanh số thu nợ của đối tượng này là 525.900 triệu đồng tăng 47,85% so với năm 2006. Sang năm 2008 tăng 241.218 triệu đồng tương ứng tăng 45,87%

so với năm 2007. Do việc sản xuất kinh doanh thuận lợi, bán hàng thu được tiền, đồng vốn quay vòng nhanh, sinh lời khá. Mặt khác, do chu kỳ sản xuất kinh doanh của họ thường tương đối ngắn nên việc trả nợ cho ngân hàng được họ thực hiện khá đầy đủ.

Nhìn chung, do Ngân hàng thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, nhắc nhở khách hàng trả lãi và nợ vay đúng hạn. Đối với những khách hàng gia hạn nợ, những khách hàng bị đánh giá có tình hình tài chính yếu, kém hay kinh doanh thua lỗ tùy vào mức độ tài chính cũng như khả năng cải thiện tình trạng sản xuất của khách hàng mà Ngân hàng có thể lựa chọn, xem xét và đưa ra quyết định tiếp tục cho vay hay không. Điều này đã làm cho công tác thu hồi nợ qua 3 năm đạt kết quả khả quan. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.3.3. Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế

Qua bảng 10 ta thấy, đối với tỷ trọng thu nợ của các ng ành kinh tế thì doanh số thu nợ của ngành thương nghiệp là cao nhất so với các ngành khác. Tỷ trọng của ngành thương nghiệp qua 3 năm lần lượt là 46,95% - 53,51% - 66,78%. Những con số này cho thấy doanh số thu nợ của ngành thương nghiệp khá ổn định, hiệu quả của công tác thu nợ đang được duy trì tốt. Ngành có tỷ trọng thu nợ cao thứ hai là ngành nông nghiệp, tỷ trọng từ năm 2006 đến năm 2008 lần lượt là 21,45% - 18,19% - 12,73. Ngành kế tiếp là ngành xây dựng, cụ thể qua 3 năm tỷ trọng của ngành này như sau 13,20% - 12,21% - 7,96%. Chiếm tỷ trọng thấp nhất tổng doanh số thu nợ là ngành công nghiệp chế biến. Tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến qua 3 năm là 1,26% - 1,03% - 0,82%. Tỷ trọng từ năm 2006 đến năm 2008 là 17,14% - 15,06% - 11,71%.

Bảng 12: DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2007/2006 2008/2007 Số tiền (%) Số tiền (%) Nông nghiệp 99.738 21,45 128.992 18,19 139.589 12,73 29.254 29,33 10.597 8,22 Công nghiệp chế biến 5.835 1,26 7.332 1,03 8.969 0,82 1.497 25,66 1.637 22,33

Xây dựng 61.382 13,20 86.584 12,21 87.291 7,96 25.202 41,06 707 0,82

Thương nghiệp 218.268 46,95 379.515 53,51 732.264 66,78 161.247 73,88 352.749 92,95 Ngành khác 79.695 17,14 106.764 15,06 128.482 11,71 27.069 33,97 21.718 20,34

Tổng cộng 464.918 100 709.187 100 1.096.595 100 244.269 52,54 387.408 54,63

2006 46,95% 17,14% 21,45% 13,20% 1,26% Nông nghiệ p Công nghiệ p chế biến Xây dựng Thương nghiệp Ngành khác 2007 15,06% 53,51% 1,03% 12,21% 18,19%

Hình 11: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế

Trong hoạt động kinh doanh, MHB Trà Vinh đã phân công trách nhiệm cho từng cán bộ tín dụng trong việc thu nợ tại địa bàn mình quản lý, thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời ngăn chặn khách hàng sử dụng vốn sai mục đích nên đã đạt được kết quả khá tốt trong công tác thu nợ theo ngành kinh tế qua 3 năm 2006 - 2008.

- Doanh số thu nợ ngành nông nghiệp đều tăng trưởng qua các năm. Năm 2007 doanh số thu nợ tăng 29.254 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 29,33% so với năm 2006. Nguyên nhân của sự tăng này là do việc thay đổi cơ cấu mùa vụ đã mang lại hiệu quả cao, giá cả của các mặt hàng nông nghiệp tăng khá cao nên việc trả nợ cho Ngân hàng diễn ra đúng hạn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu nợ của Ngân hàng. Năm 2008 tốc độ tăng không cao, tăng 8,22% so với năm 2007. Điều này là do giá cả các nguyên liệu đầu vào tăng nhanh và thị trường đầu ra có những khó khăn nhất định nên công tác thu hồi nợ của Chi nhánh tăng thấp.

- Doanh số thu nợ đối với ngành công nghiệp chế biến tăng trưởng và ổn định qua các năm. Tốc độ tăng trung bình doanh số thu nợ hàng năm trên 20%. Năm 2007 tăng 25,66% so với năm 2006 lên đến 7.332 triệu đồng và năm 2008

2008 11,71% 66,78% 7,96% 0,82% 12,73%

tăng 22,33% so với năm 2007 đạt 8.969 triệu đồng. Đây là những ngành được quan tâm phát triển ở tỉnh Trà Vinh nên các doanh nghiệp khách hàng của Ngân hàng có được điều kiện kinh doanh thuận lợi, đạt hiệu quả cao, nhu cầu vốn tăng và việc trả nợ ngân hàng cũng đầy đủ.

- Đối với ngành xây dựng: Các khoản vay cho mục đích này có rất nhiều thời hạn khác nhau, nên việc đánh giá doanh số thu nợ là khá phức tạp. Các món vay có thời hạn ngắn thì khả năng thu hồi nợ rất dễ dàng, bên cạnh đó là các món vay trung và dài hạn thì khả năng thu hồi nợ có nhiều rủi ro hơn nhưng nhìn chung doanh số thu nợ của lĩnh vực này đều tăng. Các khách hàng vay vốn để sử dụng cho mục đích này thường là người có nguồn thu nhập khá ổn định, có trình độ và thiện chí trả nợ khá tốt nên rủi ro là khá thấp. Năm 2007 tăng hơn năm 2006 là 41,06%. Đến năm 2008 tốc độ tăng doanh số thu nợ rất thấp 0,82%. Nguyên nhân do năm 2008 có nhiều biến động, giá vật tư gia tăng, công trình thi công bàn giao chưa đúng hạn, đồng vốn đầu tư dan đầu chưa thu hồi được do đó việc thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn. Doanh số cho vay năm 2008 giảm so với năm 2007 mà doanh số thu nợ vẫn tăng, điều này cho thấy Ngân hàng quản lý chặt chẽ trong công tác thu hồi nợ.

- Ngành thương nghiệp là ngành có doanh số thu nợ cao nhất tại Ngân hàng. Doanh số thu nợ qua 3 năm rất khả quan, năm 2007 tăng 73,88% so với năm 2006 lên đến 379.515 triệu đồng. Đặc biệt năm 2008 doanh số thu nợ tăng đến 92,95% so với năm 2007 đạt tới 732.264 triệu đồng. Như đã trình bày ở phần doanh số cho vay, khách hàng chủ yếu của ngành nghề này là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phát triển khá mạnh ở Trà Vinh, làm ăn có hiệu quả nên vay nợ nhiều mà trả nợ cũng rất tốt. Bên cạnh đó doanh số cho vay ngành này rất cao nên Ngân hàng cũng rất chú trọng đến công tác thu hồi nợ, do đó doanh số thu nợ tăng rất cao qua 3 năm.

- Các ngành khác bao gồm thủy sản, khách sạn và nhà hàng, vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc… đều có doanh số thu nợ tăng lên qua mỗi năm. Năm 2007 tăng 33,97% so với năm 2006 và năm 2008 tăng tiếp 20,34% so với năm 2007. Điều này cho thấy khách hàng của các ngành này có uy tín, trả nợ vay đầy đủ và công tác thu nợ đối với ngành nghề này cũng được cán bộ tín dụng của Ngân hàng làm khá tốt.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ngân hàng Phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long chi nhánh Trà Vinh.pdf (Trang 71 - 82)