Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ngân hàng Phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long chi nhánh Trà Vinh.pdf (Trang 114 - 119)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

5.3.Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay

Bên cạnh việc huy động vốn ngày càng nhiều với những biện pháp linh hoạt, hấp dẫn thì Ngân hàng cũng phải nỗ lực tìm biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để tránh dòng tiền bị đóng băng, làm tăng doanh thu và lợi nhuận thì chi nhánh phải có những biện pháp thực sự phù hợp giữa việc huy động và sử dụng vốn nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh ngày càng cao. Với thực tế sử dụng vốn của Ngân hàng trong những năm qua xét thấy có nhiều vấn đề Ngân hàng cần phải cải thiện nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Vì vậy, MHB Trà Vinh cần phải thực hiện một số vấn đề sau đây để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn của mình, sau đây là một số giải pháp điển hình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay:

- Thực hiện chiến lược khách hàng, mở rộng quan hệ tín dụng, từng bước nâng cao chất lượng tín dụng đồng thời duy trì khách hàng truyền thống của Ngân hàng. Đối với khách hàng truyền thống, vay trả có uy tín, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì Ngân hàng nên dùng một mức cho vay ưu đãi về lãi suất tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng an tâm hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với cá thể, việc cho vay đều thực hiện dưới hình thức thế chấp tài sản, tuy nhiên, Ngân hàng không nên xem việc thế chấp là yếu tố quyết định độ an toàn của khoản vay mà cần xem xét mục đích vay có mang lại hiệu quả đích thực không, có khả năng trả được nợ không và một điều quan trọng là ý chí làm ăn, thiện chí trả nợ như thế nào mới quyết định cho vay. Một vấn đề quan trọng nữa là trong và sau khi cho vay, Ngân hàng cần thường xuyên tổ chức kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đặc biệt là những khoản vay lớn và những khách hàng mới giao dịch lần đầu.

- Chuyên môn hóa trách nhiệm cho từng cán bộ tín dụng: lập bộ phận giao dịch với khách hàng, tổ thẩm định, tổ xử lý nợ, vì vậy mỗi cán bộ có nhiệm vụ riêng không bị chi phối bởi các nhiệm vụ khác, bảo đảm tính khách quan một cách tuyệt đối vì từ khâu tiếp xúc với khách hàng, thẩm định món vay và xử lý thu hồi nợ đều rất quan trọng, giúp Chi nhánh cho vay, thu hồi nợ và gốc đúng hạn, lợi nhuận cao và giảm tối đa nợ quá hạn.

- Thực hiện rà soát, đánh giá tình hình nợ, định kỳ phân loại để nắm rõ thực trạng dư nợ tín dụng. Rà soát, quản lý danh mục tín dụng của Ngân hàng để đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu đề ra.

- Tổ chức xem xét, thẩm định kỹ, chặt chẽ trước khi cấp các khoản tín dụng mới trong đó có nội dung quan trọng l à đánh giá và dự phòng khả năng xảy ra rủi ro.

- Thực hiện hoàn chỉnh, bổ sung và quản lý chặt chẽ hồ sơ tín dụng. Cần ban hành quy định cụ thể, chặt chẽ về việc lưu trữ, bảo quản và quản lý hồ sơ tín dụng.

- Có chính sách khen thưởng, giao chỉ tiêu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, thu nợ quá hạn đến từng cán bộ.

- Tiến hành kiểm tra khảo sát thực tế từng địa bàn để xem xét đánh giá nhu cầu vốn trong tương lai, cũng như khả năng trả nợ của các món vay đã phát sinh.

- Ngân hàng phải theo dõi việc sử dụng vốn của khách hàng, xem khách hàng có thực hiện được đầy đủ những điều khoản thoả thuận trong hợp đồng để đảm bảo Ngân hàng thu hồi nợ cả gốc lẫn lãi có nghĩa là người sử dụng vốn cũng có lợi mà Ngân hàng cũng có lợi.

- Trong cơ chế thị trường hiện nay các ngân hàng vẫn áp dụng nguyên tắc cơ bản sau: Cho vay đúng đối tượng, đúng mục đích, có tài sản thế chấp, thu hồi được cả gốc lẫn lãi. Đồng thời vị trí khách hàng cũng được nâng cao, vì trong thế cạnh tranh đã qua rồi cái thời “Người mua cần người bán” muốn có khách hàng đến với mình và muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi Ngân hàng phải chú ý những vấn đề sau:

+ Cán bộ tín dụng phải năng động, sáng tạo, phải tìm khách hàng để giới thiệu “sản phẩm” của mình, tạo sức hấp dẫn về lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay, có như vậy mới chủ động được nguồn vốn cho vay, cán bộ tín dụng sẽ tìm hiểu cặn kẽ nhu cầu vay của khách hàng. Đồng thời tạo lòng tin cho người vay bằng cách: giải thích, hướng dẫn cho khách hàng hiểu được hoạt động cho vay của Ngân hàng.

+ Cán bộ tín dụng phải có sự hiểu biết với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh, có trình độ chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao khi xem xét cho vay. Trong cho vay cần lập chữ “tín” làm đầu để gắn chặt Ngân hàng với

khách hàng của mình. Đồng thời, phải có phong cách tiến bộ, tế nhị, hòa nhã với khách hàng có nghĩa là không thực hiện biện pháp hành chính cứng nhắc, nên tạo cho khách hàng có một cảm giác thoải mái, thấy được sự giúp đỡ của Ngân hàng, tạo điều kiện cho họ sản xuất tốt, ngược lại họ sẽ làm tròn trách nhiệm với Ngân hàng.

- Thực hiện tốt quy trình tín dụng:

Lựa chọn khách hàng vay vốn: Bởi vì tình hình lừa đảo tín dụng, chiếm dụng của khách hàng khi đi vay vốn tại một số ngân hàng thường xảy ra ngày càng nhiều, bên cạnh đó những khách hàng vay vốn làm không có hiệu quả điều này làm cho ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Để tránh được những rủi ro có thể xảy ra, đòi hỏi trước khi cho vay cán bộ tín dụng cần phải lựa chọn khách hàng kỹ lưỡng hơn:

+ Xem xét năng lực pháp lý của đơn vị vay vốn.

+ Năng lực trả nợ của khách hàng vay vốn, nguồn trả nợ của đối tượng vay vốn Ngân hàng chủ yếu từ lợi nhuận của phương án xin vay cũng như khả năng rủi ro tiềm tàng của đơn vị vay khi phương án xin vay bị phá sản.

+ Uy tín của khách hàng

+ Vốn tự có của doanh nghiệp, mức vốn này có đủ để bù đắp rủi ro, thua lỗ xảy ra.

Trong khâu giám sát sau khi cho vay, Chi nhánh cần thực hiện việc kiểm kê thường xuyên tài sản đảm bảo. Việc kiểm kê này cần được thực hiện định kỳ để xác định các điều kiện và tình trạng của tài sản được dùng làm đảm bảo cho khoản vay, định giá lại tài sản phải được thực hiện khi các điều kiện hay tình trạng ban đầu của tài sản bị thay đổi.

- Hoàn thiện công tác thẩm định tài sản đảm bảo:

Thẩm định tài sản đảm bảo có ảnh hưởng quyết định đến mức cho vay và khả năng thu hồi nợ khi khách hàng không trả nợ cho Ngân hàng. Do đó Ngân hàng nên thành lập tổ thẩm định tài sản đảm bảo, tổ này độc lập với phòng tín dụng và thực hiện thẩm định khi có yêu cầu để đảm bảo tính khách quan sau khi cho vay đồng thời giảm bớt phần nào công việc cho cán bộ tín dụng. Tổ thẩm định phải có kiến thức chuyên môn về thị trường, giá cả hàng hoá, am hiểu và

nhạy bén với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật để có thể nắm bắt được diễn biến thị trường trong điều kiện phức tạp của các tài sản đảm bảo như hiện nay.

Thực hiện đúng qui định về tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh thực hiện được đầy đủ những thủ tục trên đem đến cho Ngân hàng những thuận lợi và khó khăn sau:

+ Hạn chế nhiều rủi ro xảy ra, giảm bớt được những thiệt hại do nợ quá hạn mặc dù có tài sản thế chấp làm đảm bảo, Chi nhánh có thể căn cứ để quyết định cho vay hay không.

+ Điều này có thể làm giảm lượng khách đến xin vay nhưng số lượng doanh nghiệp, khách hàng có uy tín kinh doanh thực sự có hiệu quả, có quan hệ tín dụng tốt với Ngân hàng.

- Xây dựng chính sách khách hàng phù hợp:

Bên cạnh việc tìm kiếm mở rộng khách hàng, Ngân hàng cần củng cố, phát triển khách hàng truyền thống và tìm kiếm những khách hàng tiềm năng ở các lĩnh vực.

Thành lập phòng hoặc bộ phận chuyên trách về hoạt động tiếp thị, có thể nói ngày nay hoạt động tiếp thị có ảnh hưởng rất lớn đến việc khuyếch trương hoạt động kinh doanh của mọi ngân hàng. Do đó MHB Trà Vinh nên quan tâm đến khâu này hơn nữa, không nên có quan niệm mình là người cho vay mà chỉ cung cấp các tiện ích tín dụng cho khách hàng. Nên chủ động đến với họ, tìm hiểu và thăm dò nhu cầu thị hiếu của khách hàng. Từ đó phân nhóm khách hàng theo tiêu chuẩn đặc điểm, điều kiện của từng nhóm để có chiến lược phù hợp về nguồn vốn, đồng thời thoả mãn nhu cầu của khách hàng về số lượng và chất lượng của tín dụng.

Khuyến khích khách hàng đến quan hệ tín dụng với Ngân hàng, đặc biệt là những khách hàng đã có uy tín với Ngân hàng, có khả năng tài chính lành mạnh. Mặt khác, Ngân hàng nên tiến hành thông tin, quảng cáo trên các kênh truyền hình cũng như báo chí về hoạt động của Ngân hàng, thông báo về phương thức đổi mới trong kinh doanh đến đông đảo các tầng lớp dân cư để họ nắm bắt kịp thời.

- Hiện nay, Ngân hàng chỉ cho vay tín chấp đối với công nhân viên vì Ngân hàng có thể nắm rõ nguồn thu nhập của họ. Ngân hàng nên mở rộng hơn nữa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hình thức cho vay tín chấp bên cạnh cho vay có thế chấp, bởi vì tâm lý của một số khách hàng thích vay tín chấp hơn là vay thế chấp.

- Trong tất cả các loại hoạt động dịch vụ Ngân hàng tuyệt đối không chạy theo doanh số mà ký hợp đồng với những rủi ro tiềm ẩn, an toàn - hiệu quả là mục tiêu hàng đầu trong kinh doanh. Do vậy cán bộ tín dụng cùng với ban lãnh đạo Ngân hàng xem xét kỹ các đối tượng xin vay trước khi quyết định cho vay.

- Phòng kế toán phải cung cấp thông tin kịp thời và chính xác về số liệu, những dấu hiệu khả nghi trong việc thu nợ của khách hàng. Đối với những khách hàng truyền thống gặp khó khăn nên linh hoạt gia hạn nợ hoặc khoanh nợ để giữ khách hàng.

- Xử lý nợ quá hạn:

Ngay từ đầu khi thẩm định, xét duyệt hồ sơ vay vốn, cán bộ tín dụng phải thực hiện đúng qui trình cho vay. Khi đã giải ngân, cán bộ tín dụng phải theo dõi tình hình sử dụng vốn vay, tình hình sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ của đơn vị để có hướng xử lý kịp thời nếu nhận thấy đơn vị gặp khó khăn. Ban lãnh đạo cần tập trung chỉ đạo cương quyết để thu hồi nợ quá hạn, xử lý nhanh chóng các khoản nợ quá hạn mới phát sinh, phân tích nguyên nhân và xử lý nghiêm túc, kịp thời các sai sót chủ quan của cán bộ và lãnh đạo tín dụng.

Phân loại nợ quá hạn theo nguyên nhân, cần nghiêm túc làm rõ nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan dẫn đến nợ quá hạn để có hướng xử lý thích hợp cho từng món. Trong thu hồi nợ quá hạn cán bộ tín dụng phải biết khuyến khích, động viên khách hàng tìm nguồn thu khác để trả nợ.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ngân hàng Phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long chi nhánh Trà Vinh.pdf (Trang 114 - 119)