THẢI TRỪ THUỐC

Một phần của tài liệu Dược lý học đại cương (Trang 37 - 40)

Chỉ có thuốc trong huyết tương (ngăn mạch máu) được thanh thải khi đi qua một cơ quan (gan – thận).

6.1. THẢI TRỪ Ở THẬN :

Thận thải trừ thuốc bằng 3 cơ chế sau : lọc ở cầu thận, bài tiết chủ động ở ống thận và tái hấp thu thụ động ở ống thận

- Phân tử có kích thước ≥ 8 mm, những phân tử gắn kết với proteine huyết tương và những phân tử thuốc quá lớn không thể qua thận bằng cơ chế lọc,(có thể qua bằng khuếch tán thụ động).

- Một số chất không được tái hấp thu, cũng không được thải trừ như inuline, mannitol (ngọai sinh) và Creatinine (nội sinh), được dùng để định lượng hệ số thanh thải của cầu thận (130 ml/phút).

Š Bài tiết chủ động ở ống thận :

- Nhờ các hệ thống chuyên chở, ống thận có thể bài tiết một số chất như penicilline G và một số Cephalosporines. Nhưng sự bài tiết nàybị ức chế bởi probenecide, nên làm giảm thải các chất trên

Š Tái hấp thu thụ động ở ống thận :

- Thường các hệ thống chuyên chở theo hai chiều : thải ra lòng ống thận và tái hấp thu chủ động trở vào (acide urique). Dạng thuốc không ion hóa được tái hấp thu ở ống thận gần và xa bởi cơ chế khuếch tán thụ động , tỉ lệ với độ tan trong lipides của dạng không ion hóa, có tùy thuộc vào pH của nước tiểu.

Ví dụ :

™ Nộ độc Barbiturates điều trị bằng NaHNO , kiềm hóa nước tiểu, tăng thải trừ (aspirine cũng vậy vì mang tính acide)

3

™ Ngộ độc Amphetamine, có thể acide hóa nước tiểu bằng NH để tăng thải trừ

Cl

4

Š Hậu quả tổng quát :

- Một thuốc, nói chung có thể chịu nhiều tác động thải trừ. Thuốc có thể tương tác với các chất nội sinh ở thận. Ví dụ : aspirine, phenylbutazone, thuốc lợi tiểu thiazides ở liều thấp ngăn chặn ống thận bài tiết acide urique, gây cơn goutte. Nhưng ở liều cao lại ngăn chặn ống thận tái hấp thu acide urique, đưa đến tình trạng tiểu tiện ra acide urique (effet uricosuriqua) kèm theo cơn đau quặn thận do sỏi urate.

- Thuốc có thể tương tác với các chất khác nữa. Ví dụ : Probenecide làm chậm bài thải Pennicilline qua đường niệu và furosemide làm chậm bài thải lithium.

- suy thận kèm theo tích lũy thuốc, độc tính thuốc có nguy cơ tăng cao. Vậy việc chọn liều thuốc sao cho bệnh nhân thích nghi với hệ số thanh thải creatinine.

- Có hai khả năng :

™ Không giảm liều mà kéo dài khỏang cách giữa các lần cho thuốc

6.2. THẢI TRỪ NGÒAI THẬN Š Mật: Š Mật:

- Thuốc được thu hồi về gan và bài tiết qua mật. Sự chuyển động đó theo cơ chế chuyên chở chủ động.

- Những chất được bài thải qua mật chính , gồm : Digitaline, rifampine, ampicilline, acide mật, cholesterol, d-tubocurarine.

- Một số thuốc phải qua cchu trình ruột-gan, sẽ kéo dài thêm thời gian nán lại trong cơ thể như : digitaline, morphine, chloramphenicol.

Š Hệ quả :

- Để điều trị nhiễm trùng đường mật, người ta chọn dùng những lọai kháng sinh bài thải qua mật : ampicilline, tetracycline, một số sulfamides và rifampicine.

- Novobiocine cạnh tranh vớibilirubine để được chuyên chở chủ động từ máu vào gan, bilirubine tự do tăng, gây vàng da.

- Nếu bị tắt đường dẫn mật, những thuốc bài thải qua mật sẽ ứ lại, có thể gây độc (rifampicine).

Š Tuyến nước bọt : Spirammycine, morphine, alcaloides khác, kim lọai nặng (Hg, Bi) và amphetamine, là những thuốc được bài thải qua tuyến nước bọt, nên thường gây sưng nướu răng (hypertropie gingivale).

- Để lợi dụng điểm này, người ta truy tìm dấu vết của các chất kích thích (doping), (cũng như morphine strychnine) vì doping tiết ra từ tuyến nước bọt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nên dùng spiramycine trong điều trị viêm họng

Š Phân : Các thuốc kháng sinh và sulfamide cho qua đường ruột (Neomycine, ganidan), cũng như những chất bài thải qua mật mà không được tái hấp thu qua ống tiêu hóa, đều được bài thải qua phân.

Š Sữa mẹ : Hầu hết các thuốc đều khuếch tán trong sửa mẹ.

Š Mồ hôi : Iodura, bromure, chì, arsenic, thủy ngân, quinine, một số kháng sinh, sulfamides, được thải trừ theo mồ hôi.

ŠPhổi : Chất khí, dung dịch bốc hơi, nhất là các chất gây mê và rượu, bài thải qua phổi. Ví dụ : rượu, eucalyptol, camphre (tinh dầu) halothane N2O v..v.

6.3. SƯ CỐ ĐỊNH LÂU DÀI CỦA MỘT SỐ THUỐC TRONG CƠ THỂ (Pharmaco-thésaveis-mose) THỂ (Pharmaco-thésaveis-mose)

Š Các muối vàng, polyvinylpyrolidone trên hệ võng mô. Š Arsenic trên da và lông.

Š Iode và các dẫn xuất có Iode trên tuyến giáp. Š Tetracyclines trên xương và răng đang hình thành Š Chất diệt côn trùng (DDT) trên mô mỡ

Š Methotrexate trên gan.

Š Muối Ca trên thận (hội chứng Burnet) 2+ Š Phenytoine trên thần kinh trung ương

Một phần của tài liệu Dược lý học đại cương (Trang 37 - 40)