PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Tân Hiệp – Kiên Giang.pdf (Trang 28)

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.

Các số liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính, bảng báo cáo kết quả

hoạt động kinh doanh trong 03 năm (2006- 2007- 2008), một số văn bản của ngân hàng. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các số liệu, thông tin,…từ các nguồn sách, báo, tạp chí kinh tế, ngân hàng và những kiến thức đã học vào bài nghiên cứu.

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu.

Qua các số liệu thu thập được, đề tài tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng của ngân hàng thông qua:

- Phân tích các báo cáo tài chính.

- Phương pháp so sánh kết quả hoạt động của các kỳ kinh doanh. - Phương pháp phân tích các chỉ số tài chính.

Chương 3

GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TÂN HIỆP- KIÊN GIANG

3.1.GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀĐỊA BÀN HUYỆN TÂN HIỆP. 3.1.1.Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.

Tân Hiệp là huyện cửa ngõ của tỉnh Kiên Giang nằm trên tuyến quốc lộ

80. Phía Đông Bắc giáp Cần thơ, phía Tây Bắc giáp tỉnh An Giang, phía Tây Nam giáp huyện Châu Thành và phía Đông Nam giáp huyện Giồng Riềng.

Với 1 thị trấn và 9 xã: Tân Hiệp A, Tân Hiệp B, Tân An, Tân Thành, Tân Hội, Thạnh Đông A, Thạnh Đông B, Thạnh Trị và Thạnh Đông. Dân cư chủ yếu là dân tộc Kinh 97%, dân tộc Khmer chiếm 2% và số ít người Hoa. Về tôn giáo có 48% dân số theo đạo Thiên chúa, 17% Phật giáo, còn lại chủ yếu thờ ông bà.

Tân Hiệp có diện tích đất tự nhiên 41.933 ha. Trong đó đất sản xuất lúa 02 vụ là 36.186 ha. Đất vườn 1.732,86 ha. Đất ao 400 ha. Đất thổ cư 1.327 ha.

Đất chuyên dùng: 2.449,17 ha. Đất sản xuất nông nghiệp được bố trí “liền canh - liền cư” với 95% diện tích. Dân cư trú chủ yếu theo tuyến kinh trục và kinh ngang, gắn với phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, chiếm 85% dân số.

Địa hình và hệ thống thuỷ lợi: Tân Hiệp có địa hình đồng bằng và hệ

thống kênh chằng chịt và lượng phù sa màu mỡ bồi đắp mỗi năm. Hệ thống thủy lợi – thủy lợi nội đồng được xem là khâu đột phá trong chuyển dịch cơ cấu mùa vụ - cây trồng - vật nuôi trên địa bàn Huyện. Có trên 97% các tuyến kinh trục – kinh ngang được nâng cấp cao hơn đỉnh lũ năm 2000, trong đó có 82% phát triển thành lộ giao thông; mạng lưới thủy lợi nội đồng đã được tiến hành nạo vét, 80% bờ bao lửng chủđộng sản xuất lúa đông xuân và hè thu.

Điều kiện khí hậu tương đối ổn định, nhiệt độ trung bình từ 30 –320C, độ ẩm cao, thích hợp cho việc trồng lúa, cây ăn quả phát triển.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội.

Hiện nay dân số trên địa bàn huyện Tân Hiệp là 153.518 người với 30.101 hộ. Có 25.500 hộ sản xuất nông nghiệp (chiếm 87,08% số hộ toàn huyện). Trong những năm qua, nền kinh tế của huyện Tân Hiệp đã có những chuyển biến tích

nước cần có chính sách cụ thể tập trung đầu tư và chính sách hỗ trợ nâng cao đời sống và sản xuất cho nhân dân trong toàn huyện Tân Hiệp.

3.2. GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN TÂN HIỆP. NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN TÂN HIỆP.

3.2.1. Sơ lược về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Nam.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là Vietnam Bank of Agriculture and Rural Development, viết tắt là AGRIBANK) là NHTM lớn nhất Việt Nam tính theo tổng khối lượng tài sản, thuộc loại doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt. Theo báo cáo của UNDP năm 2007, Agribank cũng là doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.

AGRIBANK được thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1988. Lúc mới thành lập được mang tên Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Cuối năm 1990, đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Cuối năm 1996, ngân hàng đổi tên thành tên gọi như hiện nay. Năm 2003, Chủ tịch nước Việt Nam đã trao tặng NHNo&PTNT danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳđổi mới.

vốn, tài sản

AGRIBANK là ngân hàng lớn nhất Việt Nam về , đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Đến tháng 3/2007, AGRIBANK vẫn với vị thế dẫn đầu với: Tổng nguồn vốn đạt gần 267.000 tỷ đồng, vốn tự có đạt gần 15.000 tỷđồng; Tổng dư nợ đạt gần 239.000 tỷđồng, tỷ

lệ nợ xấu theo chuẩn mực mới, phù hợp với chuẩn quốc tế là 1,9%, có hơn 2200 chi nhánh và điểm giao dịch được bố trí rộng khắp toàn quốc với gần 30.000 cán bộ công nhân viên.

3.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Tân Hiệp Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Tân Hiệp

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Tân Hiệp là Chi nhánh cấp 2 trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Kiên Giang, được thành lập theo quyết định 400/CP của Thủ tướng Chính phủ năm 1990, trụ sở chính đặt tại khóm 02, thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang; nơi có dân cư đông đúc, thuận lợi cho giao dịch với khách hàng. Với nhiệm vụ huy động vốn và cung cấp vốn cho mọi quá trình sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng cơ sở

hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao đời sống nhân dân trong địa bàn huyện Tân Hiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tháng 08 năm 2001 NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Tân Hiệp mở thêm Phòng giao dịch Thạnh Đông A, tháng 03 năm 2009 Ngân hàng mở thêm Phòng giao dịch Kinh B. Cả hai phòng giao dịch trên đều được đặt tại khu dân cưđông

đúc, giao thông thuận lợi nhằm huy động thêm vốn và tạo điều kiện cho khách hàng ở xa trung tâm huyện đi lại dễ dàng hơn, giảm chi phí, đồng thời thu hút khách hàng mới.

Ngoài ra, Ngân hàng còn phối hợp với các tổ chức đoàn thể như: Hội liên hiệp phụ nữ Huyện, Hội nông dân,…làm cầu nối truyền tải vốn đến hộ nông dân trên địa bàn huyện được thuận lợi và nhanh chóng hơn.

3.2.3. Quy trình tín dụng căn bản.

Quy trình tín dụng căn bản là bảng tổng hợp mô tả các bước đi từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi Ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng. Mô tả quy trình tín dụng căn bản có thể tóm tắt như sau:

* Bước 1: Lập hồ sơđề nghị cấp tín dụng.

Là khâu đầu tiên của quy trình tín dụng, được thực hiện sau khi cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng lần đầu tiên. Nó là khâu quan trọng vì thông tin thu thập được sẽ làm cơ sở để thực hiện các khâu sau. Thông tin cần thu thập bao gồm: năng lực pháp lý và năng lực hành vi của khách hàng, khả năng sử

dụng vốn vay và khả năng hoàn trả vốn vay của khách hàng cũng như khả năng

đảm bảo tín dụng.

Để thu thập được những thông tin trên, khách hàng nộp các loại giấy tờ

sau: Giấy đề nghị vay vốn, giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân, phương án sản xuất kinh doanh, kế hoạch trả nợ, phương án đầu tư, báo cáo tài chính của thời kỳ gần nhất, các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp (cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay), các giấy tờ liên quan khác.

* Bước 02: Phân tích tín dụng.

Là bước phân tích khả năng hiện tại và khả năng tiềm tàng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, khả năng hoàn trả vốn vay và thu hồi vốn vay kể

ngân hàng, kiểm soát và dự kiến những biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. Ngoài ra, còn quan tâm đến việc kiểm tra tính chân thực của hồ

sơ vay vốn, nhận xét về thái độ trả nợ của khách hàng từđó làm cơ sở để quyết

định cho vay.

* Bước 03: Quyết định và ký hợp đồng tín dụng.

Quyết định tín dụng là quyết định cho vay hay từ chối cho vay đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng. Đây là khâu quan trọng trong quy trình tín dụng vì nó ảnh hưởng đến các giai đoạn sau, đến uy tín và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Là khâu khó xử lý và dễ sai phạm nhất. Có hai loại sai lầm cơ

bản đó là:

- Quyết định cho vay đối với một khách hàng không tốt. - Từ chối cho vay đối với một khách hàng tốt.

Sai lầm thứ nhất là dễ dẫn đến thiệt hại về tài chính do nợ xấu hoặc nợ

không thể thu hồi được. Sai lầm thứ hai dễ dẫn đến mất uy tín và cơ hội cho vay

đối với một khách hàng tốt.

Để hạn chế những sai lầm này, ngân hàng thường: Thu thập và xử lý thông tin một cách đầy đủ, chính xác làm cơ sở ra quyết định, trao quyền quyết

định cho một hội đồng tín dụng hoặc những người có năng lực phân tích và phán quyết.

Sau khi ra quyết định tín dụng, nếu chấp thuận cho khách hàng vay vốn, cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng ký hợp đồng tín dụng và làm tiếp các bước sau. Nếu từ chối cho vay, ngân hàng sẽ có văn bản trả lời và giải thích rõ lý do cho khách hàng biết.

* Bước 04: Giải ngân.

Sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết, giải ngân (phát tiền vay) sẽ là khâu tiếp theo sau đó. Đây khâu quan trọng vì nó có thể góp phần phát hiện chấn chỉnh và ngăn chặn kịp thời sai sót ở các khâu trước. Nguyên tắc chính là luôn gắn liền vận động tiền tệ với vận động hàng hoá hoặc dịch vụđối ứng nhằm đảm bảo khả năng thu hồi nợ sau này. Tuy vậy, giải ngân luôn phải tuân thủ nguyên tắc đảm bảo thuận lợi tránh gây phiền hà và khó khăn cho khách hàng.

* Bước 05: Giám sát tín dụng:

Là khâu khá quan trọng nhằm bảo đảm cho tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã cam kết trong hợp đồng tín dụng nhằm phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm có thể gây ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ sau này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các phương pháp giám sát bao gồm: Giám sát các hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng, phân tích các báo cáo tài chính theo định kỳ, giám sát thông qua việc trả lãi cho món vay của khách hàng, thường xuyên viếng thăm và kiểm soát địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc nơi cư ngụ của khách hàng, kiểm tra hình thức bảo đảm tiền vay của khách hàng, giám sát hoạt động khách hàng thông qua mối quan hệ với khách hàng khác, giám sát thông qua những thông tin thu thập khác của khách hàng.

* Bước 06: Thanh lý hợp đồng tín dụng.

Đây là khâu kết thúc của qui trình tín dụng. Gồm các việc cần xử lý: - Thu nợ theo đúng điều khoản đã cam kết và thoả thuận theo các hình thức: Thu nợ gốc và lãi một lần khi đáo hạn, thu nợ gốc một lần khi đáo hạn và thu lãi định kỳ, thu nợ gốc và lãi theo nhiều kỳ hạn. Nếu khách hàng không có khả năng trả nợ thì ngân hàng cho gia hạn nợ hoặc chuyển sang nợ quá hạn.

- Tái xét hợp đồng tín dụng- là phân tích tín dụng trong điều kiện khoản tín dụng đã được cấp nhằm đánh giá chất lượng, phát hiện rủi ro và xử lý kịp thời.

- Thanh lý hợp đồng- Nếu đến hạn của hợp đồng tín dụng và khách hàng

đã hoàn tất các nghĩa vụ trả nợ cả gốc và lãi thì ngân hàng và khách hàng làm thủ tục thanh lý hợp đồng tín dụng, giải chấp tài sản và lưu trữ hồ sơ vay vốn.

Toàn bộ các khâu của quy trình tín dụng có thể mô tả bằng sơ đồ sau (sơ đồ 1):

Thu thập thông tin qua phỏng vấn, trao đổi, viếng thăm Cập nhật thông tin thị trường, chính sách, khung pháp lý. Giải ngân:

Chuyển tiền vào tài khoản của khách hàng, trả cho nhà cung cấp. Chấp thuận Giám sát tín dụng Hợp đồng tín dụng: Đàm phán, kỳ kết hợp đồng tín dụng, ký kết hợp đồng phụ khác. Tổ chức phân tích và thẩm định: Pháp lý, đảm bảo nợ vay. Tổ chức giám sát:

Nhân viên kế toán, nhân viên tín dụng, thanh tra, kiểm soát viên. Quyết định tín dụng: Hội đồng phán quyết, cá nhân phán quyết Vi phạm hợp đồng Kết quả ghi nhận: Biên bản, tờ trình, Giấy tờ vềđảm bảo nợ Lập hồ sơ: Giấy đề nghị vay vốn, Hồ sơ pháp lý, Phương án Nhân viên tín dụng: Tiếp xúc, hướng dẫn và phỏng vấn khách hàng Khách hàng : cung cấp tài liệu và thông tin Từ chối Giấy báo lý do Thu cả nợ gốc và lãi. Không đủ, Không đúng hạn. Thanh lý hợp đồng tín dụng bắt buộc Đầy đủ và đúng hạn. Biện pháp: Cảnh báo, tăng cường kiểm soát, ngừng giải ngân, tái xét tín dụng Xử lý: Toá án, cơ quan thẩm quyền Thanh lý hợp đồng tín dụng mặc nhiên Không đủ, không đúng hạn. Sơđồ 1. Mô tả quy trình tín dụng

3.2.3. Cơ cấu tổ chức và trình độ nghiệp vụ nhân viên NHNo&PTNT Chi nhánh Huyện Tân Hiệp nhánh Huyện Tân Hiệp

Tổng số cán bộ hiện nay của NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Tân Hiệp là 26 người được phân côngvà tổ chức theo cơ cấu trực tuyến bao gồm:

- Ban lãnh đạo: một giám đốc và một phó giám đốc. - Các phòng ban gồm:

+ Phòng kế toán – ngân quỹ: 12 người. + Phòng kế hoạch – kinh doanh: 10 người. + Tổ kiểm soát và thẩm định: 02 người.

+ Phòng giao dịch Thạnh Đông A và phòng giao dịch Kinh B.

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN- NGÂN QUỸ PHÒNG KẾ HOẠCH- KINH DOANH PHÒNG GIAO DỊCH THẠNH ĐÔNG A PHÒNG GIAO DỊCH KINH B TỔ KIỂM TRA- KIỂM SOÁT THẨM ĐỊNH

Sơđồ 2: Sơđồ cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Huyện Tân Hiệp

Tính đến ngày 31/12/2008, trình độ nhân viên của NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Tân Hiệp được phản ánh ở Bảng 1.

Bảng 1: Trình độ nghiệp vụ nhân viên NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Tân Hiệp

Đại học Trung cấp Sơ cấp Tổng cộng

Số lượng (người) 20 3 3 26

Tỷ lệ (%) 76,92 11,54 11,54 100

Dựa vào bảng 1 ta thấy, nhìn chung trình độ nhân viên của NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Tân Hiệp là hợp lý, trình độ nhân viên chủ yếu là Đại học, chiếm 20 người, tương đương 76,92% trong tổng số nhân viên hiện có, trình độ

trung cấp chiếm 3 người tương ứng 11,54%, còn lại trình độ sơ cấp chiếm 11,54%, tương ứng là 03 nhân viên.

3.2.4. Chức năng, nhịêm vụ của các phòng ban. 3.2.4.1. Giám đốc: 3.2.4.1. Giám đốc:

Là người đại diện cho ngân hàng quản lý, trực tiếp chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ nghiệp vụ, chịu trách nhiệm chính về các kế hoạch và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh theo luật Doanh nghiệp Nhà nước và Luật Tổ chức tín dụng dựa trên phạm vi, quyền hạn được cấp trên uỷ quyền.

3.2.4.2. Phó giám đốc:

Hỗ trợ cho giám đốc trong việc điều hành hoạt động của Chi nhánh, thay thế cho giám đốc giải quyết một số mảng hoạt động của Chi nhánh, được giám

đốc phân công và chịu trách nhiệm chính về kế toán ngân quỹ.

3.2.4.3. Giám đốc Phòng giao dịch (Thạnh Đông A, Kinh B): (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trực tiếp điều hành hoạt động của Phòng giao dịch, thực hiện chính sách chế độ nghiệp vụ, giao dịch và kế hoạch kinh doanh trong phạm vi quyền hạn của Chi nhánh, chịu sự quản lý và định kỳ báo cáo về Chi nhánh Huyện.

3.2.4.4. Phòng kế hoạch kinh doanh.

-Trưởng phòng, phó phòng:

Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về chiến lược kinh doanh của Chi nhánh, thực hiện hoạt động tín dụng, xây dựng kế hoạch kinh doanh, dự án đầu tư, chiến lược, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay của đơn vị kinh tế, các cá

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Tân Hiệp – Kiên Giang.pdf (Trang 28)