Phân loại nợ và trích lập dự phòng

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiêp và phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp.pdf (Trang 27)

2.1.6.1 Phân lọai nợ

Nợ quá hạn là dạng nợ mà Ngân hàng luôn phấn đấu ở mức thấp nhất. Nợ quá hạn càng thấp chứng tỏ hoạt động tín dụng của Ngân hàng càng hiệu quả. Việc phân loại nợ quá hạn căn cứ theo Quyết định 636/HĐQT-XLRR do chủ do Chủ tịch Hội đồng quản trị NHN0&PTNT Viêt Nam ban hành. Theo quyết định này thì NHN0

nơi cho vay thực hiện phân loại nợ thành 5 nhóm.

a) Nhóm 1 ( Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

 Các khoản nợ trong hạn và N H N0& P T N T nơi cho vay đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.

 Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và N H N0& P T N T nơi cho vay đánh giá là có khả năng thu hồi cả gốc, lãi đúng thời hạn còn lại.

b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

 Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày.

 Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (nếu khách hàng là doanh nghiêp, tổ chức thì N H N0& P T N T nơi cho vay phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu).

c) Nhóm 3 ( Nợ dưới tiêu chuẩn ) bao gồm:

 Các khoản nợ từ 90 ngày đến 180 ngày.

 Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu được phân loại vào nhóm 2.

 Các khoản nợ phảii thực hiện nghĩa vụ theo cam kết dưới 30 ngày.

d) nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

 Các khoản nợ quá hạn từ 181 này đến 360 ngày.

 Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.

 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

 Các khoản nợ phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết quá hạn từ 30 – 90 ngày.

e) Nhóm 5 ( Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

 Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

 Các khoản nợ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ cơ cấu lại lần đầu.

 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

 Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.

 Các khoản nợ thực hiện nghĩa vụ theo cam kết quá hạn từ 91 ngày trở lên.

 Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.

2.1.6.2. Trích lập dự phòng

Số tiền dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ được tính theo công thức sau: R = max {0, (A - C)} x r

Trong đó: R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: giá trị của khoản nợ

C: giá trị của tài sản bảo đảm r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

 Ghi chú: Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm (C) lớn hơn hoặc bằng số dư nợ gốc của khoản nợ (A) thì không phải trích lập dự phòng cụ thể.

Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Nhóm 1: 0%

 Nhóm 2: 5%

 Nhóm 3: 20%

 Nhóm 4: 50%

 Nhóm 5: 100%. Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý thì được trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của tổ chức tín dụng.

2.1.7. Một số chỉ tiệu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng 2.1.7.1 Chỉ tiêu tổng dư nợ/nguồn vốn huy động (%, lần)

Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp cho

ban lãnh đạo Ngân hàng so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với một nguồn vốn huy động.

2.1.7.2 Tỷ lệ nợ quá hạn

- Tỷ lệ này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ này

càng cao dẫn đến rủi ro của ngân hàng càng lớn, nó ảnh hưởng đến khả năng tái đầu tư của Ngân hàng trong việc tái tạo nguồn vốn cho va y phát triển kinh tế địa phương và ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.

Tổng số nợ quá hạn * 100% Tỷ lệ nợ quá hạn =

Tổng nợ bình quân

2.1.7.3 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng

- Vòng quay vốn tín dụng là chỉ tiêu dùng để đo lường tốc độ luân chuyển vốn

tín dụng của Ngân hàng, thời hạn thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm thì chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng được vận dụng một cách hửu hiệu.

- Vòng quay vốn tín dụng càng lớn, càng nhanh chứng tỏ hoạt động của Ngân hàng tốt.

Doanh số thu nợ

Vòng quay vốn tín dụng = Dư nợ bình quân

Trong đó:

Dư nợ đầu năm + Dư nợ cuối năm

Dư nợ bình quân =

2

2.1.7.4 Hệ số thu nợ (%)

Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ =

Doanh số cho vay

Chỉ số này cho biết một đồng vốn kinh doanh Ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu động vốn trong một thời kỳ kinh doanh nhất định. Hệ số thu nợ càng cao thì đánh giá càng tốt.

2.1.7.5 Tỷ suất lợi nhuận.

Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số tính theo phần trăm giữa lợi nhuận và số vốn đầu tư của Ngân hàng. Tỷ suất lợi nhuận sẽ chỉ cho Ngân hàng biết đầu tư vào đâu thì có

hiệu quả. Lĩnh vực nào có tỷ suất lợi nhuận càng cao thì càng hiệu quả. Lợi nhuận (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ suất lợi nhuận =

Dư nợ bình quân

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu được lưu trữ của Ngân hàng trong 3 năm vừa qua do phòng kế toán cung cấp sau đó được phân tích, tổng hợp lại trên cơ sở chọn lọc lại sao cho dữ liệu phù hợp với nội dung nghiên cứu. Cùng với đó là việc tiếp cận thực tế với hoạt động tín dụng của Ngân hàng, tiếp xúc trao đổi

với cán bộ tín dụng.

2.2.2. Phương pháp phân tích số liêu

Sau khi được thu thập, số liệu sơ cấp sẽ được xử lý trên phần mềm Excel. Kết quả được phân tích dựa trên phương pháp pháp so sánh, mô tả bằng đồ thị, thống kê mô tả và một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng.

2.2.2.1 Phương pháp tỷ trọng

Phương pháp này dùng để nghiên cứu kết cấu những chỉ tiêu phân tích của ngân hàng.

2.2.2.2 Phương pháp so sánh

- So sánh bằng số tuyệt đối: được biểu hiện bằng các con số cụ thể thể hiện mức độ hoàn thành kế hoạch hay chỉ tiêu đề ra.

- So sánh bằng các số tương đối: được biểu hiện bằng tỷ lệ %, phản ánh kết quả tăng giảm của các chỉ tiêu phân tích.

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁP TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP

3.1. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ TỈNH ĐỒNG THÁP 3.1.1. Vị trí địa lý 3.1.1. Vị trí địa lý

Đồng Tháp là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Đông giáp tỉnh Tiền Giang, Nam giáp tỉnh Cần Thơ, Vĩnh Long, Bắc giáp tỉnh Long An, Tây giáp tỉnh An Giang và Prây-Veng (Campuchia). Là một tỉnh đồng bằng, đất đai phì nhiêu do sự bồi bắp phù sa của sông Tiền và sông Hậu. Địa hình hơi thấp, thấp nhất là vùng Đồng Tháp Mười do vậy thường xuyên bị ngập úng vào mùa mưa. Mùa lũ nước sông dâng cao đem phù sa bồi đắp cho đồng ruộng và tạo nguồn thủy sản phong phú tạo thu nhập thêm và cải thiện đời sống cho người dân nhưng bên cạnh đó cũng đem lại nhiều hậu quả cho người dân sống trong khu vực đó.

Như vậy điều kiện tự nhiên, địa hình thuận lợi, thời tiết, khí hậu, đất đai phù hợp cho sản xuất nông nghiệp, trồng cây ăn quả, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

3.1.2. Tình hình xã hội

Đồng Tháp là tỉnh duy nhất trong cả nước có hai đô thị loại ba là: Thị xã Sa Đéc, thành phố Cao Lãnh. Đồng Tháp là một tỉnh nằm ở miền Tây Nam Bộ, có nền nông nghiệp phát triển, là vựa lúa lớn thứ ba của Việt Nam, là tỉnh có chỉ số tăng trưởng GDP và chỉ số về cạnh tranh kinh tế đứng thứ hai ở Đồng bằng sông Cửu Long, chỉ sau thành phố Cần Thơ. Đồng Tháp có 9 huyện, 1 thành phố trực thuộc tỉnh, 1 thị xã, dân số theo thống kê là 1.650 ngàn người, mật độ dân số bình quân là 510 người/km2. Trong đó vùng nông thôn chiếm 1.410 ngàn người chiếm 85% dân số, thành thị là 240 ngàn người chiếm 15% dân số. Dân cư phân bố không điều tập chung chủ yếu ở thành phố Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc, thị trấn, cù lao. Huyện có mật độ dân số thấp nhất là Tân Hồng 268 người/km2, cao nhất là Sa Đéc 1.711 người/km2.

Vào đầu năm 2007 cả tỉnh Đồng Tháp hân hoan chào đón sự kiện lớn, thị xã Cao Lãnh được nâng cấp lên thành Thành phố, từ đó sẽ mang nhiều hứa hẹn cho người dân, cải thiện đời sống, thu nhập cho người dân ngày càng tăng. Với nguồn lao động dồi dào, đất đai rộng lớn, nhiều di tích lịch sử, là một thị trường đầy tiềm năng thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

3.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của NHN0&PTNT huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp tỉnh Đồng Tháp

Huyện Cao Lãnh có địa giới hành chính gồm 17 xã, 1 thị trấn được hình thành từ năm 1984, do sự chia tách một phần địa giới của thị xã Cao Lãnh và một phần của huyện Tháp Mười - tỉnh Đồng Tháp. Cũng thời điểm này Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Cao Lãnh ra đời luôn gắn chặt với sự chuyển đổi cơ chế chung cũng như cơ chế hoạt động của ngành Ngân hàng. Cho đến năm 1988 chuyển sang kinh doanh mang tên Ngân hàng Nông nghiệp huyện Cao Lãnh và ngày 11/07/1996 đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Huyện Cao Lãnh đã trải qua các thời kỳ.

- Thời kỳ trước năm 1988 Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn huyện Cao Lãnh là chi nhánh của Ngân hàng Nhà Nước tỉnh Đồng Tháp hoạt động mang cơ chế bao cấp.

- Thời kỳ 1988 đến 1990 Hội đồng Bộ trưởng ban hàng Nghị Định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 đã tách hệ thống ngân hàng một cấp thành Ngân hàng hai cấp là Ngân hàng Nhà Nước và Ngân hàng chuyên doanh. Vì vậy, Ngân hàng Nhà Nước Huyện Cao Lãnh được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp vào năm 1988.

- Thời kỳ 1990 đến nay, sau khi nhà nước ban hành pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính, (ngày 24/05/1990) và hàng loạt Nghị định, quyết định của chính phủ được ban hành, trong đó có quyết định công nhận Ngân hàng Nông nghiệp là doanh nghiệp nhà nước dạng đặt biệt. Năm 1990 Ngân hàng Nông nghiệp chính thức thành lập và năm 1996 được đổi tên thành chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Cao Lãnh, là chi nhánh thành viên của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp.

Hiện nay chi nhánh hoạt động gồm có:

- Một hội sở chính nằm dọc quốc lộ 30, Thị Trấn Mỹ Thọ nằm ở bờ nam Sông Tiền giáp với huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang. Một phòng Giao Dịch liên xã đặt tại trung tâm chợ Thống Linh xã Phương Trà phục vụ 6 xã vùng sâu.

Từ khi thành lập đến nay “chữ tín” được xem là hàng đầu của mọi hoạt động, thị trường hoạt động được xác định là nông nghiệp và nông thôn, khách hàng chủ yếu là hộ nông dân, mục tiêu cung ứng vốn kịp thời, đúng và đủ nhằm tạo điều kiện cho hộ vay thực hiện dự án có hiệu quả, sinh lợi góp phần phát triển kinh tế địa phương.

3.1.4. Cơ cấu tổ chức

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Cao Lãnh là một đơn vị hạch toán phụ thuộc, trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp, được ủy quyền thực hiện các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ theo quy định của pháp luật. Đến nay đơn vị có 34 cán bộ viên chức trong có có 30 biên chế và 04 hợp đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý

* Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng bộ phận trong ngân hàng:

a) Ban giám đốc:

Trực tiếp điều hành toàn bộ các hoạt động của ngân hàng, tổ chức thực hiện tốt các quy định, chế độ của ngân hàng cấp trên và chỉ đạo của Uỷ ban nhân

GIÁM ĐỐC P. GIÁM ĐỐC Phòng Tổ Chức Hành Chính Phòng Giao Dịch Phòng Tín Dụng Phòng Kế Toán Ngân Quỷ Ktra, ktoán nội bộ

dân các cấp. Chịu trách nhiệm trước Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp về kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị.

- Ban Giám đốc có 2 người, gồm:

+ Giám đốc: chỉ đạo chung và trực tiếp phụ trách công tác kế hoạch, tổ chức cán bộ.

+ Phó Giám đốc: giúp việc cho Giám đốc theo phân công uỷ quyền.

b) Phòng giao dịch:

Đặt tại chợ Thống Linh xã Phương Trà, phòng giao dịch trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Cao Lãnh, quản lý cho vay ở khu vực 6 xã vùng sâu và chịu sự chỉ đạo của Giám đốc Ngân hàng huyện.

c) Phòng tín dụng:

- Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng.

- Thẩm định, đề xuất cho vay và hoàn thiện bộ hồ sơ cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền.

- Thường xuyên phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.

d) Phòng kế toán ngân quỹ:

Đây là phòng ban chiếm vị trí trung tâm trong đơn vị, gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và các kế toán viên. Các công việc chủ yếu của phòng ban này là:

- Tổ chức theo dõi hạch toán kế toán, hạch toán thống kê các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo quy định của chế độ tài chính hiện hành của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, đảm bảo phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ mọi tình hình và sự biến động của tài sản có, tài sản nợ do đơn vị quản lý.

- Tổng hợp, xử lý, cung cấp, lưu trữ thông tin tại chi nhánh.

- Phân tích hoạt động tài chính và tham mưu cho Ban lãnh đạo trong công tác quản lý tài chính, vốn, tài sản.

- Thực hiện các ngiệp vụ tin học và triển khai các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh.

- Các nghiệp vụ kho quỹ về thu, chi, vận chuyển tiền.

- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

e) Phòng Tổ chức Hành chính:

Thực hiện việc tuyển dụng, đào tạo cán bộ công nhân viên, bố trí công việc phù hợp với năng lực và nhu cầu công việc, bảo vệ trật tự an toàn tài sản cơ quan, quản lý toàn bộ văn thư theo quy định, giải quyết các vấn đề về lương, khen thưởng, hưu trí , thôi việc.

3.1.5. Vai trò, chức năng nội dung hoạt động của NHN0&PTNT chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp

- Đối với một huyện có hơn 80% dân số là nông dân việc phát triển sản xuất nông nghiệp chiếm giữ một vai trò cực kỳ quan trọng. Để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Mọi hoạt động vừa cơ bản, lâu dài, vừa cần thiết trước mắt của quá trình này điều cần đến vốn và tín dụng để đưa nông nghiệp, nông thôn phát triển mạnh mẽ nhất định phải có chính sách hổ trợ sự đầu tư thích đáng của nhà nước, của các ngành, trong đó không thể xem nhẹ vai trò của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.

- Nhằm thực hiện có hiệu quả công cuộc đổi mới kinh tế, tạo điều kiện cho

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiêp và phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp.pdf (Trang 27)