Phương hướng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong năm 2009

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiêp và phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp.pdf (Trang 40)

TRONG NĂM 2009

Mục tiêu trước mắt và lâu dài của chi nhánh là không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng lợi nhuận, năm sau cao hơn năm trước. Tăng cường và giữ vững thị phần cạnh tranh với các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn.

Nâng cao kỷ cương kỷ luật trong điều hành, tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác huy động vốn, tăng trưởng tín dụng trên cơ sở chọn lọc khách hàng, đối

tượng đầu tư phải có hiệu quả, chủ động tìm kiếm khách hàng cho vay là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ kinh doanh, kiểm tra chặt chẽ việc chấp hành quy trình thẩm định, cấp, quản lý tín dụng từ đó củng cố chất lượng tín dụng theo hướng tích cực hơn, tập trung xử lý thu hồi các khoản nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ xấu và nợ đã xử lý rủi ro, bên cạnh tăng trưởng dư nợ phải đảm bảo kiểm soát được nợ. Triển khai có hiệu quả các sản phẩm dịch vụ mới do Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh chỉ đạo, tăng nguồn thu ngoài tín dụng, có quỹ thu nhập đảm bảo đủ chi lương theo quy định và có tích luỹ. Trên cơ sở những nhiệm vụ chủ yếu này, ngân hàng đã đề ra mục tiêu cụ thể cho năm 2009 như sau:

+ Huy động vốn (có ngoại tệ quy đổi): 62.083 triệu đồng, tăng trưởng 25,29%. Trong đó: Huy động vốn ngoại tệ là 10.000USD, quy đổi VNĐ là 165 triệu đồng.

+ Tỷ lệ nợ xấu / Tổng dư nợ: chiếm tối đa 2%, Tỷ lệ nợ quá hạn / Tổng dư nợ: <5%.

+ Tình hình tài chính: Đủ chi lương theo quy định và có tích luỹ. + Công tác thu đổi ngoại tệ:

 Thu đổi: 1.750.000USD

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

HUYỆN CAO LÃNH TỈNH ĐỒNG THÁP

4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN

Trong quá trình hoạt động kinh doanh thì một trong những yếu tố góp phần quan trọng vào sự thành công đó là công tác huy động vốn. Với phương châm “đi vay để cho vay”, trong những năm qua NHN0&PTNT huyện Cao Lãnh đã ra sức huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư với nhiều hình thức khác nhau nhằm tạo sự hấp dẫn với khách hàng khi gửi tiền vào Ngân hàng. Chính vì vậy công tác huy động vốn luôn được đơn vị đặt lên hàng đầu trong suốt quá trình tồn tại và phát triển. Để có thể thấy rõ hơn chúng ta tham khảo bảng tình hình huy động vốn qua 3 năm của Ngân hàng (2006 – 2008).

4.1.1. Phân tích tình hình vốn huy động tại địa phương 4.1.1.1 Năm 2007 so với năm 2006

Trong giai đoạn hiện nay để có thể tồn tại và phát triển các Ngân hàng cần đưa ra nhiều biện pháp tích cực hơn trong công tác huy động vốn, quyết tâm thực hiện bằng mọi biện pháp như: đa dạng hoá các hình thức huy động với nhiều kỳ hạn, nhiều loại lãi suất và cách thức trả lãi khác nhau, nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của người gởi tiền, giảm bớt vốn vay và vốn điều hoà của của NHN0 tỉnh điều này sẽ làm giảm chi phí, giúp cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có hiệu quả.

Dựa vào bảng số liệu tình hình huy động vốn qua 3 năm 2006 - 2008 và đồ thị ta thấy tình hình huy động tai địa phương qua các năm đều tăng, năm sau cao hơn năn trước. Năm 2006 nguồn vốn huy động tại địa phương đạt số tiền là 33.346 triệu đồng chiếm tỷ lệ 20,61% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2007 nguồn vốn huy động tại địa phương tăng 10.354 triệu đồng so với năm 2006 chiếm tỷ lệ 18,64% trong tổng nguồn vốn huy động tăng với tốc độ là 31,05%. Nguồn vốn huy động tại địa phương tăng chủ yếu là do hai loại tiền gửi sau:

- 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000

Năm Năm Năm

Số t iền Nguồn huy động Vốn điều hòa Tổng nguồn vốn ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007 Số tiền cấu Số tiền cấu Số tiền

cấu Số tiền % Số tiền %

1) Vốn huy động tại địa phương 33.346 20,61 43.700 18,64 49.550 18,38 10.354 31,05 5.850 13,39

a- Tiền gửi không kỳ hạn 16.683 10,31 23.830 10,16 25.010 9,28 7.147 42,84 1.18 4,95 - Tiền gửi dân cư 1.474 0,91 2.144 0,91 3.018 1,12 670 45,45 874 40,76 - Tiền gửi tổ chức kinh tế 15.209 9,4 21.686 9,25 21.992 8,16 6.477 42,59 306 1,41 b- Tiền gửi có kỳ hạn 16.663 10,30 19.870 8,47 24.540 9,10 3.207 19,25 4.670 23,50 >12 tháng 5.100 3,15 3.660 1,56 750 0,28 (1.440) (28,24) (2.910) (79,51) < 12 tháng 11.563 7,15 16.210 6,91 23.790 8,82 4.647 40,19 7.580 46,76 2) Vốn điều hòa 128.448 79,39 190.794 81,36 220.071 81.62 62.346 48,54 29.277 15,34 Tổng nguồn vốn: 161.794 100 234.494 100 269.621 100 72.700 44.93 35.127 14.98 (Nguồn: Phòng kế toán) ĐVT: Triệu đồng

* Tiền gửi không kỳ hạn:

Năm 2007 tiền gửi không kỳ hạn là 23.830 triệu đồng tăng 7.147 triệu đồng so với năm 2006 tăng với tốc độ 42,84%. Trong đó chủ yếu là do sự tăng lên của tiền gửi dân cư là 670 triệu đồng và tiền gửi của tổ chức kinh tế là 6.477 triệu đồng. Sở dĩ nguồn vốn huy động tăng như vậy là do trong thời gian qua có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế rõ rệt trong địa bàn huyện, nhiều tổ chức kinh tế mới ra đời và di vào hoạt động có hiệu quả. Họ đã biết nhận thức và thấy được những tiện ích của việc gửi tiền vào Ngân hàng. Thông qua việc mở tài khoản tại Ngân hàng các tổ chức kinh tế sẽ dễ dàng thanh toán, buôn bán, trao đổi hàng hóa với nhau từ đó tiết kiệm được chi phí đầu ra, nâng cao hiệu quả hoạt động góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế cho huyện nhà. Nếu xét về mặt kinh tế thì bản thân vốn không kỳ hạn lại đảm bảo tính lợi nhuận cao hơn vì lãi suất đầu vào thấp và với tốc độ tăng như vậy sẽ tạo ra được nguồn tài chính ổn định cho việc đầu tư kinh doanh dài hạn của Ngân hàng.

* Tiền gửi có kỳ hạn

Bên cạnh đó thì tiền gửi có kỳ hạn cũng tăng đáng kể, năm 2007 tiền gửi có kỳ hạn huy động đạt 19.870 triệu đồng tăng 3.207 triệu đồng so với năm 2006 tăng với tốc độ 19,25%. Mặc dù năm 2007 tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng đã giảm 1.440 triệu đồng với tốc độ giảm là 28,24%, nhưng do tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng mạnh 4.647 triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ tăng là 40,19% nên đã làm cho tổng tiền gửi có kỳ hạn trong năm 2007 tăng. Để đạt được kết quả đó chinh nhánh đã triễn khai thực hiện kịp thời linh hoạt, có tính cạnh tranh với tổ chức tín dụng khác như: tuyên truyền, quảng cáo, đưa ra nhiều hình thức huy động tiền gởi có khuyến mãi quà hay bóc thăm trúng thưởng… và mở rộng dịch vụ thanh toán nhanh. Một mặt tăng cường tiếp thị, nắm bắt phân loại đối tượng tìm giải pháp vận động hữu hiệu thu hút vốn tiền nhàn rỗi trong địa bàn dân cư và gia đình có thân nhân người nước ngoài nhằm quảng bá thương hiệu giới thiệu sản phẩm của Ngân hàng và lắng nghe ý kiến phản hồi từ phía khách hàng nên đã thu hút một lượng tiền gửi đáng kể.

4.1.1.2 Năm 2008 so với năm 2007

Năm 2008 là năm khó khăn đối với hệ thống các Ngân hàng Việt Nam, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới lâm vào tình trạng khủng hoản và suy thoái, sự sụp đỗ của hàng loạt hệ thống tín dụng đồ sộ diễn ra đối với các cường quốc trên thế giới. Trong nước tình hình lạm phát diễn biến ngày phức tạp có chiều hướng ngày càng tăng cao. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nhưng nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy cơ cấu vốn huy động tại địa phương đã có bước chuyển biến tích cực, tỷ lệ tiền gửi tăng theo chiều hướng ổn định. Nguồn vốn huy động tại địa phương năm 2008 chiếm 18,38% trong tổng vốn huy động, tỷ lệ này là thấp nhưng về số tuyệt đối đã tăng 5.850 triệu đồng so với năm 2007 với tốc độ tăng loà 13,39%. Trong đó phải kể đến hai loại tiền gửi sau:

* Tiền gửi không kỳ hạn:

Trên bảng số liệu ta có nguồn vốn tiền gởi không kỳ hạn tăng lên qua các năm và chiếm tỷ trọng tuơng đối lớn trong tổng nguồn vốn huy động tại địa phương. Trong đó nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư năm 2008 là 3.018 triệu đồng tăng 874 triệu đồng so với năm 2007 tăng với tốc độ 40,76%. Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế tăng không đáng kể chỉ tăng 306 triệu đồng so với năm 2007 với tốc độ 1,41%. Mặt dù nguồn vốn tiền gởi không ổn định, nhưng lãi suất thấp góp phần làm cho giảm lãi suất đầu vào. Điều này đã được Ngân hàng duy trì số dư thường xuyên ở mức cao do đơn vị có chiến lược chăm sóc khách hàng từ phong cách giao dịch lịch sự, phong cách phục vụ thân thiện, gần gũi với khách hàng hơn, nhận tiền tận nhà và tôn trọng khách hàng. Cho nên thu hút một lượng khách hàng tiền gởi thanh toán đến với ngân hàng ngày càng đông đảo hơn.

* Tiền gửi có kỳ hạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên cùng một địa bàn có nhiều tổ chức tín dụng hoạt động, nếu tổ chức tín dụng nào có lãi suất hấp dẫn hơn thì khách hàng sẽ chuyển sang gởi tiền bên đó, hiện nay dân cư rất nhạy cảm với sự thay đổi lãi suất bởi đây cũng là phần tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình. Chính vì vậy, mà nguồn vốn huy động trên 12 tháng giảm mạnh, trong khi đó đó nguồn vốn huy động dưới 12 tháng lại tăng qua các năm. Do lãi suất Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Huyện Cao Lãnh

có thời hạn dưới 12 tháng khá hấp dẫn và chủ động tập trung khai thác nguồn tiền gửi tích lũy trong dân cư, từng bước tạo cho người dân nông thôn quen dần có tiền gởi vào Ngân hàng không mua vàng để dành.

Tóm lại: Tuy nguồn vốn huy động tại địa phương gặp khó khăn do ảnh hưởng của tốc độ tăng giá, chỉ số giá vật tư, tiêu dùng tăng lên tạo sức ép cho nền kinh tế. Cùng với sự cạnh tranh thu hút tiền gởi của các ngân hàng thương mại khác khá sôi động nhưng với quyết tâm cao và những giải pháp hữu hiệu nên đã duy trì được tốc độ tăng trưởng nguồn vốn khá cao. Điều này cho thấy Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Cao Lãnh ngày càng cải tiến đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và cải thiện về mọi mặt trong khâu chăm sóc khách hàng làm cho tăng trưởng nguồn vốn vững chắc.

4.1.2. Phân tích tình vốn điều hòa

Nguồn vốn huy động của Ngân hàng chủ yếu là do Ngân hàng cấp trên cấp cho chi nhánh khi nào Ngân hàng cần vốn thì cấp trên sẽ điều vốn xuống và khi kết thúc một ngày giao dịch nếu Ngân hàng không sử dụng hết số vốn đó thì sẽ chuyển lại cho Ngân hàng cấp trên.

Trên thực tế số liệu qua 3 năm ta thấy nguồn vốn điều hoà liên tục tăng qua các năm. Năm 2007 vốn điều hòa là 190.794 triệu đồng chiếm tỷ trọng 81,36%/tổng vốn huy động tăng 62.346 triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ là 48,54%. Năm 2008 vốn điều hòa là 220.071 triệu đồng chiếm tỷ trọng 81,62%/tổng vốn huy động. tăng 29.277 triệu đồng so với năm 2007 với tốc độ 15,34% Tình hình nguồn vốn điều hoà tăng là do nhu cầu sử dụng vốn trên địa bàn lớn, nguồn vốn huy động tại địa phương không đáp ứng nên phải phụ thuộc vào vốn điều hòa của NHNo tỉnh và kế hoạch sử dụng vốn được giao hàng quý.

Vì vậy, việc chấp hành kế hoạch luôn được theo dõi kiểm soát và cân đối nguồn vốn sử dụng vốn hàng ngày. Nếu có sự biến động trong hoạt động kinh doanh thì đề nghị điều chỉnh, tìm mọi biện pháp khắc phục như: giảm dư nợ, tăng nguồn vốn huy động. Nói chung do nguồn vốn điều hòa NHNo tỉnh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ nên việc tính toán hoạch định kế hoạch kinh doanh tài chính phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn này.

4.2. PHÂN TÍCH TÌNH CHO VAY

Bên cạnh việc gia tăng nguồn vốn huy động lên cao, Ngân hàng cần phải chú trọng đến các yếu tố đầu ra làm sao phải đảm bảo sự cân đối giữ nguồn vốn và sử dụng vốn có hiệu quả. Trong những năm gần đây hoạt động cho vay của Ngân hàng đã có những tiến triển rõ rệt, chi nhánh NHN0&PTNT huyện Cao Lãnh đã chủ động thay đổi chiến lược kinh doanh theo mô hình kinh tế tổng hợp. Tiếp cận trực tiếp đến từng hộ nông dân có nhu cầu vay vốn, xây dựng kế hoạch đầu tư tín dụng phù hợp với tình hình thực tế của địa phương từ đó đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện. Để đánh giá rõ hơn hoạt động cho vay của Ngân hàng ta có thể phân tích tình hình cho vay theo thờn hạn, mục đích và theo thành phần kinh tế.

4.2.1. Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng

Xác định thế mạnh kinh tế của Huyện là ngành nông nghiệp phát triển và đi lên từ nông nghiệp. Cho nên Ngân hàng đã bám sát và hoạch định chiếm lược kinh doanh của mình với mục tiêu chủ yếu cho vay kinh tế hộ. Do đặc điểm của nông nghiệp là quay vòng vốn nhanh cho nên Ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn và trung hạn. Trong tổng doanh số cho vay thì cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao qua các năm so với việc cho vay trung hạn. Cụ thể năm 2006 doanh số cho vay ngắn hạn là 186.607 triệu đồng chiếm 84,88%/tổng doanh số cho vay, năm 2007 và 2008 doanh số cho vay ngắn hạn/tổng doanh số cho vay lần lượt là 85,21%, 85,47%. Qua đó cho thấy Ngân hàng rất chú trọng tính thanh khoản.

Bảng 3: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NHN0&PTNT HUYỆN CAO LÃNH QUA 3 NĂM (2006 – 2008)

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007 Số tiền Cơ cấu Số tiền Cơ cấu Số tiền Cơ

cấu Số tiền % Số tiền % - Ngắn hạn 186.607 84,88 206.241 85,21 241.691 85,47 19.634 10,52 35.450 17,19 - Trung hạn 33.242 15,12 35.800 14,79 41.087 14,53 2.558 7,70 5.287 14,77

Tổng DSCV 219.849 1000 242.041 100 282.778 100 22.192 10,09 40.737 16,83

0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số t iền Ngắn hạn Trung hạn Tổng DSCV

Hình 5: Đồ thị doanh số cho vay ngắn hạn và trung hạn

4.2.1.1 Doanh số cho vay ngắn hạn

Đây là hình thức cho vay chủ yếu của Ngân hàng vì đa số khách hàng là nông dân họ vay vốn chủ yếu để trồng trọt, chăn nuôi, chi phí chăm sóc vườn vã lại thời gian hoàn vốn của sản xuất nông nghiệp cũng tương đối nhanh và lãi suất cho vay cũng thấp hơn vay trung hạn. Mặc dù thị trường nông thôn ngày càng bị các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn cạnh tranh chiếm thị phần đôi lúc diễn ra sự cạnh tranh luôn tranh đua và dùng các thủ thuật để tạo lợi thế cho mình tạo sức ép cạnh tranh ngày càng lớn, nhưng nhìn chung doanh số cho vay ngắn hạn tăng điều qua các năm. Năm 2007 là 206.241 triệu đồng tăng 19.634 triệu đồng so với năm 2006 với tốc độ là 10,52%, năm 2008 đạt 241.691 triệu đồng tăng 35.450 triệu đồng so với năm 2007 với tốc độ là 17,19%. Nguyên nhân doanh số cho vay ngắn hạn tăng qua các năm do vốn tín dụng của NHNo&PTNT huyện Cao Lãnh có vai trò quan trọng là công cụ góp phần vào cũng cố quan hệ sản xuất ở nông thôn trong việc thực

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiêp và phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp.pdf (Trang 40)