Theo khảo sát của Công ty Tư vấn và quản lý bất động sản CB Richard Eliss (CBRE), từ nay đến năm 2020, nhu cầu về phòng khách sạn của cả nước sẽ rất cao trong khi nguồn cung lại rất hạn chế. Hiện lượng phòng khách sạn tiêu chuẩn 3-5 sao chỉ đạt khoảng gần 5.000 phòng và khách sạn tiêu chuẩn 1-2 sao gần 6.300 phòng.
Trong khi đó, theo khảo sát của CBRE, nhu cầu về phòng khách sạn 3-5 sao đến năm 2020 sẽ vào khoảng 11.100 phòng và khách sạn 1-2 sao khoảng hơn 20.000 phòng. Một trong những nguyên nhân cơ bản thúc đẩy nhu cầu về phòng khách sạn tăng nhanh chính là thị trường du lịch Việt Nam ngày càng có những bước chuyển biến mạnh mẽ. Ngoài ra còn phải kểđến một loạt các nguyên nhân khác như sức hấp dẫn vềđầu tư tại Việt Nam đối với các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Do đó, nhu cầu vốn đầu tư cho lĩnh vực bất động sản là rất lớn. Chỉ tính riêng tại Tp. HCM từ năm 2008 đến năm 2010 cần một lượng vốn là 189.130 tỷ đồng, nhưng khả năng đáp ứng vốn của các doanh nghiệp đối với nhu cầu đầu tư thì rất thấp, chỉ khoảng 12,72%.
Biểu đồ 2.3: Nhu cầu vốn đầu tư vào bất động sản năm 2008 - 2010
Hiện nay, nhu cầu vốn đầu tư vào bất động sản thương mại trong thực tế còn rất lớn nhưng chưa được đáp ứng đầy đủ. Sự hạn chế về vốn là một trong những yếu điểm lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản ở Tp. HCM nói riêng. Nhìn chung, các doanh nghiệp bất động sản chưa có thực lực về tài chính vì tỷ trọng vốn tự có quá nhỏ so với nhu cầu đầu tư. Nhiều dự án có tỷ lệ cho vay lên tới 70 - 80% tổng vốn đầu tư, với thời hạn 10 - 15 năm. Điều đó làm ảnh hưởng tới tiến độđầu tư và khả năng thanh toán. Thậm chí,
các doanh nghiệp Việt Nam cũng mất nhiều cơ hội để thâm nhập vào phân khúc thị trường bất động sản cao cấp do ít vốn.