Nguồn vốn huy động tăng trưởng khá ổn định, lãi suất huy động vốn và cho vay năm 1996 đến 2000 có xu hướng giảm liên tục, từ 2001 đến năm 2003 lãi suất tương đối ổn định, đến đầu năm 2006 lãi suất có chiều hướng tăng nhẹ, mặt bằng giá cả tăng, dấu hiệu lạm phát của đồng tiền đã anh hưởng trực tiếp đến vốn huy động có thời hạn từ 12 tháng trở lên.
Dư nợ cho vay từ 1996 đến nay tăng khá và chuyển dịch theo cơ cấu kinh tế địa phương, phục vụ chương trình phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, phát triển sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu lương thực, mía đường, thuỷ sản, đến đầu năm 2006 dư nợ tăng chậm, nợ quá hạn tăng nhẹ.
Cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay: tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn tăng, tỷ trọng dư nợ cho vay trung hạn giảm nhẹ.
Cơ cấu dư nợ phân theo ngành kinh tế: tỷ trọng cho vay ngành nông nghiệp cao nhất và có xu hướng ổn định.
Do bị lũ lụt, bệnh dịch năm 2005, nợ khoanh 5.635 triệu đồng thu hồi dần đến cuối năm 2006 chỉ còn 4.876 triệu đồng.
Cho vay sản xuất kinh doanh góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương, mở thêm đối tượng đầu tư như sữa chữa nhà ở, nhu cầu đời sống, tiêu dùng,...làm thay đổi bộ mặt nông thôn.
Chất lượng tín dụng từng bước được nâng lên, tình hình tài chính cũng được từng bước lành mạnh hoá.
Mở thêm đuợc chi nhánh liên xã để phát triển thêm khách hàng.
Chương 4