Phân tích dư nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mộc Hoá.pdf (Trang 61 - 63)

Nợ quá hạn là khoản nợ đến thời hạn trả mà bên vay không trả theo đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng với Ngân hàng. Nếu không được Ngân hàng gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, thì thực hiện chuyển nợ quá hạn để phạt và thông báo cho khách hàng biết. Nợ quá hạn là nhân tố mà Ngân hàng nào cũng tích cực loại trừ. Vì trong quá trình hoạt động kinh doanh, nợ quá hạn chính là rủi ro tín dụng mà Ngân hàng phải chấp nhận.

Bảng 4.16: Dư nợ quá hạn dựa trên chỉ tiêu khách hàng

Chỉ tiêu ĐVT Kí hiệu 2005 2006

Số người KH a 139 158

Số tiền nqh/Kh Trđ/KH b 10,1798 38,1898

Thành tiền Trđ Q 1.415 6.034

Nguồn: Phòng tín dụng

Sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích các yếu tố ảnh hương đến nợ quá hạn của Ngân hàng như sau

Q = Q1 – Q0 Theo thông tin ở bảng 4.16 ta có

Q = 6.034 – 1.415 = 4.619 triệu đồng. Vậy, nợ quá hạn năm 2006 tăng so với năm 2005 là 4.619 triệu đồng.

Nợ quá hạn tăng như trên là do tác động bởi 2 nhân tố đó la: số lượng khách hàng (a), Số tiền nqh/Kh (b).

Trong đó:

Ảnh hưởng bởi nhân tố số lượng khách hàng của ngân hàng a = a1b0 – a0b0

a = 158 x 10,1798 – 139 x 10,1798 = 193,4162 triệu đồng

Vây, do số lượng khách hàng cuả Ngân hàng năm 2006 tăng so với 2005 là 19 khách hàng nên đã làm cho nợ quá hạn tăng 193,4162 triệu đồng.

Ảnh hưởng bởi nhân tố Số tiền nqh/Kh của Ngân hàng b = a1b1 – a1b0

b = 158 x 38,1898 – 158 x 10,1798 = 4425,5838 triệu đồng

Vậy, do số tiền nqh/Kh của Ngân hàng năm 2006 tăng so với năm 2005 là 28.01 Trđ/khách hàng nên đã làm cho nợ quá hạn tăng 4425,5838 triệu đồng.

Không giống như các chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ hay dư nợ, chỉ tiêu này phụ thuộc nhiều hơn vào số tiền nợ quá hạn/người, việc thay đổi của nhân tố a ảnh hưởng ít đến tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng, trong khi đó nhân tố b lại có ảnh hưởng lớn đến nợ quá hạn của Ngân hàng. Nhân tố b tăng thì làm cho nợ quá hạn của Ngân hàng tăng 4425,5838 triệu đồng chiếm 4.425,5838/4.619 = 95,81% tổng nợ quá hạn của Ngân hàng. Nhưng cả hai nhân tố a và b tăng đều ảnh hưởng xấu đến tình hình hoạt động chung của Ngân hàng nên cần hạn chế hoặc có sự điều chỉnh để giảm hai nhân tố này.

Nợ quá hạn nhiều hay ít còn phụ thuộc vào chất lượng tín dụng. Hơn nữa quá trình sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất trên địa bàn huyện còn gắn liền với điều kiện tự nhiên, luôn chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh nên khi sản xuất bị thiệt hại thì doanh thu của hộ sản xuất bị giảm đáng kể, dẫn đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng là điều tất nhiên.

Bảng 4.17: Tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 Chênh lệch 2005 - 2006 ST TT% ST TT % ST %

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mộc Hoá.pdf (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)