CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG
2.1.1.4. Yếu tố kinh tế.
Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định lâu dài đặc biệt năm 2005 tốc độ tăng trưởng đạt 8,5%. Thêm vào đó chiến lược tăng tính cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế Việt Nam đang đi đúng hướng khi tạo thêm động lực cho doanh nghiệp từ 2 góc độ:
- Phát triển thị trường dịch vụ,chống độc quyền.
- Ký kết hiệp định Thương mại với Hoa Kỳ và nỗ lực cho việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Giám đốc quốc gia của WB, ông Klaus Rohland nhận định: "Việt Nam thành công vượt trội trong lĩnh vực giảm nghèo, nhận thức rõ về vấn đề chống tham nhũng và đang có nhiều biện pháp giải quyết về cơ chế để giảm động cơ tham nhũng". Theo dự báo chuyên gia công nghệ thông tin cho thấy 4-5 năm nữa số lượng người sử dụng Internet có thể lên đến 30 triệu.Việc thu hút các tập đoàn lớn, đa quốc gia về công nghệ thông tin cho thấy Việt Nam đang là thị trường đầy tiềm năng.
Tuy nhiên, môi trường đầu tư còn nhiều e ngại. So với thị trường công nghệ đã và đang thu hút mạnh đầu tư từ Mỹ như Trung Quốc, Ấn Độ thì thị trường Việt Nam nhỏ và thông tin về doanh nghiệp cũng rất hạn chế. Thông tin từ Việt Nam rất ít ỏi, sự thiếu hụt nguồn lực trình độ cao, những chuyên gia công nghệ thông tin còn yếu về kinh nghiệm, năng lực. Mặt khác giá thuê đường truyền Internet cao cũng tác
động đến chi phí của doanh nghiệp. Giá thuê đường truyền là 256 kbs/s với mức giá 2400 USD/tháng gấp 80 lần giá thuê ở Mỹ.
Nhiều nhà đầu tư có nhận xét: "...rất muốn thu hút những công ty lớn của Mỹ đầu tư vào Việt Nam.Việc này chỉ có khả năng thực hiện khi nhà đầu tư thấy được triển vọng kinh doanh trong nước. Nếu họ thấy những người trước hoạt động hiệu quả, họ sẽ làm theo.Nhưng doanh nghiệp Việt Nam làm ăn tốt nhưng hình như không mạnh dạn công bố thành công của mình". Có thể nhận thấy rằng, tình trạng nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng chấp nhận tư tưởng là con nợ để đầu tư quy mô lớn. Tại Mỹ, doanh nhân Mỹ trước khi thành đạt chấp nhận nợ nần nghĩa là dùng tiền người khác để thực hiện chiến lược kinh doanh của mình. Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam hoạt động hiệu quả chưa cởi mở chia sẻ kinh nghiệm với các đơn vị khác, chưa nhận thấy được chia sẻ kinh nghiệm chính là biện pháp hỗ trợ đơn vị làm rõ hiệu quả hơn. Đó cũng là cách thu hút những đơn vị này thành khách hàng thân thiết, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Theo báo cáo của ban thư ký diễn đàn doanh nghiệp thì sản phẩm nhái, sao chép nhãn mác các thương hiệu lớn, các sản phẩm phần mềm bày bán ở nhiều chợ lớn, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Đây là một hiểm hoạ đối với nhà đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao. Năm 2005 Việt Nam là một trong 10 nước vi phạm bản quyền phần mềm lớn nhất thế giới. Trong bối cảnh công nghệ thông tin và viễn thông đang phát triển với tốc độ cao như hiện nay thì buộc phải có chính sách minh bạch công khai để nhà đầu tư hạn chế rủi ro có thể xảy ra theo cam kết BTA. Khi Việt Nam gia nhập WTO buộc phải mở rộng cửa cho nhà đầu tư nước ngoài. Lúc ấy độc quyền và bất bình đẳng sẽ là rào cản.
Mặt khác, chi phí sản xuất ở Việt Nam khá cao. Giá nguyên, nhiên liệu đầu vào (như điện, nước, xăng dầu, xi măng...) ở mức cao so với các nước trong khu vực gây ảnh hưởng đến môi trường đầu tư. Giá đầu vào tăng làm giá bán tăng, tính cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường nội địa và xuất khẩu giảm (Ví dụ: lắp ráp tivi ở trong nước là 6-7 USD thậm chí 8-9 USD trong khi tại một số nước ASEAN chi phí là 3 USD, Trung Quốc chỉ là 1 USD). Chính điều này làm mất đi tính hấp dẫn của môi trường đầu tư có chi phí thấp tại Việt Nam .