CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG
2.2.2. Tình hình triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự án FDI.
tư gần 33,8 tỷ USD, chiếm 35,2% về số dự án và 25,88% về vốn đăng ký của cả nước.
Đạt được kết quả nêu trên là do khi Việt Nam gia nhập WTO, hàng hóa của các doanh nghiệp (DN) có cơ hội lớn hơn trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường trên thế giới. Bên cạnh đó, việc tự do hóa thương mại của WTO tạo điều kiện cho hàng hóa của các nước thành viên dễ dàng thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Điều này gây sức ép buộc các DN phải chấp nhận mức độ cạnh tranh khốc liệt, làm cho họ trở nên năng động hơn trong việc tạo sản phẩm mới, cải tiến các dịch vụ, hạ giá thành sản phẩm…Do đó, DN không ngừng đổi mới công nghệ sản xuất, cải tiến kiểu dáng, mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng yêu cầu của “sân chơi chung”. Các DN đã mạnh dạn đầu tư mới, tăng vốn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, cải tiến và bổ sung máy móc thiết bị hiện đại, sử dụng công nghệ hiện đại. Ngoài ra, khi đầu tư vào các KCX - KCN, các nhà đầu tư được đáp ứng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, cơ chế quản lý “một cửa tại chỗ” của Hepza luôn tạo thuận lợi và hiệu quả tối đa cho nhà đầu tư. Bên cạnh việc đầu tư mới, tăng vốn đầu tư mở rộng quy mô, các DN đã đẩy mạnh mở rộng, phát triển lĩnh vực thương mại, đặc biệt là các DN trong các KCX. Tính từ thời điểm gia nhập WTO đến nay, đã có hơn 34 DN 100% vốn nước ngoài điều chỉnh bổ sung ngành nghề kinh doanh và 6 DN thành lập mới thực hiện chức năng thương mại. Với lợi thế về cơ chế quản lý “một cửa tại chỗ”, lợi thế về cơ sở hạ tầng, vị trí địa lý thuận lợi .., các KCX - KCN TP tự tin sẽ thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư đem lại lợi ích về công nghệ gắn liền với bảo vệ môi trường, chăm lo đời sống xã hội cho công nhân để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế bền vững.
2.2.2. Tình hình triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự án FDI. FDI.