Một số giải pháp khác.

Một phần của tài liệu Quá trình cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.doc (Trang 76 - 79)

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG TÍNH HẤP

3.2.8. Một số giải pháp khác.

- Tiếp tục nâng cao hiệu quả việc chống tham nhũng, tiêu cực và tình trạng nhũng nhiễu đối với nhà đầu tư. Đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân trong xử lý công việc, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở các cơ quan quản lý nhà nước.

- Tăng cường phối hợp với các bộ ngành, địa phương xử lý vấn đề môi trường, vấn đề đình công trái pháp luật của các doanh nghiệp FDI.

- Triển khai tốt việc xây dựng hệ thống quản lý thông tin ĐTNN theo quyết định 43/2008/QĐ-TTg ngày 24/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo thông tin phục vụ công tác quản lý, điều hành.

Các kiến nghị cần cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh

Để xác định những lĩnh vực cần cải thiện hơn nữa các doanh nghiệp tham gia điều tra được yêu cầu lựa chọn 3 biện pháp quan trọng nhất mà chính phủ cần làm để cải thiện môi trường kinh doanh. Biểu đồ dưới đây cho thấy thứ tự ưu tiên cải cách để cải thiện môi trường kinh doanh Việt Nam.

Năm nay “Cải thiện soạn thảo luật lệ“ là lĩnh vực được phần lớn doanh nghiệp đề xuất (46%) phản ánh mối quan ngại ngày càng tăng về sự không rõ ràng và thiếu thực tiễn của luật lệ, tạo điều kiện cho việc diễn giải pháp luật tuỳ tiện và các hoạt động trục lợi. Doanh nghiệp vì vậy muốn nâng cao tính rõ ràng, minh bạch của môi trường pháp lý. Khi xây dựng các văn bản pháp luật cần tham vấn doanh nghiệp một cách toàn diện để đảm bảo các luật lệ khi được ban hành, phản ánh đầy đủ những ý kiến đóng góp từ thực tiễn doanh nghiệp, ngăn ngừa việc diễn giải luật chủ quan, thiếu nhất quán gay phức tạp trong quá trình thực hiện sau này.

Năm nay các doanh nghiệp cũng đưa ra yêu cầu mạnh mẽ về cải cách nhằm “Bãi bỏ các giấy phép không cần thiết“ và “Ngăn chặn kiểm soát tham nhũng“ bằng những biện pháp nâng cao tính minh bạch và những giải trình của chính phủ ở các cấp trung ương và địa phương nhằm giảm thiểu tệ quan liêu, nhũng nhiễu doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất.

Tuy nhiên điều tra lần này cũng cho thấy có sự khác biệt trong việc lựa chọn ưu tiên chính sách giữa doanh nghiệp nước ngoài và trong nước. Trong khi “Cải thiện việc soạn thảo luật lệ“ được doanh nghiệp trong nước lựa chọn là ưu tiên hàng đầu, thì các doanh nghiệp nước ngoài lại coi việc “Cải thiện cơ sở hạ tầng“ là hoạt động quan trọng nhất. Lý giải cho điều này có lẽ là do doanh nghiệp nước ngoài thường có qui mô hoạt động lớn hơn va tham gia vào các hoạt động xuất nhập khẩu nhiều hơn, do vậy chất lượng cơ sở hạ tầng yếu kém như thiếu hụt điện năng, tắc nghẽn cảng biển gây hậu quả nặng nề hơn cho các doanh nghiệp nước ngoài so với doanh nghiệp trong nước.

Tuy nhiên cả hai nhóm doanh nghiệp đều nhất trí cho rằng “Ngăn chăn và kiểm soát tệ tham nhũng“ là một trong những lĩnh vực cần được ưu tiên xư lý hàng đầu, cho thấy đây là một vấn đề có tác động tiêu cực mạnh mẽ tới hoạt động của cả doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Diễn đàn thương mại và phát triển liên hợp quốc (UNCTAD) đang xây dựng một báo cáo về “Chính sách đầu tư của Việt Nam“. Tại báo cáo này UNCTAD đã đánh giá: “Việt Nam đã thành công trong việc thu hút một số lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong hai thập kỉ vừa qua mặc dù vẫn còn một số hạn chế trong tiếp nhận đầu tư và “gánh nặng“ hành chính làm cản trở các nhà đầu tư. Việc Nam cũng đã thành công trong việc thu được những lợi ích quan trọng từ sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào phát triển kinh tế“.

Theo UNCTAD việc gia nhập WTO trong năm 2007 là dấu mốc trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam và có vai trò quan trọng ngang với chủ trương đổi mới năm 2006. Điều này sẽ khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài và làm tăng lợi ích tiềm năng phát triển của các dòng FDI đang ngày một tăng lên.

KẾT LUẬN

Môi trường đầu tư luôn giữ một vai trò quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư. Qua hơn 20 năm đổi mới, Chính Phủ Việt Nam cũng đã có nhiều biện pháp nhằm cải hiện môi trường đầu tư thông thoáng và hoàn thiện hơn. Môi trường đầu tư của Việt Nam được đánh giá là có xu hướng ngày càng tốt hơn. Đó là một tín hiệu đáng mừng, cho thấy khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đang ngày một tăng, báo hiệu những kết quả khả quan trong tương lai, và hứa hẹn sẽ mang lại nguồn lực mới cho đất nước.

Việt Nam đã trở thành một trong những khu vực điểm nóng đầu tư trên thế giới có sức hấp dẫn nhất. Phát triển kinh tế của Việt Nam có hai ưu thế: tỷ lệ tài sản "xấu" trong lĩnh vực tài chính khá thấp. Hai là mặc dù xuất khẩu của Việt Nam chiếm tới 56% GDP, nhưng mức độ ảnh hưởng của sự tăng trưởng chậm lại của kinh tế thế giới đối với Việt Nam là rất nhỏ. Việt Nam có thể duy trì sự ổn định trong thu nhập từ xuất khẩu, bởi sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, chủ yếu là hàng tiêu dùng và sản phẩm công nghiệp nhẹ, không chịu ảnh hưởng lớn của biến động giá cả quốc tế. Ba là tình hình chính trị của Việt Nam ổn định, các chính sách đầu tư không chỉ duy trì tính nhất quán mà còn không ngừng được hoàn thiện. Từ đó có thể thấy, viễn cảnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam là rất tốt đẹp.

Một phần của tài liệu Quá trình cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.doc (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w