CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG
2.2.2.2. Triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự án FDI.
Trong 20 năm qua, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đó góp phần đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội đất nước bằng việc tạo ra tổng giá trị doanh thu đáng kể, trong đó có giá trị xuất khẩu, cũng như đóng góp tích cực vào ngân sách và tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Đồng thời, tiếp tục khẳng định vai trò trong sự nghiệp phát triển kinh tế, đóng góp ngày càng lớn vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước và thực sự trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế.
Nếu trong giai đoạn 1991-1995 tổng giá trị doanh thu mới đạt 4,1 tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 1,2 tỷ USD, chiếm 30% tổng doanh thu) thì trong thời kỳ 1996-2000 tổng giá trị doanh thu đã đạt 27,09 tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 10,59 tỷ USD, chiếm 39% tổng doanh thu), tăng gấp 6,5 lần so với 5 năm trước. Trong giai đoạn 2001-2005 tổng giá trị doanh thu đạt 77,4 tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 34,6 tỷ USD, chiếm 44,7% tổng doanh thu), tăng gấp 2,8 lần so với 5 năm 1996-2000. Trong hai năm 2006, 2007 tổng giá trị doanh thu đạt 69 tỷ USD, trong đó giá trị xuất khẩu (trừ dầu thô) đạt 28,6 tỷ USD, chiếm 41% tổng doanh thu.
Tuy những năm đầu thi hành Luật Đầu tư nước ngoài, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước, nhưng cũng đã tích cực đóng góp vào ngân sách nhà nước, thể hiện qua việc thu nộp ngân sách tăng dần qua các năm và bắt đầu vượt ngưỡng 1 tỷ USD từ năm 2005 (đạt 1,29 tỷ USD, tăng 39,5% so với năm trước và chiếm 12% tổng thu ngân sách nhà nước, vượt mục tiêu đề ra tại Nghị quyết 09 (10%). Giai đoạn 1991-1995 do chính sách ưu đãi, khuyến khích ĐTNN của Nhà nước ta nên các doanh nghiệp ĐTNN đóng góp ngân sách còn hạn chế 115 triệu USD, nhưng con số này đó tăng hơn 10 lần trong thời kỳ 1996-2000 (đạt 1,49 tỷ USD). Lý do một số doanh nghiệp ĐTNN đó qua thời gian hưởng chính sách ưu đãi thuế của nhà nước. Giai đoạn 2001-2005 khu vực doanh nghiệp ĐTNN đó nộp ngân sách hơn 3,6 tỷ USD, tăng gấp hơn 2 lần 5 năm trước. Năm 2006 con số trên đạt 1,4 tỷ USD, bằng cả 5 năm 1996-2000.
Sau hai năm gia nhập WTO, sự tăng trưởng mạnh mẽ của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đang ngày càng đóng góp tích cực hơn vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Khu vực FDI là khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP nói chung, năm 2006 tăng trưởng khu vực FDI là 14,33%, năm 2007 là 12,81% (so với tốc độ tăng GDP tương ứng là 8,29% và 8,68%). Tỷ trọng của khu vực kinh tế FDI trong GDP vẫn tiếp tục tăng lên qua các năm, từ 15,99% năm 2005 lên 17,02 năm 2006 và lên 17,66% năm 2007.
Hai năm qua, các doanh nghiệp ĐTNN tạo việc làm cho hơn 30.000 lao động, đưa tổng số lao động trong khu vực có vốn ĐTNN tính đến thời điểm hiện nay là 1,25
triệu lao động. Đồng thời, các doanh nghiệp ĐTNN nộp ngân sách nhà nước gần 4 tỷ USD, trong đó năm 2007 nộp 1,57 tỷ USD, năm 2008 đạt 1,98 tỷ USD.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN trong hai năm qua đã khẳng định kết quả trong việc cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh của Việt Nam. Với việc thực hiện Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp mới, cùng với việc trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO từ 11/1/2007, môi trường đầu tư của Việt Nam vẫn đang tiếp tục được cải thiện và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Bên cạnh đó, trong công tác chỉ đạo, điều hành, Chính phủ đã có các chính sách về tài chính, tiền tệ phù hợp, kịp thời đối phó với các tình huống khó khăn như lạm phát tăng cao, nhập siêu đáng báo động…. Tại diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam cuối kỳ năm 2008 tổ chức ngày 1/12/2008 tại Hà Nội, đại diện các nhà đầu tư Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản đều cho rằng mặc dù nền kinh tế nước ta đang phải đối mặt với những thách thức lớn nhưng Việt Nam sẽ sớm vượt qua khó khăn và vẫn là nơi có sức hút lớn đối với các nhà ĐTNN trong thời gian tới.