CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG
2.3.2.2. Những hạn chế và thách thức sau khi gia nhập WTO.
Việc gia nhập WTO đã tạo ra cho đất nước nhiều cơ hội mới, song đi kèm với đó là những thách thức không nhỏ vì cơ hội và thách thức là hai mặt có quan hệ hữu cơ của mọi quá trình phát triển.
Cơ hội mới xuất hiện khi tình hình thay đổi mà nếu biết tận dụng tốt sẽ có thể tạo ra bước đột phá, thúc đẩy quá trình phát triển, ngược lại, nếu chần chừ, thiếu chủ động thì sẽ đánh mất cơ hội, gây nên tình trạng trì trệ, dễ lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Thách thức luôn xuất hiện trong bối cảnh tình hình mới, do đó cần được đánh giá đúng và chủ động đề ra giải pháp để đối phó, nếu không nhận biết kịp thời, thách thức sẽ trở nên nghiêm trọng và khi đó, việc đối phó sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, nhưng nếu vượt qua được thách thức thì sẽ tạo ra được những cơ hội mới.
* Cơ hội mới đối với Việt Namkhi gia nhập WTO chính là việc cải cách thể chế, tạo lập môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh do thực hiện nguyên tắc MFN và NT, tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
* Thách thức lớn nhất là năng lực cải cách thể chế theo hướng tự do hóa thương mại và đầu tư mà sự chậm trễ đã bộc lộ trong quá trình rà soát hệ thống pháp lý, chính sách, quy định của chính quyền các cấp; năng lực cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp và quốc gia chưa được nâng lên tương ứng với yêu cầu của tình hình mới, nguồn nhân lực đang là trở ngại lớn trong việc tiếp nhận các dự án FDI công nghệ cao, các chuyên gia giỏi, nhà quản lý có năng lực còn thiếu so với nhu cầu phát triển, tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, sáng chế, bản quyền, kinh
doanh hàng giả, hàng nhái diễn ra ngày càng phổ biến mà chưa có giải pháp khắc phục.
Năm 2007, năm đầu tiên trở thành thành viên chính thức WTO, nền kinh tế Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng 8,46%, cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây: tổng GDP đạt 71,3 tỷ USD, GDP bình quân đầu người đạt 835 USD, tiếp cận ngưỡng của nước có thu nhập trung bình thấp; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, với nông nghiệp chiếm tỷ trọng 20% GDP, còn lại là công nghiệp và dịch vụ; kim ngạch xuất khẩu đạt gần 50 tỷ USD, nhưng nhập siêu cũng gia tăng, đạt 14,12 tỷ USD, bằng 29% kim ngạch xuất khẩu. Làn sóng FDI mới bắt đầu từ vài năm trước tiếp diễn với nhịp độ nhanh hơn, với kết quả khả quan về vốn đăng ký của cả năm đạt 21,3 tỷ USD và vốn thực hiện đạt hơn 8 tỷ USD. Báo
Malaysia Star viết: “Việt Nam đã trở thành viên nam châm với rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài - những người muốn tham dự vào tiến trình bùng nổ kinh tế của đất nước. Từ các hãng xây dựng cho đến những nhà đầu tư phát triển bất động sản và công nghiệp, dịch vụ, cơ hội là quá nhiều đối với những ai tìm kiếm mảnh đất đầu tư trong triển vọng của kinh tế Việt Nam”.
- Vốn FDI đăng ký trong năm 2008 đạt trên 64 tỷ USD, mức tăng kỷ lục kể từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài đến nay, tăng hơn 3 lần năm 2007.
Thực tiễn ĐTNN vào Việt Nam trong giai đoạn vừa qua cũng đã bộc lộ một số tồn tại và hạn chế ở cả môi trường đầu tư và tình hình đầu tư. Sự tăng trưởng mạnh mẽ, mang tính đột biến của nguồn vốn FDI vào Việt Nam đã làm cho những mặt hạn chế vốn có nhưng chưa được hoặc chậm được khắc phục của môi trường đầu tư của nước ta ngày cành bộc lộ rõ nét và trở nên gay gắt hơn. Bên cạnh đó, một số vấn đề mới phát sinh cũng đang bắt đầu có những tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư làm hạn chế khả năng thu hút và sử dụng vốn đầu tư của nền kinh tế.
* Về luật pháp và chính sách.
Hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư vẫn còn một số điểm thiếu đồng bộ và nhất quán giữa các luật chung và các luật chuyên ngành. Vì vật trên thực tế vẫn tạo ra các cách hiểu khác nhau gây rất nhiều khó khăn cho việc xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư cũng như hướng dẫn các doanh nghiệp xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai dự án, cụ thể:
- Yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự đối với hồ sơ của nhà ĐTNN không phù hợp với thực tế khi luật Công chứng 2006 đã cho phép các giấy tờ nước ngoài chỉ cần chứng thực tại địa phương.
- Các văn bản hướng dẫn về cơ chế hậu kiểm, giám sát, quản lý đối với dự án FDI theo luật Đầu tư 2005 và nghị định 108 đến nay chưa được ban hành làm cho các cơ
quan quản lý địa phương gặp nhiều lúng túng trong việc thực thi chức năng quản lý nhà nước của mình.
- Qui định đối với một số ngành, lĩnh vực đầu tư có điều kiện còn chưa rõ ràng. Điển hình là hướng dẫn đối với FDI trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Chính phủ đã chỉ đạo sủa đổi, bổ sung nghị định số 06/2000/NĐ-CP, Nghị định số
18/2001/NĐ-CP và Nghị định 165/2005/NĐ-CP, nhưng đến nay Bộ giáo dục và Đào tạo là đơn vị chủ trì vẫn chưa có được dự thảo cuối cùng. Do vậy các cơ sở giáo dục, đào tạo có yếu tố nước ngoài rất khó áp dụng qui định tương ứng với tưng loại hình doanh nghiệp.
* Về công tác qui hoạch
Công tác qui hoạch lãnh thổ, ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm còn yếu và thiếu, đặc biệt trong bối cảnh phân cấp triệt để việc cấp phép và quản lý đầu tư về các địa phương, dẫn đến tình trạng mất cân đối chung. Nhiều địa phương cấp phép tràn lan, khai tăng vốn đăng ký của dự án để có thành tích, để cạnh tranh nhau, dẫn đến cùng cấp quá nhiều giấy phép cho các dự án có cùng một lọa sản phẩm mà khồn tính đến khả năng thị trường dưa thừa, lãng phí, hiệu quả đầu tư thấp.
* Về cơ sở hạ tầng.
- Sự yếu kém của hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào là nhân tố quan trọng gây tâm lý lo ngại của các nhà đầu tư. Thông thường các nhà đầu tư có tính toán, thực hiện tiến độ xây dựng công trình dự án theo tiến độ xây dựng xây dựng công trình hạ tầng ngoài hàng rào để tránh tình trạng công trình dự án xây dựng xong không đưa vào vận hành được do hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào không đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là hệ thống cấp điện nước, đường giao thông, cảng biển phục vụ nhu cầu sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hóa.
- Nổi cộm nhất hiện nay là hệ thống đường giao thông ở khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cần được nâng cấp mở rộng để đáp ứng nhu cầu vận chuyển và xuất khẩu hàng hóa trong khu vực đang tăng nhanh, cụ thể là đường 51 nối hệ thống cảng ở khu vực Cái Mép – Thị Vải tới các khu công nghiệp và các khu đô thị trong toàn vùng…
- Hệ thống kết cấu hạ tầng ở các khu kinh tế mới được thành lập gần đây như Chân Mây, Nhơn Hội, Nam Phú Yên … phát triển quá chậm so với nhu cầu đầu tư phát triển các dự án FDI đang gây quan ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài và đang cản trở việc giải ngân triển khai dự án FDI lớn trong các khu kinh tế này.
- Tình trạng thiếu điện dẫn tới cắt điện luân phiên, cắt điện không theo lịch khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn không nhỏ trong việc điều hành và hoàn thành kế hoạch sản xuất.
* Về nguồn nhân lực.
- Tình trạng thiếu hụt nguôn nhân lực đã qua đào tạo, đặc biệt là công nhân kĩ thuất và kỹ sư ngày càng rõ rệt, không chỉ xảy ra ở các khu kinh tế mới hình thành như Chân Mây, Dung Quất, Nhơn Hội… mà còn xảy ra ở cả những trung tâm công nghiệp như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương… Mặt hạn chế này đã tồn tại từ các giai đoạn trước nhưng trong 2 năm trở lại đây càng trở nên bức xúc hơn trong điều kiện như dự án ĐTNN, đặt biệt là các dự án lớn đi vào triển khai thực hiện.
Bên cạnh đó, chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục đào tạo trong nước quá lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp.
- Tình trạng đình công đang diễn ra với qui mô ngày cành lớn và trở thành áp lực đáng kể đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động. Điều này phần lớn do lạm pháp trong những tháng đầu năm 2008 ở mức cao, đặc biệt là giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng cao khiến đời sống nhân dân, đặc biệt là đội ngũ công nhân ngày càng khó khăn. Bên cạnh đó, đình công tại các khu công nghiệp tập trung đang có diễn biến phức tạp và trở nên khó kiểm soát, có cuộc đình công có tổ chức và không có yêu cầu gì đối với người sử dụng lao động.
* Vấn đề đất đai và giải phóng mặt bằng.
- Công tác giải phóng mặt bằng là mặt hạn chế chậm được khắc phục của môi trường đầu tư của ta. Trên thực tế, công tác qui hoạch sử dụng đất đã được các địa phương quan tâm nhưng vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ với qui hoạch ngành, chưa đáp ứng đựơc yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói chung và thu hút sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI nói riêng.
- Việc đền bù thu hồi đất, giải phóng mặt bằng và xây dựng các công trình hạ tầng ngoài hàng rào kết nối vào khu vực dự án đầu tư đang là khó khăn lớn nhất đối với việc triển khai một số dự án FDI qui mô lớn hiện nay, đặc biệt đối với dự án 100% vốn nước ngoài.
- Vấn đề qui mô vốn và diện tích sử dụng đối với một số dự án FDI qui mô lớn cũng đang là vấn đề đặt ra và cần phải được xem xét một cách nghiêm túc. Việc
đơn giản hóa các thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư theo Luật Đầu tư 2005, trong đó đặc điệt là không qui định phải thẩm tra năng lục tài chính của nhà đầu tư mà thay vào đó là việc để nhà thầu tự đăng kí và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về vốn đăng ký. Điều này tạo thuận lợi hơn trong quá trình xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư, tuy nhiên cũng đã xuất hiện những dấu hiệu cho thấy một số dự án có sự kê khai vốn đăng ký và nhu cầu sử dụng đất lớn hơn so với nhu cầu thực tế.
* Vấn đề phân cấp trong quản lý đầu tư nước ngoài.
- Chủ trương phân cấp trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực FDI là đúng đắn, tuy nhiên trong điều kiện hệ thống qui hoạch chưa đồng bộ, kịp thời, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ nhà nước trong lĩnh vực FDI tại một số địa phương còn yếu, thiếu và chưa đồng bộ nên đã nảy sinh vấn đề cạnh tranh thiếu lành mạnh trong việc thu hút FDI, thiếu sự liên kết vùng khu vực, ảnh hưởng đến cơ cấu ngành, lĩnh vực đầu tư. Một số địa phương không thẩm tra kỹ về năng lực của các nhà đầu tư trong các dự án qui mô lớn hàng tỷ USD. Do vậy, khả năng triển khai các dự án này sẽ rất khó khả thi theo đúng cam kết của nhà đầu tư.
- Với chủ trương phân cấp như hiện nay, vịêc cung cấp thông tin FDI kịp thời của các địa phương lên trung ương, để phục vụ công tác quản lý, điều hành, phân tích và dự báo các biến động, các xu thế đầu tư vào Việt Nam của Chính phủ chưa được qui định rõ ràng. Việc thu thập tình hình hoạt động của các doanh nghiệp FDI hiện đang là khó khăn lớn nhất đối với các cơ quan quan lý đầu tư các cấp, kể cả Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong khi cơ sở vật chất và nhân lực phục vụ công tác thông tin kinh tế còn thiếu và yếu so với nhu cầu.
* Vấn đề môi trường.
Việc xử lý chất thải của các dự án ĐTNN tập trung tại các khu công nghiệp tập trung thuộc vùng kinh tế trọng điển đã và đang ảnh hưởng nhất định đến môi trường tự nhiên cũng như xã hội, trong đó đặc biệt là đối với các dự án sản xuất qui mô lớn. Thực tế thời gian gần đây các cơ quan chức năng đã phát hiện một số hành vu phạm pháp luật bảo vệ môi trường với các hành vi cố ý rất tinh vi của một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đây là vấn đề cần được các cấp các ngành đặc biệt quan tâm ở tất cả các khâu từ thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư, đến triển khai thực hiện dự án cũng như quá trình triển khai hoạt động của dự án đầu tư.
* Về xúc tiến đầu tư.
- Công tác xúc tiến đầu tư trong thời gian qua còn nhiều bất cập, thiếu tính chuyên nghiệp, chưa thực sự hiệu quả, nội dung và hình thức chưa phong phú, còn chồng chéo, mâu thuẫn gây lãng phí nguồn lực. Nguyên nhân là do ta chưa có một chiến lược tổng thể về xúc tiến đầu tư, làm cho công tác xúc tiến đầu tư thiếu một tầm
nhìn dài hạn, có tính hệ thống. Trình độ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư còn hạn chế, thiếu cơ sở vật chất và điều kiện hoạt động. Công tác quản lý nhà nước và cơ chế phối hợp giữa các bộ ngành, địa phương trong công tác xúc tiến đầu tư chưa thực sự hiệu quả, nhiều nội dung chưa được xác định rõ ràng do còn thiếu một văn bản pháp luật qui định cụ thể về vẫn đề này.