Những thuận lợi sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

Một phần của tài liệu Quá trình cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.doc (Trang 64 - 65)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG

2.3.2.1.Những thuận lợi sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

Sau hơn 2 năm trở thành thành viên chính thức của WTO, môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam năm 2008 tiếp tục có những biến chuyển tích cực với việc thực thi hiệu quả nhiều luật kinh tế quan trọng như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán, Luật kinh doanh bất động sản … cùng các nghị định hướng dẫn thi hành qua đó tạo môi trường pháp lý ngày càng thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư. Trong năm 2007, Việt Nam đã vươn lên trở thành 1 trong 10 nền kinh tế có triển vọng thu hút đầu tư nhất trên thế giới theo đánh giá của diễn đàn thương mại và phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD). Theo báo cáo môi trường kinh doanh 2008 do WB công bố, Việt Nam xếp thứ 91/178 về mức độ thuận lợi trong môi trường kinh doanh, tăng 13 bậc so với năm 2006.

Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO cũng đã và đang mở ra những cơ hội mới trong thu hút đầu tư nước ngoài. Cụ thể là:

- Trước hết, việc gia nhập WTO đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ và được đối xử bình đẳng hơn trong việc thâm nhập thị trường quốc tế, góp phần khắc phục trở ngại về thị trường mà lâu nay các doanh nghiệp Việt Nam, kể cả doanh nghiệp có vốn ĐTNN gặp phải. Điều đó đã tạo điều kiện thu hút nhiều hơn các nhà ĐTNN đến đầu tư tại Việt Nam để xuất khẩu ra thế giới.

- Thứ hai, Việt Nam cam kết mở cửa 11/12 ngành dịch vụ, gồm 110 phân ngành theo qui định của WTO, trong đó có một số ngành quan trọng như: Các dịch vụ viễn thông, phân phối, bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán.. Điều đó đã tạo điều kiện thu hút ĐTNN vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ tại Việt Nam và tạo điều kiện cho các nhà ĐTNN yên tâm đầu tư lâu dài tại Việt Nam.

- Thứ ba, việc gia nhập WTO cũng đòi hỏi Việt Nam phải tiếp tục xây dựng môi trường pháp lý hoàn chỉnh và minh bạch hơn. Việt Nam đã cam kết kể từ khi gia nhập WTO sẽ tuân thủ toàn bộ các Hiệp định quan trọng của WTO liên quan đến chính sách tài chính, tiền tệ, doanh nghiệp nhà nước, quyền kinh doanh, trợ cấp, các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại, tuân thủ nguyên tắc không phân biệt đối xử của WTO, loại bỏ toàn bộ các biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu, bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp có liên quan đến nội địa hóa, bãi bỏ chế độ hai giá, bãi bỏ áp dụng tỉ lệ xuất khẩu bắt buộc đối với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN… Điều này sẽ thúc đẩy mở cửa các ngành kinh tế và tăng tính hấp dẫn của Việt Nam đối với ĐTNN.

- Thứ tư, việc gia nhập WTO tạo điều kiện thúc đẩy nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế của doanh nghiệp và của sản phẩm Việt Nam. Đồng thời, việc sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO cũng tạo long tin cho các nhà đầu tư nước ngoài tịa Việt Nam.

Có thể khẳng định rằng, việc Việt Nam trở thành thành viên chính chức của WTO tiếp tục có tác động lớn làm cho dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ tiếp tục tăng trưởng trong các năm tới. Các dự án đầu tư mới sẽ hướng dần đến các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, gia tăng xuất khẩu, tạo việc làm, các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng. Tuy nhiên để đón nhận tiếp tục làn sóng đầu tư mới, Chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnh đầu tư, kể cả thu hút ĐTNN nhằm cải thiện mạnh mẽ cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tìm các biện pháp thúc đẩy mạnh mẽ việc giải ngân để nâng cao khả năng hấp thụ vốn ĐTNN của nền kinh tế nhằm phát huy tối đa hơn nữa vai trò tích cực của ĐTNN đối với sự nghiệp CNN, HĐH đất nước.

Một phần của tài liệu Quá trình cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.doc (Trang 64 - 65)