Đánh giá tổng hợp kết quả sản xuất-kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp cơ bản nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty TNHH bao bì Bình Xuyên.DOC (Trang 35 - 42)

V. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG

1. Đánh giá tổng hợp kết quả sản xuất-kinh doanh của Công ty

a. Phân tích chung tình hình doanh thu và lợi nhuận

Chỉ tiêu doanh thu trong được dùng để phân tích là chỉ tiêu doanh thu

thuần . Chỉ tiêu doanh thu thuần = chỉ tiêu doanh thu bởi vì các khoản giảm trừ doanh thu là không đáng kể.

- Năm 2002, doanh thu thuần của công ty đạt 7.351,844 triệu đồng , lợi nhuận đạt 23,910 triệu đồng. Đây là thời điểm công ty mới đi vào hoạt động sản xuất được gần 2 năm, máy móc thiết bị hoạt động vẫn chưa ổn, đơn đặt hàng chưa nhiều nên doanh thu thuần và lợi nhuận đều thấp.

- Năm 2003, doanh thu thuần của công ty đạt 17.520,244 triệu đồng, lợi nhuận đạt 92,589 triệu đồng. So với năm 2002, năm 2003 doanh thu thuần tăng 10.168,380 triệu đồng ( tương ứng tăng 138% ) , lợi nhuận tăng 68,679 triệu đồng ( tương ứng tăng 287,3% ). Sở dĩ trong năm 2003 công ty đạt tỉ lệ tăng cao như vậy là do nhiều doanh nghiệp trong vùng đã bắt dầu biết đến và đặt hàng của công ty .

- Năm 2004 , công ty đạt mức doanh thu thuần là 32.939,086 triệu đồng , lợi nhuận đạt 118,098 triệu đồng . Mức tăng doanh thu thuần so với năm 2003 là 15.418,842 triệu đồng ( tương ứng tăng 88 % ), lợi nhuận tăng 25,509

triệu đồng ( tương ứng tăng 27,5 % ). Tỉ lệ tăng lợi nhuận kém nhiều so với tỉ lệ tăng doanh thu thuần vì năm 2004 doanh nghiệp mới đưa vào vận hành dây chuyền sản xuất giấy Kraft , lợi nhuận do dây chuyền này mang lại rất ít trong năm 2004.

- Năm 2005, doanh thu thuần của công ty đạt 42.542,471 triệu đồng , tăng 9.603,385 triệu đồng ( tương ứng tăng 29,1 % ) ; Lợi nhuận đạt 176,443 triệu đồng ( tương ứng tăng 49,4 % ) so với năm 2004 . Đây là thời điểm công ty đang dần đi vào hoạt động ổn định, mức doanh thu đạt được đã bằng với mức doanh thu dự kiến đạt được hàng năm khi công ty bắt đầu lập dự án đầu tư.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 4 năm qua được tổng hợp trong biểu sau :

BIỂU 7 : KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Đơn vị tính : Nghìn đồng

STT Năm

Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005

1

Doanh thu thuần 7.351.844 17.520.244 32.939.086 42.542.471

2 Giá vốn hàng bán 6.844.624 16.837.857 31.756.590 41.026.753

3 Lợi nhuận trước thuế 23.910 92.589 118.098 196.048

4 Thuế TNDN 0 0 0 19.604,8

5 Lợi nhuận sau thuế 23.910 92.589 118.098 176.443,2

( Nguồn thông tin : Trích BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH )

7351 15720 32939 42542 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 45000 Triệu đồng 2002 2003 2004 2005 Năm

Từ biểu đồ ta thấy, doanh thu thuần và lợi nhuận của công ty tăng lên tương đối ổn định qua từng năm, điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty nhìn chung đang tiến triển tốt .

Do được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư cho nên từ năm 2002 đến năm 2004 công ty không phải nộp thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp (TNDN), đến năm 2005 công ty bắt đầu phải nộp thuế TNDN cho nhà nước với thuế suất ưu đãi là 10% / năm .

b. Một số chỉ tiêu tài chính căn bản

* Một số chỉ tiêu tài chính căn bản được dùng để phân tích được thể hiện trong biểu sau:

BIỂU 8 : MỘT SỐ CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ CĂN BẢN

STT

Năm

Chỉ tiêu Đvt 2002 2003 2004 2005

1 Hệ số thanh toán hiện hành lần 1,07 1,06 0,6 0.69

2 Hệ số thanh toán nhanh lần 0,38 0,13 0,21 0,22

3 Tỷ suất lợi so với Doanh thu % 0,3 0,52 0,35 0,41

4 ROA % 0,33 0,5895 0,5 0,6

5 ROE % 1 2,4 3 3,5

( Nguồn thông tin : Trích BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH )

Bảng chỉ tiêu tài chính cho thấy :

- Hệ số thanh toán hiện hành các năm 2002 và 2003 là lớn hơn 1, như vậy là đạt yêu cầu .Nhưng sang đến năm 2004 và 2005 hê số này lần lượt là : 0,6 và 0,69 (< 1 ), không đảm bảo khả năng thanh toán của công ty .

- Hệ số thanh toán nhanh của công ty trong các năm đều nhỏ hơn 0,5 , vì vậy việc thanh toán các khoản nợ đến hạn của công ty không đảm bảo.

- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty đạt mức rất thấp , trung bình chỉ khoảng 0,4 % và không ổn định.

- Chỉ tiêu ROA của công ty cũng ở mức thấp, cho thấy hiệu quả của việc sử dụng Tài sản của công ty không cao.

- Duy chỉ có chỉ tiêu ROE của công ty là được cải thiện qua các năm , năm 2002 đạt 1% cho đến năm 2005 đạt 3,5% , Sự tăng lên của chỉ tiêu này là tốc độ tăng của lợi nhuận của các năm cao hơn tốc độ tăng của nguồn vốn chủ sở hữu.

Nhìn vào các chỉ tiêu tài chính cho thấy, công ty cần phải nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh bằng cách giảm chi phí sản xuất và chi phí quản lý doanh nghiệp.

2. Đánh giá những ưu, nhược điểm chủ yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ của Công ty

a. Những ưu điểm và thuận lợi

- Qua 5 năm hoạt động, doanh thu và lợi nhuận của công ty liên tục tăng với tỷ lệ cao. Số lượng sản phẩm được tiêu thụ cũng tăng qua các năm.

- Công ty đã xây dựng được mối quan hệ tốt với các Khách hàng là các công ty thành viên của Tập đoàn Vĩnh Phúc, do vậy đầu ra cho sản phẩm của Công ty ổn định, công ty tiết kiệm được chi phí cho việc tiêu thụ sản phẩm.

- Công ty đã sắp xếp bộ máy quản trị gọn nhẹ và các bộ phận sản xuất tương đối hợp lý, giúp tiết kiệm được chi phí quản lý công ty và các chi phí phát sinh không cần thiết.

- Tiền lương bình quân phải trả cho công nhân tại địa phương là tương đối thấp hơn so với các nơi khác, cộng với chi phí vận chuyển thấp nên giá thành sản phẩm của công ty rất cạnh tranh.

- Toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty có sự đoàn kết đồng lòng, ý chí quyết tâm cao để vượt qua các trở ngại ban đầu . Mọi người cùng có chung một mục đích xây dựng Công ty ngày càng vững mạnh.

- Nguồn nguyên vật liệu luôn được cung ứng đầy đủ, kịp thời. * Thuận lợi từ môi trường vĩ mô :

Nền kinh tế nước ta đang tăng trưởng ổn định, nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất được xây dựng và nhiều Công ty công nghiệp đi vào hoạt động. Có thể nhận thấy rằng môi trường kinh tế nước ta hiện nay đã thông thoáng hơn trước, Việt Nam đang hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới và đây là điều kiện rất thuận lợi để các Công ty phát triển.

Tỉnh Vĩnh Phúc đang đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn do vậy Công ty TNHH Bình Xuyên đã nhận được sự ưu đãi đầu tư từ phía Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh. Trong đó Công ty ssẽ được hưởng những ưu đãi như :

+ Được hưởng thuế suất thuế Thu nhập Công ty (TNDN ) : 20%

+ Miễn thuế TNDN 03 năm đầu và được giảm 50% thuế TNDN phải nộp trong 08 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế tính trước.

+ Được miễn tiền thuê đất 15 năm kể từ khi ký hợp đồng thuê đất

+ Được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong Dây chuyền công nghệ nhập khẩu để tạo Tài sản cố định.

b. Những khó khăn, hạn chế :

- Trong sản xuất : Chất lượng sản phẩm của công ty chưa cao trong khi đó tỷ lệ phế phẩm vẫn còn cao. Doanh nghiệp không lập kế hoạch sản xuất cho từng năm.

Công tác quản lý trong Công ty chưa được tốt, nhiều khi cán bộ quản lý không bao quát hết công việc, phân công công việc chưa rõ ràng, gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả công việc.

- Về lao động : Số Công nhân có tay nghề cao còn ít, chủ yếu là công nhân có tay nghề trung bình và lao động thử việc, bên cạnh đó lại thường xuyên có lao động nghỉ việc khiến Công ty phải tuyển lao động mới và đào tạo từ đầu .

- Về thị trường :

+ Sản lượng tiêu thụ của Công ty phụ thuộc vào lượng tiêu thụ của các loại hàng hoá khác trên thị trường .

+ Phạm vi thị trường hẹp và số lượng khách hàng của công ty rất ít, trong 4 năm, thị trường của công ty không được mở rộng.

+ Công ty chưa biết sử dụng những công cụ truyền thông để quảng bá hình ảnh của mình tới khách hàng.

c. Nguyên nhân của những khó khăn :

Những khó khăn của công ty chủ yếu do những nguyên nhân sau : * Nguyên nhân khách quan :

- Công ty bước vào hoạt động sản xuất kinh doanh chưa lâu, cần có một khoảng thời gian để thích nghi với môi trường kinh doanh, tìm kiếm khách hàng.

- Thị trường nguyên vật liệu cho ngành giấy nói riêng và thị trường giấy nói chung luôn có sự biến động về giá cả, tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong ngành đều phải chịu sự tác động này.

- Sự cạnh giữa các doanh nghiệp sản xuất bao bì là rất lớn, mỗi doanh nghiệp đều chiếm lĩnh một phạm vi thị trường nhất định, việc thâm nhập vào thị trường của đối thủ cạnh tranh là vô cùng khó khăn.

- Mặt bằng chất lượng lao động tại địa phương không cao nên Công ty khó có thể thuê được những lao động có chất lượng cao, nếu thuê lao động từ địa phương khác đến thì chi phí sẽ tốn kém.

* Nguyên nhân chủ quan :

- Các dây chuyền công nghệ mà công ty đang sử dụng là rất phức tạp, đòi hỏi những người vận hành phải có trình độ chuyên môn cao, trong khi trình độ tay nghề công nhân trong công ty chưa cao .

- Công ty chưa quan tâm đúng mức tới hoạt động Marketing để tìm kiếm thêm các khách hàng mới và thâm nhập thị trường mới. Dường như công ty đang cảm thấy hài lòng với thị trường hiện tại.

- Dây chuyền thiết bị của công ty chưa đạt mức hiện đại, hoạt động nghiên cứu, cải tiến công nghệ của công ty gần như không có.

PHẦN BA :

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TRONG TƯƠNG LAI

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp cơ bản nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty TNHH bao bì Bình Xuyên.DOC (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w