Thực trạng sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Đông Qúy - huyện Tiền Hải - tỉnh Thái Bình. (Trang 49 - 52)

Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp có những bước phát triển tương đối toàn diện và khá ổn định. Cơ sở vật chất phục vụ nông nghiệp ngày càng được tăng cường. Đặc biệt việc ứng dụng khoa học kỹ thuật luôn được coi trọng. Sản xuất nông nghiệp theo hướng đưa cây con giống mới, năng suất cao thay thế cây con giống cũ kém hiệu quả kinh tế. Các công trình phục vụ sản xuất cơ bản được kiên cố hóa, đời sống vật chất tinh thần tầng lớp dân cư nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực. Có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Huyện uỷ, UBND huyện và các phòng ban liên quan, sự chỉ đạo, lãnh đạo trực tiếp của ban chấp hành Đảng bộ – HĐND- UBND xã Đông Quý. Nghị quyết của Trung ương 7 về<< Nông nghiệp, nông dân, nông thôn>>, Chương trình hành động của BCH Đảng bộ xã về giai đoạn xây dựng nông thôn mới từ nay đến năm 2015, địa phương đang tích cực hoàn thiện giao thông thuỷ lợi nội đồng phục vụ sản xuất. Sản xuất nông nghiệp đã có nhiều bài học thực tiễn trong chỉ đạo sản xuất đặc biệt là xử lý bệnh lùn sọc đen ở vụ Mùa, cùng với các tiến bộ KHKT về giống, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, kỹ thuật canh tác được áp dụng rộng rãi, kích thích sản xuất phát triển, xã viên yên tâm đầu tư cho sản xuất. Có các cơ chế chính sách của Đảng, nhà nước, của tỉnh, của huyện: Hỗ trợ về mua máy cầy đa năng, thuốc trừ rầy trên mạ, thuốc diệt chuột. Song song với những mặt tích cực, thuận lợi thì ngành này còn không ít những khó khăn. Ảnh hưởng biến đổi khí hậu toàn cầu làm cho thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng tháng 5,6,7, dự báo lượng mưa toàn mùa cao hơn trung bình nhiều năm trước, mưa tập trung vào các tháng đầu mùa. Sâu bệnh (sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy các loại) có khả năng bùng phát gây hại nghiêm trọng. Đặc biệt là bệnh vàng lùn sọc đen, ốc bươu vàng, chuột gây hại. Lúa mùa cấy theo quy hoạch của vùng sản xuất lúa giống, do vậy giống bắc thơm số 7 rất nhiễm với bệnh bạc lá và rầy các loại. Giá cả vật tư đầu vào phục vụ cho sản xuất lúa ở vụ mùa cao, song thu nhập của sản phẩm cây trồng thấp, xã viên đầu tư vào đồng ruộng ở mức độ cao. Lực lượng lao động thiếu (chủ yếu là phụ nữ) ngày công lao động thuê khoán ở mức cao, giá nông sản có tăng nhưng chưa tương ứng với giá tăng của các loại vật tưđầu vào. Nhận thức của các hộ xã viên về cánh đồng mẫu còn ở mức độ: Cấy 1 thứ giống, quy trình chăm sóc và bảo vệ. Hơn nữa quỹ

đất có hạn, ruộng đất bình quân đầu người thấp, đầu tư ít, quy mô sản xuất nhỏ, sản xuất vẫn còn gặp nhiều rủi ro, sản phẩm nông nghiệp khó tiêu thụ, mặt khác dân số tiếp tục tăng.

Năm 2013 là năm thứ 3 thực hiện nghị quyết đại hội xã viên nhiệm kỳ 2011-2015, thời tiết có nhiều khó khăn cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vụ mùa do ảnh hưởng của các cơn bão, lượng mưa nhiều, sâu bệnh phát sinh phát triển mạnh, đặc biệt là bệnh bạc lá, sâu cuốn lá, rầy các loại bùng phát mạnh, có chiều hướng gia tăng mức độ gây hại nặng nề hơn mọi năm. Xử lý thuốc bảo vệ thực vật nồng độ lớn gấp 1,5 - 2 lần. Đối với chăn nuôi, do biến động của giá cả thị trường, đầu vào đầu tư nhiều, giá trị thu thấp, tiềm ẩn dịch H5N1, dịch cúm gia cầm... đã có ảnh hưởng rất lớn đến tăng thu nhập trong chăn nuôi.Song dưới sự lãnh đạo của ban chấp hành đảng bộ - HĐND - UBND xã, quá trình phối kết hợp của các ban hành đoàn thể chính trị, xã hội, các ban chi uỷ, chi bộ, các ban thôn, sự cố gắng nỗ lực của ban quản lý hợp tác xã và toàn thể bà con xã viên nên năm 2013 sản xuất nông nghiệp xã nhà đã đạt hiệu qủa. Tổng diện tích gieo cấy 288.7ha, năng xuất đạt 121tạ/ha, sản lượng đạt 3493.3 tấn. Tổng thu từ sản xuất nông nghiệp đạt 67941 triệu đồng, lương thực bình quân đầu người 1050kg/năm, thu nhập bình quân đầu người từ sản xuất nông nghiêp đạt 12,3triệu đồng/người/năm, chiếm 48% tổng giá trị sản xuất. Thu từ trồng trọt : 15.770,3 triệu đồng. * Thu từ sản xuất lúa: 14.370,3 triệu đồng. Về cơ cấu giống lúa:

- Giống lúa chất lượng cao, hàng hoá: 70% tổng diện tích - Giống lúa thuần: 30% diện tích. Cụ thể : + Cấy lúa giống Bắc thơm số 7, hương thơm số 1, lúa hàng hoá, TBR 27, bắc thơm số 7 diện tích : 201,6 ha, năng suất 58 tạ/ha, sản lượng : 1.168,7 tấn.+ Lúa thuần : BC15, Q5... diện tích 86,4 ha, năng suất đạt :70 tạ /ha, sản lượng: 599,6 tấn. Vụ Xuân 2013, các thôn thực hiện gieo cấy lúa xuân đảm bảo đúng theo đề án đã xây dựng. Gieo mạ trước tết âm lịch và tập trung cấy từ 14-20 /2 /2013.- Đối với gieo vãi toàn xấ gieo gần 100 ha từ ngày 17- 20/2 , HTX tổ chức gieo theo vùng khu 17, 12 thôn Quý Đức và cánh đồng mẫu thôn Hải Nhuận (Phía tây M17) thôn Trà Lý khu cửa làng.Toàn xã gieo cấy kết thúc 100 % diện tích vào ngày 20/2/2013. * Thu từ cây rau màu, cây dược liệu, cây ăn quảước đạt 1.400 triệu

Bảng 4.6: Diện tích , năng suất, sản lượng một số cây trồng năm 2013

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2013

1/ Giống lúa chất lượng cao

Diện tích Ha 201,6 Năng suất Tạ/ha 58 Sản lượng Tấn 1168,7 2/ Giống lúa thuần Diện tích Ha 86,4 Năng suất Tạ/ha 70 Sản lượng Tấn 599,6 3/ Cây ngô Diện tích Ha 3 Năng suất Tạ/ha 100 Sản lượng Tấn 30

4/ Cây khoai tây

Diện tích Ha 5

Năng suất Tạ/ha 108

Sản lượng Tấn 50,4

(Nguồn : Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp )

Như vậy lúa vẫn là cây trồng chính được quan tâm và phát triển trong đó diện tích trồng lúa chất lượng cao chiếm tỷ lệ rất lớn, cho giá trị kinh tế cao.

Ngoài cây lương thực, xã cũng đã đầu tư phát triển và khai thác tốt diện tích trồng rau màu, cây ăn quả các loại… Các hộ dân đã chú trọng đến việc đầu tư chăm sóc nên diện tích rau màu, cây ăn quảđã đem lại hiệu quả kinh tế khá, tăng thu nhập cho các hộ gia đình. Ngoài ra phát triển sản xuất cây lâu năm cũng đang được xã chú trọng, chuyển đổi từ trồng chuối sang trồng hoa hòe nhãn, vải , bưởi và các loại cây ăn quả khác cho giá trị kinh tế cao.

Thu từ chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản: 5.863 triệu đồng.Do ảnh hưởng của giá cả thị trường, dịch cúm H5N1, dịch bệnh tai xanh ở lợn, do đó công tác phát triển chăn nuôi gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm vẫn đều đặn và nề nếp. Đã tiêm phòng 3 bệnh cho đàn lợn đạt 93%, tiêm phòng dại cho đàn chó, mèo đạt kết quả cao, tiêm

phòng bệnh lở mồm long móng cho đàn lợn nái và trâu bò đạt 90%.* Tổng đàn gia súc, gia cầm: 46.767.000 con- Tổng đàn gia cầm: 43.000 con, trong đó đàn Gà: 14.728 con, đàn vịt: 27.944 con, đàn Ngan: 328 con.- Tổng đàn lợn: 3.705 con, trong đó lợn lái: 245 con, lợn sữa: 1.960 con, lợn thịt: 1.500 con. - Tổng đàn Trâu, Bò: 62 con, trong đó Trâu: 27con, bò: 35 con- Có 9,2 ha nuôi trồng thuỷ sản.

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Đông Qúy - huyện Tiền Hải - tỉnh Thái Bình. (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)