xã Đông Qúy
Đất đai Thái Bình được hình thành về cơ bản là do sự bồi đắp phù sa của hệ thống sông lớn: Sông Hồng, sông Trà Lý (1 chỉ lưu của sông Hồng), sông Luộc (cũng là một chi nhánh của sông Hồng), sông Thái Bình.
Sự bồi tụ được tiến hành từ từ trong thời gian dài, tạo ra một châu thổ khá bằng phẳng, độ cao trên dưới 2m so với mực nước biển. Đất là tổng hợp các yếu tố tự nhiên: Địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, các loài sinh vật (thực vật) và có sự tác động tích cực của con người. Đất Thái Bình được thành tạo từ các trầm tích phù sa cổ, phù sa mới và xác các loài thực vật trôi dạt từ thượng nguồn về, cây cối mọc lên hình thành sự trao đổi chất hai chiều giữa cây và đất. Đất cung cấp cho cây nguồn dinh dưỡng khoáng, cây sau một thời gian sinh trưởng, chu kỳ sống thì trả lại cho đất xác của chúng, làm cho đất ngày càng màu mỡ.Khí hậu nhiệt đới ẩm, làm cho quá trình phong hóa trong lưu vực diễn ra mạnh. Mưa tập trung theo mùa mang theo khối lượng phù sa lớn từ thượng nguồn về bồi tụ cho đồng bằng Thái Bình. Sự nóng, ẩm, mưa nhiều, mực nước ngầm cao làm cho quá trình phân hủy chất hữu cơ mạnh, tạo thêm độ phì cho đất. Vùng đất ven biển chịu tác động của thủy triều, nước mặn thường thâm nhập vào đất liền thông qua các cửa sông, cửa cống tiêu nước, làm cho đất bị nhiễm mặn. Vùng này bao gồm các xã ven biển của hai huyện Thái Thụy và Tiền Hải. Nếu đào sâu xuống khoảng 1-3m, thường gặp nước hơi mặn (nước lợ).
Xã Đông Quý, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình là một xã đồng bằng ven biển nằm ở phía đông của huyện Tiền Hải. Nông, lâm, thủy sản chiếm phần lớn trong cơ cấu kinh tế của xã (chiếm tới 50%). Nông nghiệp là nguồn thu chính cho ngân sách địa phương. Vì thế, ngành nông nghiệp luôn được sự quan tâm đầu tư về cả kỹ thuật và chất lượng sản phẩm.
- Trồng trọt
Tổng diện tích gieo trồng xã Đông Qúy năm 2013 là 315,94 ha. Trong đó:
+ Sản xuất lúa: Toàn xã năm 2013 gieo cấy là: 296,26 ha. Trong đó cây vụđông được trồng chủ yếu trên đất lúa. Các cây được trồng chủ yếu trong vụ đông gồm: cây đậu tương, khoai , ngô,…
+ Sản xuất cây màu: tổng diện tích màu vườn là 1,82 ha chiếm 0,6 % tổng diện tích sản xuất nông nghiệp, diện tích đất chuyên màu này chưa tạo thành vùng riêng biệt mà nằm xen kẽ ở các vùng đất cao trong các hộ và các cánh đồng.
+ Sản xuất cây lâu năm: chủ yếu trồng các loại cây ăn quả như chuối , vải, nhãn,… có diện tích 8,86 ha chiếm 2,94% tổng diện tích sản xuất nông nghiệp.
Như vậy lúa vẫn là cây trồng chính được quan tâm và phát triển. Ngoài ra phát triển sản xuất cây lâu năm hiện nay cũng đang được xã chú trọng, chuyển đổi từ trồng chuối sang trồng hoa hòe, nhãn , vải , bưởi và các loại cây ăn quả khác cho giá trị kinh tế cao.
- Chăn nuôi
Chăn nuôi gia súc, gia cầm được triển khai thực hiện gắn với phát triển mô hình kinh tế trang trại, gia trại. Năm qua chăn nuôi liên tục phát triển mạnh về cả số lượng , chất lượng.
Tổng đàn lợn bình quân hàng năm có 1440 con. Trong đó:
+ Lợn thịt là 1080 con, sản lượng thịt hơi xuất bán 54 tấn , giá trị đạt 1460 triệu đồng.
+ Đàn lợn lái thường xuyên có 360 con, sinh sản hàng năm 6000 con, xuất bán bằng 33 tấn, giá trị thu 1740 triệu đồng.
Đàn trâu, bò bình quân hàng nawmcos 281 con, chủ yếu là chăn nuôi sinh sản, và phục vụ sản xuất, giá trị thu 665 triệu đồng, nhiều hộđã cho thu nhập khá.
Tổng đàn gia cầm bình quân hàng năm có 25137 con, giá trị thu 740 triệu đồng.
Phong trào chăn nuôi có bước phát triển khá do thực hiện tốt công tác thú y, phòng trừ bệnh, áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi và mở rộng quy mô theo hướng trang trại, gia trại.
- Thủy sản
Toàn xã có 23,2 ha ao hồ mặt nước. Các hộ đã tích cực đầu tư cải tạo và thả nuôi các loại cá, tôm,… Sản lượng nuôi, đánh bắt bình quân hàng năm đạt 45 tấn giá trị đạt khoảng 230 triệu đồng góp phần thúc đẩy mạnh các chương trình phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Như vậy để khai thác hết tiềm năng thủy sản của xã, việc cần thiết là quy hoạch thành vùng nuôi trồng thủy sản để thuận lợi cho việc thâm canh nuôi cá nước ngọt và tiêu thụ sản phẩm, góp phần phát triển kinh tế của địa phương.
PHẦN 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU