Diện tích đất đai có hạn trong khi dân số ngày càng tăng, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài là vấn đề quan trọng, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Các phương pháp đã được nghiên cứu, áp dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp được tiến hành ở các nước Đông Nam Á như phương pháp chuyên khảo, phương pháp mô phỏng, phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp phân tích chuyên gia… Bằng những phương pháp đó , các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu việc đánh giá hiệu quả đối với từng loại cây trồng,
từng giống cây trồng trên mỗi loại đất, để từđó có thể sắp xếp, bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp, nhằm khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của từng vùng.
Hằng năm, các Viện nghiên cứu nông nghiệp ở các nước trên thế giới cũng đưa ra nhiều giống cây trồng mới, những công thức luân canh mới giúp cho việc tạo thành một số hình thức sử dụng đất mới ngày càng có hiệu quả cao hơn.
- Bằng phương pháp điều tra và phân tích thống kê, FAO (2010) đã công nghiên cứu về hiệu quả sử dụng phân bón và đất nông nghiệp. Nghiên cứu đã khẳng định rằng, trong 3 thập kỷ tới, mức tăng ản xuất sẽ không nhỏ hơn về con số tuyệt đối so với 3 thập kỷđã qua, mặc dù tốc độ tăng trưởng sẽ thấp hơn đáng kể. Triển vọng gia tăng sản lượng lương thực Thế giới bắt nguồn từ các nước đang phát triển sẽ làm gia tăng nhiều hơn nữa các rủi ro vì ở các nước này, thông thường mục tiêu an ninh lương thực, việc làm, thu nhập từ xuất khẩu thường được ưu tiên hơn so với vấn đề bảo tồn bền vững và môi trường. Điều này có nghĩa là áp lực sẽ lớn dần vào môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Do khan hiếm đất nông nghiệp, để đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm người dân tìm nhiều cách để thu được nhiều sản phẩm hơn từ đất nông nghiệp. Đất nông nghiệp bị khai thác quá mức, quá nhiều hóa chất được đưa vào đất trồng để nhanh đem lại sản phẩm thỏa mãn mong muốn của con người. Tình trạng đó đã tạo ra nguy cơ thoái hóa đất, ô nhiễm đất trồng và nguồn nước, đe dọa tính bền vững của hệ sinh thái và môi trường.
Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, việc khai thác và sử dụng đất đai là yếu tố quyết định để phát triển kinh tế xã hội nông thôn toàn diện. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các chính sách quản lý và sử dụng đất đai, ổn định chế độ sở hữu, giao đất cho nông dân sử dụng , thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủđộng sáng tạo của nông dân trong sản xuất.
Các nhà khoa học Nhật Bản cho rằng quá trính phát triển của hệ thống nông nghiệp nói chung và hệ thống cây trồng nói riêng là sự phát triển đồng ruộng đi từ đất cao đến đất thấp. Điều đó có nghĩa là hệ thống cây trồng đã phát triển trên đất cao trước, sau đó mới đến đất thấp. Đó là quá trình hình thành của sinh thái đồng ruộng. [12]
Ở Thái Lan, Uỷ ban chính Quốc gia đã có nhiều quy chế mới, ngoài hợp đồng cho tư nhân thuê đất dài hạn, cấm trồng những cây không thích hợp trên từng loại đất nhằm quản lý việc sử dụng đất và bảo vệđất tốt hơn.
Một trong những chính sách tập trung vào hỗ trợ phát triển nông nghiệp quan trọng nhất là đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.
Theo số liệu thống kê của Ngân hàng thế giới (2000) , ở Mỹ tổng số tiền trợ cấp là 66,2 tỉ USD (chiếm 28,3% tổng thu nhập nông nghiệp), Canada là 5,7 tỉ USD (chiếm 31,9%) , Oxtraylia là 1,7 tỉ USD (chiếm 14,5 %), Cộng đồng Châu Âu là 67,2 tỉ USD (chiếm 42,1 %), Nhật Bản là 42,3 tỉ USD (chiếm 68,9 %). [22] Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các nước đã gắn phương thức sử dụng đất truyền thống với phương thức hiện đại và chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn. Các nước châu Á đã rất chú trọng trong việc đẩy mạnh công tác thủy lợi, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, phân bón các công thức luân canh để ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Một mặt, phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, gắn sự phát triển công nghiệp với bảo vệ môi sinh, môi trường.
* Xu hướng phát triển nông nghiệp trên thế giới
Cuộc cách mạng xanh khởi đầu từ hơn 4 thập kỷ qua đã tạo ra một bước đột phá về năng suất và sản lượng trong nông nghiệp, nhưng đồng thời cũng dẫn đến sự gia tăng nhanh mức độ ô nhiễm môi trường do việc sử dụng ngày càng nhiều phân hoá học, thuốc trừ sâu, bệnh ,cỏ dại…Sự thành công ngoạn mục của cuộc cách mạng xanh một thời đã tạo ra định kiến tai hại là muốn đạt năng suất cao nhất thiết phải dùng lượng hoá chất lớn, làm cho dư lượng hoá chất trong nông sản và trong môi trường ngày càng cao, đến mức báo động. Nông dân ngày càng có xu hướng sử dụng càng nhiều hoá chất độc hại để đạt năng suất cao và sản phẩm trông đẹp mắt. Điều này đặc biệt nghiêm trọng đối với rau quả. Hậu quả là tình trạng ngộ độc thực phẩm do dư lượng hoá chất nông nghiệp ngày càng tăng và không chỉ giới hạn trong số người phải vào bệnh viện cấp cứu mà cả ở sự tích luỹ âm thầm dư lượng hoá chất ở số người lớn hơn nhiều. Mặt khác, tình trạng sử dụng hoá chất nói trên còn phá vở sự cân bằng sinh học trong môi trường vì các loài sinh vật có ích
bị thiệt hại nhiều hơn là côn trùng có hại. Mối hiểm họạ đó đã được cảnh báo trên thế giới từ nhiều năm trước. Từ đó nhu cầu nông sản an toàn ngày càng trở nên bức thiết, thúc đẫy sự ra đời và phát triển các loại hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ [NNHC], với ý nghĩa không dùng hoá chất độc hại và chú trọng bảo vệ môi trường.
Mục tiêu của NNHC là làm sao đạt năng suất nuôi trồng cao với phẩm chất tốt mà vẫn không phải sử dụng hoá chất, tiết kiệm được năng lượng, bảo vệ tốt đa dạng sinh học, môi trường và tài nguyên thiên nhiên. NNHC sử dụng chủ yếu các nguồn tài nguyên tại chỗ với các biện pháp nông học, sinh học, cơ học.
Xu hướng nông nghiệp hữu cơ đã lan rộng khắp thế giới và hiện nay bao gồm nhiều nhóm phụ[ thí dụ như : nông nghiệp sinh học (biological), nông nghiệp sinh môi (ecological), hệ thống nông nghiệp thiên nhiên (nature farming) , thuyết động lực sinh học (biodynamics)]. Nền nông nghiệp hữu cơ cung cấp một loạt giải pháp để làm giảm nhẹảnh hưởng tai hại trực tiếp cũng như tích lũy tồn lâu dài do sử dụng không đúng hoặc quá liều hóa chất nông nghiệp làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng nông sản và môi trường.
Các phương pháp sản xuất hữu cơ thường đòi hỏi nhiều lao động hơn, tạo công ăn việc làm cho khu vực nông thôn.
Ngoài việc loại bỏ hóa chất nông nghiệp tổng hợp, những phương pháp này bao gồm bảo vệ đất (khỏi bị xói mòn, suy kiệt chất dinh dưỡng và hủy hoại cấu trúc đất), đẩy mạnh đa đạng sinh học(ví dụ : trồng nhiều loại cây khác nhau thay vì một loại cây hoặc trồng hàng rào bờ rậu quanh các thửa ruộng), và làm bãi cỏ chăn nuôi gia súc và gia cầm. Trong khuôn khổ đó, nông dân phát triển các hệ thống sản xuất hữu cơ của riêng mình, được xác định bởi các yếu tố như khí hậu, điều kiện tiêu thụ và các điều luật nông nghiệp ở nước sở tại.
Một số khảo sát và công trình nghiên cứu đã cố gắng xem xét thẩm tra và so sánh các hệ thống canh tác thông thường và theo phương pháp hữu cơ. Kết quả của những khảo sát này đều thống nhất rằng canh tác theo phương pháp hữu cơ ít gây thiệt hại hơn tới môi trường bởi những lý do sau:
- Các trang trại hữu cơ không sử dụng hoặc không thải vào môi trường các loại thuốc trừ sâu tổng hợp mà một số trong các loại thuốc này có thể gây hại đối với đất, nước và các sinh vật hoang dã trên cạn và dưới nước.
- Các trang trại hữu cơ hơn hẳn các trang trại thông thường về mặt giúp giữ vững được các hệ sinh thái khác nhau, nghĩa là các tập đoàn thực vật, côn trùng và cảđộng vật.
Khi tính toán theo một đơn vị diện tích hoặc theo một đơn vị năng suất thì các trang trại hữu cơ sử dụng ít năng lượng hơn và thải ra ít chât thải hơn, thí dụ các chất thải của vật liệu bao bì đóng gói hóa chất nông nghiệp.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu vềảnh hưởng của phơi nhiễm thuốc trừ sâu tới sức khỏe của nông dân. Ngay cả khi thuốc trừ sâu được sử dụng đúng cách thì thuốc trừ sâu vẫn có trong không khí và dính vào thân thể nông dân. Như vậy, phương pháp canh tác hữu cơ góp phần bảo vệ sức khỏe của nông dân và cư dân nông thôn.