Mô tả các loại hình sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Đông Qúy - huyện Tiền Hải - tỉnh Thái Bình. (Trang 53)

- LUT 1: Loại hình sử dụng đất 2 lúa

Loại hình sử dụng đất này chủ yếu được trồng trên địa hình cao, địa hình vàn thấp có khả năng tưới tiêu tốt, thành phần cơ giới cát pha đến thịt trung bình, tầng đất dày mỏng khác nhau. Đây là LUT có truyền thống và tồn tại từ lâu, được nhiều người dân chấp nhận. Kiểu sử dụng đất là:lúa xuân – lúa mùa. + Lúa đông xuân: Làm trong mùa khô, vì vậy phải có nước tưới chủ động. Vào giữa vụ thường gặp rét, cuối vụ nóng và bắt đầu có mưa nên chọn có giống có khả năng chịu rét. Gieo cấy vào cuối tháng 11 và thu hoạch đầu tháng 6 năm sau với các giống như: Bắc thơm số 7, TBR 27, BC15.

+ Lúa mùa: Bắt đầu vào cuối tháng 5 và kết thúc vào trung tuần tháng 11 hàng năm với các giống như: Q5, hương thơm số 1, TBR -1.

- Các loại hình sử dụng đất 2 lúa – màu Loại hình sử dụng đất này củ yếu trồng trên đất phù sa chua kết von nông và ở những nơi có địa hình vàn, vàn cao chủ động được lượng nước tưới tiêu, đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ, tầng đất dày. Có 2 kiểu sử dụng đất: Lúa xuân – lúa mùa – khoai tây đông, lúa xuân – lúa mùa – ngô đông.

- Loại hình sử dụng đất chuyên rau màu

Loại hình sử dụng đất này chủ yếu trồng trên đất cát, đất phù sa trung tính, đất bồi giữ ẩm và thoát nước tốt. Các loại rau màu như: dưa chuột, cà chua, bắp cải.

- Loại hình sử dụng đất cây lâu năm

Chủ yếu trồng các loại cây ăn quả: cây nhãn, cây vải, cây chuối. 4.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp là một tiêu chuẩn quan trọng đểđánh giá quá trình khai thác tiềm năng của đất. Sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra có được thị trường chấp nhận hay không đòi hỏi phải có chất lượng tốt, số lượng đáp ứng được nhu cầu của thị trường theo từng mùa vụ và đảm bảo vệ sinh an toàn khi sử dụng.hoặc có thể là thu nhập, ngoài ra cũng có thể là thu nhập thuần (MI). Trong hệ thống tài khoản quốc gia (NSA) thì kết quả thu được có thể là tổng giá trị sản xuất (GO) , có thể là giá trị gia tăng(VA) , cũng có thể là thu nhập hỗn hợp(MI),…

Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế được tính toán trên cơ sở xác định được các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra. Để xác định hiệu quả kinh tế thì vấn đề đặt ra là phải xác định được chi phí bỏ ra và thành quả thu về. Chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất là những chi phí cho yếu tố đầu vào như đất đai, lao động, tư liệu sản xuất, nguyên vật liệu… còn kết quả thu được thì phải xác định theo nhiều cách khác nhau. Trong hệ thống cân đối quốc dân(MPS) kết quả thu được có thể là toàn bộ giá trị sản phẩm

Đánh giá hiệu quả kinh tế kết quả sản xuất và chi phí đầu tưđược tính toán dựa trên cơ sở giá cả thị trường tại một thời điểm nhất định. Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi dựa trên giá cả thị trường tại địa bàn xã Đông Qúy và các vùng lân cận năm 2012.

Tác động rõ nét nhất đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất đó là loại cây và giống cây trồng trên đất, vì vậy chúng tôi tính toán hiệu quả kinh tế của một số cây trồng và kiểu sử dụng đất trên địa bàn xã thông qua các chỉ tiêu kinh tế: Tổng giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng và thu nhập hỗn hợp.

Bảng 4.8: Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính của xã Loại cây trồng NS tạ/ha GTSX 1000đ/ha (GO) CPTG 1000đ/ha (IE) CPLĐ 1000đ/ha GTTG 1000đ/ha (VA) TNHH 1000đ/ha 1.Lúa xuân 55,6 54040 5450 9174 48950 38829 2.Lúa mùa 50 45000 5450 9174 39550 29429 3.Khoai tây đông 112 44800 16370 3614 28430 24816 4.Ngô đông 50 35000 8030 3614 26970 23356 5.Dưa chuột 30 15000 6310 0 8690 8690 6.Cà chua 417 375300 120400 3614 254900 251286 7.Cây vải 92 21800 11053 0 10746 10746 8.Cây nhãn 77 23625 9489 0 14135 14135 (Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ )

Qua bảng 4.8 ta thấy cây cà chua mang giá trị kinh tế cao nhất với thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định. Điều kiện khí hậu phù hợp để trồng cây cà chua.

Cây có hiệu quả kinh tế thấp là ngô đông do thời tiết tại thời điểm trồng ngô có nhiều sương muối dẫn tới năng suất kém, mặt khác đầu tư cho cay ngô lớn, thị trường không ổn định do đó giá ngô thấp.

Cây vải và cây nhãn cũng cho thu nhập khá cao nhưng do không có thị trường tiêu thụ nên giá rẻ dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao. Loại hình cây ăn quả chủ yếu là cải tạo vườn tạp. Ngoài ra, loại hình cây ăn quả còn nhiều hạn chế: kỹ thuật trồng chưa được phổ biến, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng quả. Để các loại cây ăn quả cho năng suất, chất lượng tốt thì cần sử dụng các giống có chất lượng tốt, bón phân chăm sóc đúng cách đặc biệt cần quan đến thị trường tiêu thụ sản phẩm.GiốngQua tìm hiểu tôi được biết lúa giống Bắc thơm được công ty giống cây trồng Thái Bình thu mua lại, việc thu mua được tiến hành ngay sau vụ thu hoạch, khi mà thóc đã được phơi và dê sạch.Còn có những hộ thường không bán hết ngay lúc đầu vụ mà giữ lại chờ giá cao hơn. Tuy nhiên việc làm này rất mạo hiểm vì có thể giá tăng, nhưng cũng có thể giá sẽ giảm, hơn nữa việc tăng giá thường diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn rồi giảm đột ngột khiến cho các hộ không kịp đem bán.

* Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất và loại hình sử dụng đất

Trên cơ sở tính hiệu quả các loại cây trồng tổng hợp nên hiệu quả của các kiểu sử dụng đất của từng tiểu vùng thể hiện trong bảng 4.9 Bảng 4.9: Hiệu quả của các kiểu sử dụng đất của xã Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất GTSX (GO) 1000đ/ha CPTG (IE) 1000đ/ha Thuê lao động GTGT (VA) 1000đ/ha TNHH 1000đ/ha HQĐV

1. Chuyên lúa 1.Lúa xuân - lúa

mùa 54900 18908 9174 35992 26818 1,9 2. Lúa – rau

màu

2. Lúa xuân- lúa

mùa- khoai tây 111200 36370 3614 74830 71216 2,05 3. Lúa xuân- lúa

mùa- ngô 86100 29385 3614 56715 53101 1,93 3. Chuyên rau màu 4. Chuyên rau màu 390000 126000 3614 264000 260386 2,09 4.Cây lâu

năm 5.Cây ăn quả 274750 135500 0 1392500 139250 1,02

(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ )

Kết quả nghiên cứu cho thấy: - LUT Chuyên rau màu có hiệu quả kinh tế cao nhất với GTSX đạt 390 triệu đồng/ha/năm, GTGT đạt 264 triệu đồng/ha/năm và hiệu quảđồng vốn là 2,09. - LUT Chuyên lúa với GTSX đạt 54 triệu đồng/ha/năm, GTGT đạt 35 triệu đồng/ha/năm và hiệu quảđồng vốn là 1,9. Do Đông Qúy là một xã có truyền thống trồng lúa từ lâu và có điều kiện vị trí thuận lợi cho sản xuất trồng lúa. Sau khi thu hoạch được công ty giống Thái Bình thu mua luôn với giá cao nên đảm bảo nguồn thu nhập cho người dân.

- LUT Lúa – rau màu có hai loại hình sử dụng đất nhưng nổi trội hơn là Lúa xuân- lúa mùa – khoai tây với GTSX đạt 111,2 triệu đồng/ha/năm, GTGT là 74 triệu đồng/ha/năm và hiệu quảđồng vốn là 2,05.

- LUT cây ăn quả với GTSX đạt 274 triệu đồng/ha/năm, GTGT đạt 139 triệu đồng/ha/năm và hiệu quảđồng vốn là 1,02 do thị trường không ổn định dẫn tới giá cả sản phẩm chưa cao và thiếu kinh nghiệm sản xuất, chưa áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Qua bảng tổng hợp trên ta thấy được tiềm năng phát triển nông nghiệp của xã chính là thế mạnh từ trồng cây màu vì vậy cần tăng cường mở rộng diện tích để tăng cường hiệu quả

kinh tế. Mặc dù đang từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp, dịch vụ nhưng ngành nông nghiệp đặc biệt là sản xuất lúa gạo vẫn là mối quan tâm hàng đầu của xã Đông Qúy.

4.3.1. Hiệu quả xã hội trong sản xuất nông nghiệp

Ngoài việc xác định hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất thì hiệu quả xã hội mà quá trình sử dụng đất mang lại cũng hết sức quan trọng. Tuy nhiên, chỉ tiêu về mặt xã hội là một chỉ tiêu khó định lượng được. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, chúng tôi đề cập đến một số nội dung sau:

- Mức độ thu hút lao động , giải quyết việc làm cho nông dân của các kiểu sử dụng đất.

- Gía trị ngày công lao động của các kiểu sử dụng đất

Giải quyết lao động nông nhàn và dư thừa trong nông thôn là một vấn đề lớn cần được quan tâm. Trong khi công nghiệp và dịch vị chưa đủ phát triển để thu hút toàn bộ lao động nông nhàn và dư thừa đó thì việc phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp là một giả pháp quan trọng để tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân và tăng thêm của cải vật chất cho xã hội.

Để nghiên cứu hiệu quả về mặt xã hội của quá trình sử dụng đất nông nghiệp thông qua các kiểu sử dụng đất, chúng tôi tiến hành khoản điều tra đầu tư lao động và hiệu quả kinh tế bình quân trên một công lao động của mỗi kiểu sử dụng đất. Bảng 4.10: Hiệu quả xã hội các lọai hình sử dụng đất xã Đông Qúy Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất (Công) GTSX/LĐ 1000đ/ha GTGT/LĐ 1000đ/ha

1.Chuyên lúa 1.Lúa xuân-lúa mùa 834 89,3 71,5

2.Lúa – rau màu

2.Lúa xuân-lúa màu-

khoai tây 885 117,6 77,8

3.Lúa xuân-lúa mùa-

ngô 645 65,8 52,7

3.Chuyên rau màu 4.Chuyên rau màu 1275 125,6 121,6

4.Cây lâu năm 5.Cây ăn quả 545 64,1 45,9

Kết quảđiều tra cho thấy: Mức độđầu tư lao động và giá trị ngày công ở mỗi loại hình sử dụng đất là khác nhau.

- Các LUT có yêu cầu đầu tư lao động là khác nhau, trong đó lớn nhất là LUT chuyên rau màu với 1275 công lao động và thấp nhất là LUT cây lâu năm với 545 công lao động.

Qua điều tra tôi nhận thấy rằng xã Đông Qúy hầu như không có làng nghề truyền thống, chỉ có một vài hộ làm nghềđan lát, nhưng rất lẻ tẻ và cho thu nhập thấp. Do ngành nghề kém phát triển nên lao động ở đây chủ yếu tập trung sản xuất nông nghiệp, những lao động trẻ chủ yếu là đi làm thuê và xuất khẩu lao động. Lực lượng lao động trẻ này mang lại nguồn thu nhập cho nông hộ tương đối lớn, tuy nhiên chính điều này cũng làm cho lao động ở nông thôn ngày một ít đi gây nên tình trạng thiếu lao động vào những giai đoạn nuôi trồng và thu hoạch.

4.3.2. Hiệu quả môi trường trong sử dụng đất nông nghiệp

Trong quá trình sử dụng đất, đất đai bị tác động bởi các yếu tố tự nhiên, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và việc khai thác , sử dụng đất của con người. Tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên đất, tài nguyên rừng đang có chiều hướng gia tăng, dẫn đến việc chất lượng đất giảm dần, môi trường bị ô nhiễm, suy giảm đa dạng sinh học bởi các nguyên nhân chính sau:

- Hệ thống cấp thoát nước trong các khu dân cư nông thôn đang bị xuống cấp, nguồn nước thải sinh hoạt hầu hết không qua xử lý mà thải trực tiếp ra hệ thống sông ngòi ao hồ làm ô nhiễm môi trường nước.

- Hình thức xử lý rơm , rạ sau thu hoạch bằng cách đốt thành tro cũng là nguyên nhân suy giảm hàm lượng chất hữu cơ trong đất, vừa gây ô nhiễm môi trường không khí do khói bụi.

- Việc tác động đến môi trường trong quá trình sử dụng đất ở xã trong những năm gần đây diễn biến theo chiều hướng tích cực, diện tích đất hoang hóa ngày càng thu hẹp, hạn chế được xói mòn, rửa trôi, đất phi nông nghiệp ngày càng được mở rộng, việc quản lý đất đai ngày càng đi vào nề nếp.

4.4. Định hướng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp xã Đông Qúy, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

4.4.1. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp

Ngày nay , sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quảđã trở thành chiến lược quan trọng có tính toàn cầu. Nó đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của nhân loại, bởi nhiều lẽ: Tài nguyên đất vô cùng quý giá của bất kỳ nước nào, đất đai đều là tư liệu sản xuất nông lâm nghiệp chủ yếu, cơ sở lãnh thổđể phân bố các ngành kinh tế quốc dân.

Dù cho những tiến bộ khoa học kỹ thuật vĩ đại, con người hiện đại vẫn phải sống dựa vào đất.

Tài nguyên đất có hạn, đất có khả năng canh tác càng ít ỏi. Diện tích tự nhiên và đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm do áp lực tăng dân số, sự phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa và các hạ tầng kỹ thuật.

Do điều kiện tự nhiên, hoạt động tiêu cực của con người, hậu quả của chiến tranh nên diện tích đáng kể của lục địa đã đa đang và sẽ còn bị thoái hóa hoặc ô nhiễm dẫn tới tình trạng giảm, mất khả năng sản xuất và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.

Ngoài ra tình trạng ô nhiễm do phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, chất thải, nước thải đô thị, khu công nghiệp , làng nghề, sản xuất, dịch vụ và chất độc hóa học để lại sau chiến tranh cũng đáng báo động.

Hoạt động canh tác và đời sống còn bị đe dọa bởi tình trạng ngập úng, ngập lũ, đất trượt, sạt lở đất, thoái hóa lý, học đất,..

Sản xuất nông nghiệp phải được tiến hành trên đất tốt mới có hiệu quả. Tuy nhiên, để hình thành đất với độ phì nhiêu cần thiết cho canh tác nông nghiệp phải trải qua hàng nghìn năm, thậm chí hàng vạn năm. Vì vậy, mỗi khi sử dụng đất đang sử dụng đất nông nghiệp cho các mục đích khác cần cân nhắc kỹđể không rơi vào tình trạng chạy theo lợi ích trước mắt.

Theo Festry “ Sự phát triển nông nghiệp bền vững chính là sự bảo tồn đất, nước, các nguồn động thực vật, không bị suy thoái môi trường, sinh lợi kinh tế và chấp nhận được về mặt xã hội” (FAO, 1994).

- Thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cơ bản cho thế hệ về số lượng , chất lượng các sản phẩm nông nghiệp khác.

- Cung cấp lâu dài việc làm, đủ thu nhập và các điều kiện sống tốt cho những người trực tiếp làm nông nghiệp.

- Duy trì và có thể tăng cường khả năng sản xuất của các cơ sở tài nguyên thiên nhiên, khả năng tái sản xuất của các tài nguyên tái tạo được, không phá vỡ chức năng khác của các chu trình sinh thái cơ bản và cân bằng tự nhiên, không phá vỡ bản sắc văn hóa – xã hội của cộng đồng sống ở nông thôn hoặc không gây ô nhiễm môi trường.

- Giảm thiểu khả năng bị tổn thương trong nông nghiệp, củng cố lòng tin cho nông dân.

4.4.2. Tiềm năng sử dụng đất nông nghiệp

Tiềm năng đất đai cho sản xuất nông nghiệp xã Đông Qúy là: khai hoang trên phần đất chưa sử dụng , xây dựng và nâng cấp hệ thống thủy lợi,

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Đông Qúy - huyện Tiền Hải - tỉnh Thái Bình. (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)