Lựa chọn các loại hình sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Đông Qúy - huyện Tiền Hải - tỉnh Thái Bình. (Trang 64)

Năm 1992 , Hội nghị thượng đỉnh về môi tường và phát triển đã họp tại Rio De Janerio, Braxin (gọi tắt là rio – 92) đã định hướng cho các quốc gia, các tổ chức quốc tế chiến lược về môi trường và phát triển bền vững để bước vào tế kỷ 21, UBND xã đã đưa ra cách thức sử dụng đất bền vững được xác định theo 5 nguyên tắc:

- Duy trì nâng cao các hoạt động sản xuất (năng suất ) - Giảm mức rủi ro đối với sản xuất (an toàn )

- Bảo vệ tiềm năng các nguồn tài nguyên tự nhiên chống lại được sự thoái hóa đối với chất lượng đất và nước (bảo vệ )

- Khả thi về mặt kinh tế (tính khả thi )

- Được sự chấp nhận của xã hội (sự chấp nhận )

Hay nói cách khác, vấn đề bền vững phải đảm bảo 3 yếu tố: kinh tế, xã hội và môi trường. Từ kết quảđiều tra xác định mức độ thích hợp các chỉ tiêu kinh tế, xã hội và môi trường cụ thể:

- Phân cấp hiệu quả kinh tế thành 3 cấp: hiệu quả kinh tế cao đạt trên 50 triệu đồng/ha, hiệu quả kinh tế trung bình đạt từ 30 – 50 triệu đồng/ha, hiệu quả kinh tế thấp đạt dưới 30 triệu đồng/ha.

- Phân cấp hiệu quả xã hội thành 3 cấp: hiệu quả xã hội cao khi số công lao động trên 700 công/ha và giá trị ngày công đạt trên 60 nghìn đồng/ha,

hiệu quả xã hội trung bình khi số công lao động từ 500 – 700 công/ha và giá trị ngày công đạt từ 40 – 60 nghìn đồng/ha, hiệu quả xã hội thấp khi số công lao động dưới 500 công/ha và giá trị ngày công lao động đạt dưới 40 nghìn đồng/ha.

- Phân cấp hiệu quả môi trường thành 3 cấp: việc canh tác, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ít ảnh hưởng đến môi trường (hiệu quả môi trường cao ); việc canh tác, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng trung bình đến môi trường (hiệu quả môi trường trung bình ); việc canh tác , sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng nhiều đến môi trường (hiệu quả môi trường thấp ).

Trên cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội , môi trường của các loại hình sử dụng đất, chúng tôi tổng hợp đánh giá sự bền vững của các LUT được thể hiện cụ thể trong bảng 4.11. Bảng 4.12: Tổng hợp đánh giá mức độ bền vững của các loại hình sử dụng đất Loại hình sử dụng đất Mức độ bền vững Đánh giá chung mức độ bền vững Kinh tế Xã hội Môi trường

1. Chuyên lúa Cao Cao TB Cao

2. Lúa – rau màu Cao TB TB TB

3. Chuyên rau màu Cao Cao TB Cao

4. Cây lâu năm TB TB TB TB

(Nguồn : Số liệu điều tra nông hộ )

Qua đó ta thấy:

LUT chuyên lúa là LUT chiếm diện tích lớn trong diện tích đất nông nghiệp của xã và cho hiệu quả kinh tế, xã hội cao đảm bảo an ninh lương thực nhưng hiệu quả môi trường chưa cao do người dân lạm dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm đồng và dư thừa lân trong đất.

LUT lúa- rau màu, thực tế LUT này được áp dụng phổ biến và có hiệu quả, phù hợp với điều kiện đất đai, cơ sở hạ tầng, gia tăng sản phẩm và khai thác tốt tiềm năng lao động. Tuy nhiên, việc lựa chọn loại cây và giống cây có

năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với vùng, được thị trường chấp nhận là vấn đề cần được quan tâm.

LUT chuyên rau màu là LUT đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân nhưng đất đai được sử dụng triệt để trong suốt cả năm nên cần có biện pháp bồi bổ, cải tạo đất trong quá trình sử dụng.

LUT cây lâu năm cho hiệu quả kinh tế, xã hội thấp và hiệu quả môi trường chưa cao do chưa áp dụng được các khoa học tiến bộ vào sản xuất. 4.5.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

4.5.2.1. Giải pháp về chính sách

- Chính sách đất đai:

Tiếp tục cụ thể hóa các điều khoản của Luật đất đai, các văn bản của Trung ương phục vụ cho quá trình quản lý và sử dụng đất.

Tiếp tục thúc đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Có chính sách cải tạo đất chưa sử dụng để mở rộng diện tích đất nông nghiệp nhằm tăng diện tích đất sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến ngư, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất:

Chính sách khuyến khích áp dụng các kỹ thuật công nghệ phù hợp với phát triển mạnh ưu thế vềđa dạng sinh học trong phát triển nông nghiệp.

Chính sách ưu tiên để đón trước công nghệ tiên tiến, hiện đại trong đầu tư xây dựng cơ bản (cơ sở hạ tầng, công nghiệp , đô thị).

Chính sách xử phạt những hành vi gây tổn hại đến đất đai, môi trường. - Chính sách tín dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ tín dụng nông nghiệp và thị trường nông nghiệp đến từng người dân tham gia sản xuất.

Một trong những khó khăn mà hộ nông dân thường gặp là khó khăn về thiếu vốn để đầu tư thâm canh, mở rộng , nâng cao năng suất và giá trị kinh tế. Hiện nay có nhiều nguồn vốn để nông hộ có thể vay, tuy nhiên thủ tục vay

vốn còn rườm rà, lãi suất lại khá cao nên việc vay vốn sản suất của nông hộ còn rất hạn chế. Do đó, trong thời gian tới chính quyền địa phương cần có các biện pháp để tạo điều kiện cho người dân có thể vay vốn một cách dễ dàng và thuận tiện hơn, đặc biệt ưu tiên với những hộ nghèo, không có khả năng thế chấp nhằm khuyến khích họ vươn lên phát triển.

- Chính sách thị trường

Ổn định và mở rộng hị trường tiêu thụ nông sản trong xã và ngoài xã. Hỗ trợ nâng cao năng lực cho nông dân trong việc tiếp cận thị trường tiêu thụ nông sản, cung cấp đầy đủ và chính xác cho nông dân những thông tin về thị trường, có chính sách gắn kết giữa sản xuất của nông dân với thị trường tiêu thụ.

- Chính sách về ruộng đất

Ban hành chính sách thay thế cơ chế thu hồi và đền bù quyền sử dụng đất bằng cơ chế mua bán quyền sử dụng đất trên thị trường để hoàn thiện thể chế thị trường trong nông nghiệp và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nông dân- vốn luôn là người yếu thế trong cơ chế thu hồi và đền bù quyền sử dụng đất. Đối với việc tập trung và tích tụ ruộng đất cần phải có bước đi phù hợp, phải dựa vào tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa, để rút lao động ra khỏi nông nghiệp, tuyệt đối không được làm cho nông dân mất đất, thất nghiệp và bần cùng hóa.

4.5.2.2. Giải pháp kỹ thuật

- Áp dụng các kỹ thuật canh tác để cải tạo độ phì nhiêu cho đất

+ Tăng cường che phủ cho đất, tăng đối đa lượng chất hữu cơ trong đất bằng các kỹ thuật xen canh, luân canh, gối vụ và trồng cây che phủ đất đểđạt sinh khối tối đa. Sử dụng các loại cây nhắn ngày, đa chức năng có bộ rễ phát triển khỏe, sâu để khai thác dinh dưỡng hoặc trồng cây họ đậu cố định đạm. Hạn chế dử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học đối với tất cả các loại hình sử dụng đất.

+ Làm giàu chất hữu cơ cho đất bằng cách trả lại nó các sản phẩm phụ của trồng trọt (rơm rạ, thân đậu ).

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng sẽ giúp cho hoạt động sản xuất được tiến hành thuận lợi, đông thời có thể dễ dàng áp dụng cơ giới hóa vào trong sản xuất. Mặc dù đã có sự quan tâm đầu tư, nâng cấp các tuyến đường nội đồng, xây dựng và phát triển hệ thống kênh mương nhưng vẫn có nhiều tuyến đường vẫn là đường đất, kênh mương chưa được nạo vét. Vì vậy việc xây dựng đầu tư đồng bộ và toàn diện các tuyến đường nội đồng, tu bổ và phát triển hệ thống kênh mương tưới tiêu hiện là vấn đề cấp thiết được đặt ra hiện nay với chính quyền xã. Xây dựng một số trạm bơm và hoàn thiện hệ thống hồ chứa nước cùng hệ thống kênh mương dẫn nước từ các con sông, kênh thủy lợi chính nhằm chủđộng hơn trong việc tưới tiêu.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Đông Qúy là một xã thuần nông thuộc khu đông huyện Tiền Hải với tổng diện tích đất tự nhiên là 500,24 ha, trong đó đất nông nghiệp là 295,92ha, chiếm 59,16% tổng diện tích tự nhiên và có xu hướng giảm do nhu cầu công nghiệp hóa, đô thị hóa.

Địa hình ở xã Đông Qúy phân bố không rõ nét giữa các thôn, gần như có một sự tương đồng về địa hình trên địa bàn xã nên cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi trên toàn xã là tương đối giống nhau.

Khí hậu thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, song sự phân hóa của thời tiết theo mùa với những hiện tượng thời tiết như bão, giông, vòi rồng, sương muối, gió mùa đông bắc khô hanh đòi hỏi phải có biện pháp phòng chống.

Thủy văn: xã Đông Qúy nằm giáp với sông Trà lý và có nhiều sông lớn chảy qua, do đó rất thuận lợi cho việc tưới tiêu khi bị lũ lụt và khô hạn.

* Kết quả nghiên cứu đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp của xã -

LUT chuyên rau màu có hiệu quả kinh tế cao nhất với GTSX đạt 390 triệu đồng/ha/năm, GTGT đạt 264 triệu đồng/ha/năm và hiệu quảđồng vốn là 2,09. - LUT chuyên lúa với GTSX đạt 54 triệu đồng/ha/năm, GTGT đạt 35 triệu đồng/ha/năm và hiệu quả đồng vốn là 1,9. - LUT lúa rau màu có có 2 loại hình nhưng nổi trội nhất là Lúa xuân- lúa mùa- khoai tây, GTSX đạt 111.2 triệu đồng/ha/năm, GTGT đạt 74 triệu đồng/ha/năm và hiệu quả dồng vốn là 2,05. - LUT cây lâu năm với GTSX đạt 274 triệu đồng/ha/năm, GTGT đạt 139 triệu đồng/ha/năm và hiệu quả đồng vốn là 1,02. Qua quá trình nghiên cứu ta thấy được tiềm năng phát triển nông nghiệp của xã là cây rau màu cần tăng cường mở rộng diện tích để năng cao hiệu quả kinh tế xã hội. Là một trong xã có truyền thống sản xuất lúa điển hình của huyện , Đông Qúy vẫn tiếp tục và giữ vững tinh thần ấy trong những năm qua. Nhờ có vị trí địa lý, địa hình thuận lợi nên việc sản xuất lúa mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. *

Lựa chọn các LUT có hiệu quả và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất LUT chuyên lúa, LUT chuyên rau màu. - Giải pháp + Giải pháp chính sách: chính sách đất đai, khuyến nông khuyến ngư, khoa học kỹ thuật, chính scahs tín dụng, phát triển nguồn nhân lực,…

+ Giải pháp kỹ thuật: kỹ thuật canh tác cải thiện độ phì đất, hoàn thiện hệ thống kênh mương, chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

5.2. Kiến nghị

- Đối với nhà nước

+ Nghiên cứu và hoàn thiện các chính sách về phát triển nông nghiệp nông thôn, chính sách về đất đai, chính sách về tín dụng , về hỗ trợ các loại vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chính sách hỗ trợ cho các tổ chức khuyến nông.

+ Thực hiện điều tiết thị trường đầu vào và đầu ra, xây dựng giá lúa hợp lý, phù hợp với giá cảđầu vào để người dân có lợi trong sản xuất.

+ Hỗ trợ kinh phí để chính quyền địa phương và nhân dân có thể hoàn thiện và phát triển các cơ sở hạ tầng thiết yếu, đảm bảo điều kiện cần thiết cho sinh hoạt và sản xuất. Sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới những đoạn đường đã xuống cấp, bên cạnh đó cần tu bổ, nạo vét lại hệ thống kênh mương bị bồi lắng hư hỏng.

+ Tăng cường công tác đầu tư nghiên cứu khoa học về chon tạo các loại giống có năng suất cao, phẩm chất tốt, có khả năng chống chịu lại sâu bệnh.

- Đối với chính quyền địa phương

+ Chú trọng xây dựng , tu bổ các công trình xây dựng hạ tầng, phục vụ cho hoạt động sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Mở thêm các lớp tập huấn kỹ thuật cho người dân, phổ biến các biện pháp kỹ thuật về sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,..

+ Thường xuyên theo dõi và phát hiện kịp thời tình hình diễn biến của sâu bệnh, thông báo và hướng dẫn cho người dân các biện pháp phòng trừ thích hợp.

- Đối với hộ nông dân

+ Mạnh dạn đầu tư thâm canh theo hướng sản xuất hàng hóa để có thể thu được hiệu quả kinh tế cao hơn.

+ Tiếp thu và ứng dụng những thiết bị khoa học kỹ thuật trong sản xuất để có thể giảm bớt chi phí, nâng cao năng suất.

+ Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn kỹ thuật do các bộ khuyến nông tổ chức để bổ sung, tích lũy thêm những kiến thức về sản xuất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Lê Văn Bá (2001) “Tổ chức lại việc sử dụng ruộng đất nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hành hóa”, Tạp chí kinh tế và dự báo

2.Nguyễn Duy Bột (2001) “ Tiêu thụ nông sản thực trạng và giải pháp”, Tạp chí kinh tế và phát triển.

3.Nguyễn Lương Bằng (2010), “ Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Dông Qúy- huyện Tiền Hải- tỉnh Thái Bình”, luận án tốt nghiệp, Đại Học Kinh Tế Huế.

4.Báo cáo kết quả kỳ họp năm 2013 xã Đông Qúy, UBND xã Đông Qúy 5. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội xã Đông Qúy năm 2013, UBND xã Đông Qúy. 6.Chu Văn Cấp (2001), “ Một vài vấn đề cơ bản trong phát triển nông nghiệp và nông thôn nước ta hiện nay” , Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn.

7.Dương Văn Chín (2008) “ Nền nông nghiệp hữu cơ vùng Châu Á- Thái Bình Dương”, truy cập từ trang web http://.clrri.org/news/news24-30-3- 08.htm

8.Ngô Thế Dân(2001)- Một số vấn đề khoa học công nghệ. Nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp. Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 1/2001.

9.Phạm Duy Đoán (2004) , Hỏi và đáp về Luật đất đai năm 2003, NXB Chính trị quốc gia.

10.Nguyễn Điền (2001) “ Phương pháp phát triển nông nghiệp Việt Nam trong 10 năm đầu của thế kỷ XXI” Tạp chí nghiên cứu kinh tế.

11.Lê Văn Hưng (2008) “ Phát triển nông nghiệp hữu cơ”, truy cập từ trang web http://www.ppd.gov.vn/ttbaochi/ttinbaochi152.htm

12.Phan Sĩ Mẫn, Nguyễn Việt Anh (2001) “ Đingj hướng và tổ chức phát triển nền nông nghiệp hàng hóa”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế.

13.Trần An Phong (1995), Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

14.Nguyễn Xuân Thành (2001), “ Một số kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến môi trường và sản xuất nông nghiệp”, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn.

15.Đào Châu Thu (1999), Đánh giá đất, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

16.Thuyết minh tổng hợp quy hoạch xây dựng nông thô mới xã Đông Qúy- huyện Tiền Hải- tỉnh Thái Bình.

17.Hoàng Việt (2001) “ Một số kiến nghị về định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn thập niên đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế.

18.Phạm Viết Xuân(2012)- Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng hợp lý tại huyện Sơn Dương- tỉnh Tuyên Quang.

19.FAO, Land Evaluation and farming syatem analysis for land use paning. Working document.

20.http://www.fao.org.vn 21. http://www.tailieu.vn

PHỤ LỤC 1

PHIẾU ĐIỂU TRA NÔNG HỘ

Số phiếu………

Ngày điều tra………

I. TÌNH HÌNH CHUNG Tên chủ hộ……….Tuổi……..Nam/Nữ…..Dân tộc………. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Đông Qúy - huyện Tiền Hải - tỉnh Thái Bình. (Trang 64)