Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Đông Qúy - huyện Tiền Hải - tỉnh Thái Bình. (Trang 59 - 60)

Ngày nay , sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quảđã trở thành chiến lược quan trọng có tính toàn cầu. Nó đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của nhân loại, bởi nhiều lẽ: Tài nguyên đất vô cùng quý giá của bất kỳ nước nào, đất đai đều là tư liệu sản xuất nông lâm nghiệp chủ yếu, cơ sở lãnh thổđể phân bố các ngành kinh tế quốc dân.

Dù cho những tiến bộ khoa học kỹ thuật vĩ đại, con người hiện đại vẫn phải sống dựa vào đất.

Tài nguyên đất có hạn, đất có khả năng canh tác càng ít ỏi. Diện tích tự nhiên và đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm do áp lực tăng dân số, sự phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa và các hạ tầng kỹ thuật.

Do điều kiện tự nhiên, hoạt động tiêu cực của con người, hậu quả của chiến tranh nên diện tích đáng kể của lục địa đã đa đang và sẽ còn bị thoái hóa hoặc ô nhiễm dẫn tới tình trạng giảm, mất khả năng sản xuất và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.

Ngoài ra tình trạng ô nhiễm do phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, chất thải, nước thải đô thị, khu công nghiệp , làng nghề, sản xuất, dịch vụ và chất độc hóa học để lại sau chiến tranh cũng đáng báo động.

Hoạt động canh tác và đời sống còn bị đe dọa bởi tình trạng ngập úng, ngập lũ, đất trượt, sạt lở đất, thoái hóa lý, học đất,..

Sản xuất nông nghiệp phải được tiến hành trên đất tốt mới có hiệu quả. Tuy nhiên, để hình thành đất với độ phì nhiêu cần thiết cho canh tác nông nghiệp phải trải qua hàng nghìn năm, thậm chí hàng vạn năm. Vì vậy, mỗi khi sử dụng đất đang sử dụng đất nông nghiệp cho các mục đích khác cần cân nhắc kỹđể không rơi vào tình trạng chạy theo lợi ích trước mắt.

Theo Festry “ Sự phát triển nông nghiệp bền vững chính là sự bảo tồn đất, nước, các nguồn động thực vật, không bị suy thoái môi trường, sinh lợi kinh tế và chấp nhận được về mặt xã hội” (FAO, 1994).

- Thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cơ bản cho thế hệ về số lượng , chất lượng các sản phẩm nông nghiệp khác.

- Cung cấp lâu dài việc làm, đủ thu nhập và các điều kiện sống tốt cho những người trực tiếp làm nông nghiệp.

- Duy trì và có thể tăng cường khả năng sản xuất của các cơ sở tài nguyên thiên nhiên, khả năng tái sản xuất của các tài nguyên tái tạo được, không phá vỡ chức năng khác của các chu trình sinh thái cơ bản và cân bằng tự nhiên, không phá vỡ bản sắc văn hóa – xã hội của cộng đồng sống ở nông thôn hoặc không gây ô nhiễm môi trường.

- Giảm thiểu khả năng bị tổn thương trong nông nghiệp, củng cố lòng tin cho nông dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Đông Qúy - huyện Tiền Hải - tỉnh Thái Bình. (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)