180, 190, 190, 200, 210, 210, 220 (1) còn của 7 công nhân ở tổ 2 là
1.4.2. Đặc điểm của suy luận thống kê
Suy luận thống kê là một phương thức thể hiện của tư duy thống kê. Theo các nhà tâm lí học, con người chỉ tư duy khi đứng trước một tình huống gợi vấn đề, một khó khăn về nhận thức. Vì vậy, con người chỉ bắt đầu suy luận thống kê khi đứng trước tập hợp dữ liệu thống kê đòi hỏi họ phải nhận thức để đưa ra kết luận có ý nghĩa. Nói cách khác, suy luận thống kê luôn xuất hiện trong bối cảnh thế giới thực, phụ thuộc vào bối cảnh và bị bối cảnh tác động ngược lại đến suy luận thống kê. Điều đó có thể dẫn đến những sai lầm trong suy luận thống kê. Đây chính là điểm khác biệt so với suy luận toán học bởi vì các kết luận toán học được rút ra đề đúng nhờ dựa vào các tiền đề đúng và suy luận hợp lôgic.
Thông tin thống kê đang ngày càng trở nên phổ biến và “bủa vây” cuộc sống của mọi công dân. Từ công việc đơn giản như anh xe thồ, hàng
ngày anh ta thống kê xem hôm nay mình chở được bao nhiêu chuyến, thu được bao nhiêu tiền, so với ngày hôm qua, nhiều hơn hay ít hơn, nguyên nhân vì sao? Cho đến những lao động bậc cao trong xã hội luôn luôn cần đến những số liệu thống kê thực nghiệm để đối chứng, rút ra kết luận. Từ đó, chúng ta có thể thấy rằng, suy luận thống kê mang tính bao quát, ngôn ngữ rộng và xảy ra hàng ngày trên mọi lĩnh vực hoạt động của cuộc sống. Nó thực sự cần thiết trong quản lí nhà nước, trong cuộc sống lao động sản xuất của mọi công dân và các doanh nghiệp.
Bất kì suy luận nào cũng xuất phát từ các tiền đề. Tiền đề trong suy luận thống kê là các thông tin, dữ liệu thống kê thu thập được qua quan sát, điều tra, lấy mẫu. Dù bằng phương thức gì và bằng cách nào thì các số liệu điều tra đó đều có sai số. Thậm chí các thông tin thống kê đó là không đầy đủ. Dựa trên luật số lớn, những kết quả của suy luận thống kê vì thế mang tính xác suất. Tuy nhiên, các kết quả đó vẫn có ý nghĩa trong hoạt động thực tiễn, nếu được áp dụng trong những điều kiện nhất định thì chúng vẫn có thể chấp nhận được để đưa đến những hành động đúng (theo [5]).