Chủ đề 2: Một số khái niệm cơ bản về thiên ta

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn dạy và học về giảm nhẹ rủi ro thiên tai (Trang 71 - 72)

C. Sau khi thiên tai xảy ra

Chủ đề 2: Một số khái niệm cơ bản về thiên ta

Hiểm họa tự nhiên: Là hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội.

Các loại hiểm họa tự nhiên ở Việt Nam: Các hiểm họa chính ở nước ta là lũ lụt, bão, sạt lở đất và hạn hán... Ngoài ra có một số hiểm họa khác như hỏa hoạn và gió lốc.

Thảm họa: là sự gián đoạn nghiêm trọng các hoạt động của cộng đồng dân cư hoặc xã hội, gây ra những tổn thất và mất mát về tính mạng, tài sản, kinh tế và môi trường mà cộng đồng và xã hội đó không có đủ khả năng chống đỡ.

Rủi ro: Là khả năng gặp nguy hiểm hoặc chịu thiệt hại và mất mát phát sinh từ một hoặc nhiều sự kiện.

Rủi ro thiên tai: Là nguy cơ thiệt hại do thiên tai gây ra về người, tài sản, công trình, môi trường sống, các hoạt động kinh tế, xã hội.

Năng lực: Là tổng hợp các nguồn lực, điểm mạnh và đặc tính sẵn có trong cộng đồng, tổ chức, xã hội có thể được sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu chung như GNRRTT.

Tình trạng dễ bị tổn thương: Là những đặc điểm của một cộng đồng, hệ thống hoặc tài sản làm cho cộng đồng, hệ thống hoặc tài sản đó dễ bị tác động có hại do hiểm họa tự nhiên gây ra.

Mối quan hệ giữa rủi ro thiên tai, năng lực và tình trạng dễ bị tổn thương có thể trình bày như sau: Rủi ro thiên tai sẽ tăng lên nếu hiểm họa tự nhiên tác động đến một cộng đồng dễ bị tổn thương và có năng lực hạn chế. Do đó, để giảm nhẹ rủi ro thiên tai, một cộng đồng có thể thực hiện các hoạt động nhằm làm giảm nhẹ tác hại của hiểm họa tự nhiên, giảm nhẹ tình trạng dễ bị tổn thương và nâng cao năng lực của cộng đồng.

Rủi ro thiên tai = Hiểm họa tự nhiên x Tình trạng dễ bị tổn thương Năng lực

Các loại hiểm họa

tự nhiên do con người gây raCác hiểm họa có thể do hoạt động của con ngườiNhững loại hiểm họa tự nhiên làm trầm trọng thêm

Bão, lũ lụt, động đất, núi lửa phun, sóng thần…

Chiến tranh, khủng bố, rò rỉ chất phóng xạ, ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, dịch bệnh

Chặt phá và đốt rừng liên quan đến lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán và hỏa hoạn.

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn dạy và học về giảm nhẹ rủi ro thiên tai (Trang 71 - 72)