Tìm hiểu vấn đề Thời gian: 15’

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn dạy và học về giảm nhẹ rủi ro thiên tai (Trang 30 - 32)

D. Là những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện

2. Tìm hiểu vấn đề Thời gian: 15’

Giáo viên ghi tóm tắt ý kiến của học sinh lên bảng. Từ đó giải thích khái niệm BĐKH và phân biệt với “nóng lên toàn cầu” (Xem kiến thức dành cho học sinh, Phần 1, Chủ đề 3, Mục 1).

Giáo viên nêu một số biểu hiện chính của BĐKH trên thế giới hiện nay.

Giáo viên trình bày một số thông tin về nhiệt độ tăng và nước biển dâng tại Việt Nam (Xem Thông tin cho giáo viên, Phần 2, Chủ đề 3, Mục 2).

2.2 Tác động của BĐKH đến thiên tai

Giáo viên hỏi cả lớp: Theo các em, tại Việt Nam thiên tai có bị tác động bởi BĐKH không? Tác động như thế nào?

Giáo viên tổng hợp và thuyết trình tác động của BĐKH đến các thiên tai chính tại Việt Nam (Xem Thông tin cho giáo viên, Phần 2, Chủ đề 3, Mục 2).

2.3 Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu

2.3.1 Hiệu ứng nhà kính

Giáo viên dẫn dắt: Để hiểu nguyên nhân làm biến đổi khí hậu Trái Đất, trước hết ta phải tìm hiểu về hiệu ứng nhà kính.

Sử dụng Tài liệu phát tay 3.1a, 3.1b, giáo viên giải thích quá trình các khí nhà kính giữ ấm cho Trái Đất.

Giáo viên giải thích tại sao hiệu ứng nhà kính và các khí nhà kính lại quan trọng đối với sự sống của con người (Xem kiến thức dành cho học sinh, Phần 1, Chủ đề 3, Mục 3).

2.3.2 Nguyên nhân BĐKH

Sử dụng Tài liệu phát tay 3.2 và 3.3, giáo viên giới thiệu về quá trình thay đổi khí hậu của Trái Đất, đặc biệt từ thời kì Cách mạng Công nghiệp (Xem Thông tin cho giáo viên, Phần 2, Chủ đề 3, Mục 3).

2.4 Hành động ứng phó với BĐKH

2.4.1 Hoạt động: Truy tìm thủ phạm tạo ra các khí nhà kính kính

Giáo viên chia cả lớp thành nhiều đội chơi, mỗi đội 5-7 người. Nhiệm vụ “Truy tìm thủ phạm” của mỗi đội là liệt

Thời gian: 10’

Thời gian: 10’

Chuẩn bị:Tài liệu phát tay 3.1a, 3.1b

Thời gian: 10’

Chuẩn bị: Tài liệu phát tay 3.2, 3.3

kê các hoạt động tạo ra khí nhà kính (hoặc liệt kê các máy móc thiết bị dùng điện, dùng xăng, dầu...).

Sau một thời gian xác định (3-5 phút), các đội cử người ghi lên bảng những từ mà đội mình tìm được. Đội nào liệt kê được nhiều cụm từ nhất là đội đó thắng cuộc.

2.4.2 Hoạt động: Em có thể làm gì để ứng phó với BĐKH

Giáo viên đặt câu hỏi “Em có thể làm gì để ứng phó với BĐKH” và mời 3-5 học sinh phát biểu.

Giáo viên giới thiệu về các hành động thích nghi và giảm nhẹ, trong đó liên hệ về việc làm giảm các khí nhà kính từ các hoạt động vừa nêu trong 2.4.1.

Tùy theo trình độ học sinh, yêu cầu các em làm việc theo nhóm và thi đua nêu ra các hành động và biện pháp mà học sinh và cộng đồng có thể làm để ứng phó với BĐKH tại gia đình, trường học và nơi công cộng.

(Xem Phần thông tin cho giáo viên, Phần 2, Chủ đề 3, Mục 5).

Câu hỏi gợi ý

Câu 1. Chọn 01 phương án trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau:

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn dạy và học về giảm nhẹ rủi ro thiên tai (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)