C. Sau khi thiên tai xảy ra
2. Một số biểu hiện của BĐKH
3. Nguyên nhân của BĐKH
Nguyên nhân chính của BĐKH là sự gia tăng nồng độ các khí nhà kính trong bầu khí quyển.
Theo các nhà khoa học, sự biến đổi của khí hậu trong vòng 150 năm trở lại đây xảy ra chủ yếu do các hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên không hợp lí của con người, đặc biệt là việc khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch cũng như các tài nguyên khác như đất và rừng. Những hoạt động này đã làm gia tăng nồng độ các khí nhà kính trong bầu khí quyển.
Vậy, chúng ta hãy tìm hiểu về khí nhà kính và hiệu ứng nhà kính.
Nhà kính: là nhà được làm hoàn toàn bằng kính (thủy tinh) và kín gió. Mục đích: Để trồng rau trong mùa đông ở vùng ôn đới, do giữ được nhiệt độ cao trong nhà, thích hợp cho cây phát triển,
Hiện tượng nhà kính: ánh sáng mặt trời xuyên qua mái, tường bằng kính, nung nóng không khí trong nhà kính, nhiệt không thoát ra ngoài được.
Hiệu ứng nhà kính: là hiện tượng bầu khí quyển của Trái Đất bị làm nóng theo cách nhà kính làm nóng không khí.
Khí nhà kính: là các loại khí gây hiệu ứng nhà kính.
Bầu khí quyển của Trái Đất chứa một số loại khí đặc biệt gọi là khí nhà kính vì cách mà chúng làm ấm Trái Đất tương tự như cách người ta giữ nhiệt cho các ngôi nhà làm bằng kính để trồng cây, chủ yếu bao gồm: hơi nước (H2O), cacbon đioxit (CO2), metan (CH4), các khí CFC, các khí đinitơ oxit (N2O) và khí ozon trong tầng đối lưu (O3).
Những khí này giống như một chiếc chăn có độ dày vừa đủ, giúp giữ ấm cho Trái Đất ở trong khoảng nhiệt độ thích hợp, khiến sự sống có thể phát triển và sinh sôi nảy nở. Nếu không có những khí này, nhiệt từ Mặt Trời sẽ không được giữ lại và bề mặt Trái Đất sẽ trở nên lạnh lẽo15. Hiệu ứng nhà kính là khả năng giữ nhiệt của bầu khí quyển ngay phía trên bề mặt Trái Đất, do các khí nhà kính có khả năng giữ lại nhiệt toả ra từ bề mặt Trái Đất và mây, và phát lượng nhiệt đã giữ đó trở lại vào bầu khí quyển.
Thế giới Việt Nam
Lụt và hạn hán: Nhiệt độ tăng làm cho mưa trở nên thất thường, phân bố lượng mưa ở các vùng có sự thay đổi. Những vùng mưa nhiều, lượng mưa càng nhiều hơn, cường độ mưa lớn hơn. Các vùng hạn càng khô hạn hơn. Hạn hán trong mùa hanh khô làm tăng nguy cơ cháy rừng.