0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Dễ bị tổn thương (hay tình trạng dễ bị tổn thương) là gì?

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI (Trang 79 -80 )

C. Sau khi thiên tai xảy ra

Dễ bị tổn thương (hay tình trạng dễ bị tổn thương) là gì?

Trong bối cảnh BĐKH thì tình trạng dễ bị tổn thương được hiểu là những đặc điểm hoặc điều kiện có tác động bất lợi đến cá nhân, cộng đồng trong việc ứng phó với thiên tai.

ĐỐI TƯỢNG TƯỢNG

NHỮNG YẾU TỐ GÓP PHẦN

VÀO TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG KHẢ NĂNG

Yếu tố chủ quan Yếu tố khách quan

Trẻ em (là người dưới 16 tuổi)19 • Không có sức khoẻ về thể chất và tinh thần như người lớn, còn phụ thuộc vào người lớn. • Sự tò mò và những hạn chế về nhận thức, cảm xúc có thể dẫn trẻ em đến các hoàn cảnh rủi ro. • Không có nhiều kinh

nghiệm như người lớn. • Ít có khả năng kiểm soát cảm xúc và có thể trải qua các tác động tâm lí do các hoàn cảnh khó khăn gây ra. • Nhân cách chưa ổn định nên dễ bị lôi kéo vào những hành vi lệch chuẩn có ảnh hưởng xấu đến bản thân, gia đình và cộng đồng.

• Môi trường văn hóa thiếu sự sàng lọc và quản lí khiến trẻ dễ bị cám dỗ bởi những luồng văn hóa không lành mạnh. • Nhu cầu vui chơi, giải trí lành mạnh của trẻ chưa được đáp ứng. • Chưa được coi

trọng và tin tưởng bởi người lớn (cha mẹ, thầy cô…). • Hệ thống giáo dục chưa đảm bảo cho trẻ sự phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần (quá nặng về kiến thức sách vở, nhẹ về phát triển kĩ năng sống). • Có thể hỗ trợ gia đình và cộng đồng khi những tác động đầu tiên của thiên tai diễn ra và sau thiên tai. • Trẻ em đóng vai trò quan

trọng trong gia đình, trẻ lớn hơn có thể chăm sóc trẻ nhỏ, giúp đỡ người cao tuổi trong sinh hoạt hàng ngày đặc biệt là về đời sống tinh thần

• Trẻ em đóng vai trò quan trọng trong cộng đồng, các em có thể tổ chức - tham gia các đội tình nguyện cùng lứa tuổi đểthúc đẩy việc bảo vệ an toàn cho trẻ em ở trường học và cộng đồng. • Trẻ em có khả năng học hỏi

nhanh, suy nghĩ linh hoạt và sáng tạo hơn người lớn, do đó các em có thể tạo ra những thay đổi tích cực trong hoàn cảnh khó khăn. • Có khả năng đóng góp vào

việc phát triển kinh tế gia đình. Dễ bị tổn thương thể hiện trên các mặt của phát triển bền vững:

Kinh tế: thu nhập thấp không đủ hoặc chỉ vừa đủ đáp ứng các nhu cầu cơ bản trong sinh hoạt; cơ sở vật chất thiếu thốn, tạm bợ; thiếu khả năng được đáp ứng các dịch vụ công cộng cơ bản (y tế, giáo dục, nước sạch...)…

Xã hội: ít tham gia vào các tổ chức đoàn thể cũng như hoạt động cộng đồng tại địa phương; địa vị xã hội thấp...

Môi trường: sinh sống nhiều đời tại những khu vực dễ bị tổn thương do tác động bởi thiên tai; chịu ảnh hưởng bởi việc xả thải các hoạt động kinh tế tại địa phương…

Thái độ: tâm lí tự ti, bi quan; thiếu sự đoàn kết với tập thể...

Tác động của BĐKH đối với các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương

17, 18

(Trẻ em; Người cao tuổi; Phụ nữ; Người khuyết tật; Người nhiễm HIV/AIDS; Người dân tộc) thiểu số; Người nghèo)

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DẠY VÀ HỌC VỀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI (Trang 79 -80 )

×