Nguyên nhân của BĐKH

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn dạy và học về giảm nhẹ rủi ro thiên tai (Trang 29)

D. Là những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện

3. Nguyên nhân của BĐKH

Nguyên nhân chính của BĐKH là sự gia tăng nồng độ các khí nhà kính (CO2, CH4, N2O...) trong bầu khí quyển.

Vậy, chúng ta hãy tìm hiểu về khí nhà kính và hiệu ứng khí nhà kính.

Bầu khí quyển của Trái Đất chứa một số loại khí đặc biệt, gọi là khí nhà kính vì cách mà chúng làm ấm Trái Đất của chúng ta tương tự như cách người ta giữ nhiệt cho các ngôi nhà làm bằng

kính để trồng cây. Các khí nhà kính chủ yếu bao gồm: hơi nước (H2O), khí cacbon đioxit (CO2),

khí metan (CH4), các hợp chất halocacbon (CFC, HFC và HCFC), khí đinitơ oxit (N2O) và khí

ozon trong tầng đối lưu (O3). Những khí này giống như một chiếc chăn ấm có độ dày vừa đủ,

giúp giữ ấm cho Trái Đất ở trong khoảng nhiệt độ thích hợp, khiến sự sống có thể phát triển và sinh sôi nảy nở. Nếu không có những khí này, nhiệt từ Mặt Trời sẽ không được giữ lại và bề mặt Trái Đất sẽ trở nên lạnh hơn rất nhiều.

Hiệu ứng nhà kính là khả năng giữ nhiệt của bầu khí quyển ngay phía trên bề mặt Trái Đất, do các khí nhà kính có khả năng (i) giữ lại nhiệt tỏa ra từ bề mặt Trái Đất và mây, và (ii) phát lượng nhiệt đã giữ đó trở lại vào bầu khí quyển.

1. Bức xạ Mặt Trời xuyên qua bầu khí quyển đến bề mặt của Trái Đất. 2. Một phần năng lượng bức xạ Mặt Trời phản xạ lại không gian.

3. Phần năng lượng còn lại làm bề mặt Trái Đất nóng lên và phát nhiệt vào bầu khí quyển. 4. Một phần nhiệt bị các khí nhà kính trong khí quyển giữ lại làm Trái Đất ấm hơn. Quá trình này được gọi là Hiệu ứng nhà kính (Tài liệu phát tay 3.1a).

Các khí nhà kính và hiệu ứng nhà kính chỉ trở thành một vấn đề lớn khi mà bầu khí quyển của chúng ta có quá nhiều các khí này (Tài liệu phát tay 3.1b), từ khi cuộc Cách mạng Công nghiệp lan rộng trên khắp thế giới khoảng giữa thế kỷ 19. Theo các nhà khoa học, sự biến đổi của khí hậu trong vòng hơn 150 năm trở lại đây xảy ra chủ yếu do các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên không hợp lí của con người, đặc biệt là việc khai thác, sử dụng nhiên liệu hóa thạch và các tài nguyên khác như đất và rừng. Những hoạt động này đã làm gia tăng nồng độ các khí nhà kính trong bầu khí quyển (Tài liệu phát tay 3.3).

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn dạy và học về giảm nhẹ rủi ro thiên tai (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)