0
Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Vi sinh vật gây bệnh

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KIỂM DỊCH THỰC VẬT (Trang 73 -76 )

Đã có những nhiều loại nấm mốc gây hại cho sản phẩm sau thu hoạch,và làm hỏng sản phẩm không thể sử dụng được dưới đây là một số loài nấm mốc gây hại trên ngũ cốc, các loại hạt có dầu trong quá trình bảo quản ssau thu hoạch ở trong nhà kho:

2.1. Nấm penicillium citrinumThom.

Loại nấm này thường gây hại trên vừng, lạc, hạt điều…làm đắng hạt, không thể ăn được, rất độc cho con người ăn phải nấm này. Nếu nuôi cấy ở

môi trường Czapek agar, sau 7 ngày đường kính của khuẩn lạc đạt được từ 1 đến 1,5cm, lúc này màu sắc của khuẩn lạc có màu xanh da trời. Sau này chuyển sang màu vàng đến da cam. Conidiophores hình chùm, số lượng 50- 200x2-3 micron, mỗi cành từ 12-20x2-3 micron, cuống conidi có từ 6-10 cái, trên đó có 1 conidi 2.5-3.0 micron.

2.2. Nấm Aspergillus candidus Link

Loài nấm này hay kí sinh và gây hại trên ngô hạt, lạc nhân, bánh kẹo có nguồn gốc tinh bột ngô, lạc, vừng…

Nuôi cấy trong môi trường Czapek agar ở điều kiện 25 độ C, đường kính của khuẩn lạc sau 7 ngày đạt 1.0-1.5 cm, cành bào tử có hình bông hoa cúc vàng, môic một Conidiophoes có gắn một conidi hình cầu, đầu conidi có màu trắng, sau này chuyển sang màu kem, kích thước 2.5-4.0micron.

2.3. Nấm Aspergillus flavus Link

Loài nấm này thường gây hại trên hạt vừng, lạc trong thời gian bảo quản. Cũng nuôi cấy nấm này trong môi trường Czapek agar ở 25 độ C, sau 7 ngày thấy đường kính khuẩn lạc là 3.0-5.0cm, cơ quan sinh sản có màu xanh-vàng, đó là conidiphores, đầu conidi có gai nhọn lấm chấm, sau này chuyển màu sang xanh-vàng-tối. Kích thước của conidia có đường kính 3-6micron. Đôi khi cũng có thể nhìn thấy cơ quan sinh sản của loài nấm này về giai đoạn cuối có màu nâu sang đen. Cành bào tử cũng có dạng như hoa cúc.

Bên cạnh các loại nấm mốc trên, còn có một số loài nấm mốc giống aspergillus như aspergillus parasiticus, A.oryzae, A.niger van Tieghem… Cũng là những loài nấm mốc rất độc gây hại trong nhà kho chứa nông sản bảo quản.

Chương13

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI NÔNG SẢN SAU THU HOẠCH1. Phòng trừ bằng luật lệ kiểm dịch thực vật 1. Phòng trừ bằng luật lệ kiểm dịch thực vật

Công tác KDTV được tiến hành nhằm ngăn chặn dịch hại từ xa, thực chất phải kiểm tra rất chặt chẽ dịch hại có khả năng lan truyền trên các tài nguyên thực vật. Công tác KDTV được thực hiện theo pháp lệnh KDTV của nhà nước Việt Nam, nhằm chống lại sự lan truyền của các sinh vật gây hại thuộc diện nguy hiểm, đặc biệt dịch hại trên hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu qua các của khẩu của nhà nước Việt Nam. Công tác KDTV không gây phiền nhiễu cho công tác xuất khẩu, hoặc nhập khẩu hàng hóa, mục tiêu chính là ngăn chặn được dịch hại là các đối tượng KDTV.

2.Phòng trừ bằng phương pháp vật lý

Banks (1981) cho rằng phòng trừ dịch hại bằng vật lí có nghĩa là thay đổi môi trường kho tàng, gây hiện tượng bất lợi cho dịch hại, hoặc tạo một sự ngăn cách, làm cho côn trùng không tiếp cận được…cụ thể là:

*Tổng vệ sinh nhà kho sạch sẽ, sâu mọt khó có điều kiện để lan truyền.

*Các đồ chèn lót trong kho thường xuyên được kiểm tra, giám sát dịch hại, nếu phát hiện dịch hại phải xử lý ngay.

*Việc bảo quản kín trong Silo kim loại hoặc Silo cao su đều có tác dụng ngăn cách dịch hại.

*Phơi sấy khô hàng hóa trong quá trình bảo quản, nhằm diệt sâu mọt.

*Giữ cho thủy phần của hạt ổn định từ 12-13% là hạn chế sâu mọt gây hại.

*Trong kho có thể điều chỉnh nhiệt độ xuống thật thấp, hi vọng sẽ giết chết được nhiều loài sâu mọt. Mọt răng cưa không gây hại dduwowcjowr điều kiện 10 độ C.

*Xử lý sâu mọt ở nhiệt độ cao, watera 1977 đưa ra nguyên tắc làm nóng hạt từ 48-85 độ C, mỗi giờ xử lý 2000 tấn lương thực…kết quả diệt mọt tốt.

*Bảo quản kín bằng CO2, vừa diệt sâu mọt do khả năng cách ly, vừa đảm bảo vệ sinh cho sản phẩm thu hoạch.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KIỂM DỊCH THỰC VẬT (Trang 73 -76 )

×