Tổn thất do dịch hại nông sản sau thu hoạch

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KIỂM DỊCH THỰC VẬT (Trang 56 - 57)

Năm 1954 theo thống kê của Kulacob (Liên Xô), hàng năm trên thế giới có khoảng 30 triệu tấn lương thực bảo quản trong kho tàng bị sâu mọt tiêu hủy, lượng lương thực này đủ nuôi sống 150 triệu người trong 1 năm, tương đương thu nhập lương thực của Việt Nam vào năm 1998. Tại các kho lưu trữ hàng hóa nhiều loại sâu mọt nấm mốc hại kho đã gây hiện tượng «cháy ngầm trong kho », ở Mỹ mặt hàng thuốc lá bị thiệt hại do ngài Ephstia elutella Hbs gây ra hàng năm hơn 2 triệu USD và thiệt hại trong ngô bảo quản do các loại mọt bột mì gây ra vào khoảng 28 triệu USD.

Hall (1970) thông qua nhiều báo cáo cho biết ở các nước Châu Mỹ Latinh thiệt hại sau thu hoạch ước tính vào khoảng 25 – 50% đối với các mặt hàng ngũ cốc và đậu đỗ, ở Châu Phi thiệt hại sau thu hoạch vào khoảng 30%. Những ngày qua ở khu vực Đông Nam Châu Á đã xảy ra một số vụ dịch hại rất lớn do côn trùng gây ra trên ngũ cốc, có một số nơi tổn thất lên tới 50%.

Theo tác giả do Powney (1963) ở Mỹ, mất mát hàng năm trong các kho dự trữ ngũ cốc thường dao động từ 15 – 23 triệu tấn, trong đó khoảng 7 triệu tấn do chuột phá hại và 8 – 16 triệu tấn do côn trùng phá hại, quy ra tiền khoảng 465 triệu USD.

Tổ chức FAO đã đánh giá trên thế giới bị tổn thất về ngũ cốc hàng năm do dịch hại trong kho gây ra khoảng 10%, nghĩa là 13 triệu tấn ngũ cốc bị mất mát do côn trùng phá hại cà 100 triệu tấn bị mất giá trị sử dụng (Wolpert, 1967), nhìn chung các nước nhiệt đới sự tổn thất do dịch hại trong kho gây ra cao hơn so với các nước vùng ôn đới.

Ở Việt nam, theo nghiên cứu của Lê Doãn Viên (viện công nghệ thực phẩm), tình trạng mất mát trong khu bảo quản lương thực do dịch hại gây ra khoảng 10% tổng sản lượng. Nhiều loại sâu mọt đã có sẵn từ ngoài đồng ruộng

như mọt gạo Sitophilus oryzea, mọt ngô Sitophilus zeamais , mọt đậu đỗ

Callosobruchus chinensis có khả năng xâm nhập vào kho tàng trong quá trình

thu hoạch bảo quản và chế biến nông sản. Gần đây ở nước ta đã có mọt thóc tạp

Tribolium confusum gây hại ở một số địa phương trong các kho bảo quản , mặc

dù trước năm 2000 loài này là đối tượng Kiểm dịch thực vật của Việt Nam , cũng như bệnh ghẻ bột khoai tây Spongospora subterranea đã xuất hiện ở một số tỉnh trồng khoai tây như tỉnh Bắc Ninh , Hải Dương ...cho đến nay cũng chưa có biện pháp trừ diệt được .

Năm 1982, tại tỉnh Thanh Hóa bệnh thối đen khoai lang Ceratostomella

fimbriaca đã làm mất mùa toàn bộ diện tích khoai lang của tỉnh do nhập giống

dây này từ Đài Loan và Trung Quốc.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KIỂM DỊCH THỰC VẬT (Trang 56 - 57)